SKKN Vận dụng tiếp cận phương pháp dạy học Flipped learning trong dạy học chương nitơ - Photpho nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh Lớp 11 Trung học phổ thông

docx 49 trang sangkien 26/08/2022 6140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng tiếp cận phương pháp dạy học Flipped learning trong dạy học chương nitơ - Photpho nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh Lớp 11 Trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_tiep_can_phuong_phap_day_hoc_flipped_learning.docx

Nội dung text: SKKN Vận dụng tiếp cận phương pháp dạy học Flipped learning trong dạy học chương nitơ - Photpho nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh Lớp 11 Trung học phổ thông

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ TÀI VẬN DỤNG TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC FLIPPED LEARNING TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG NITƠ - PHOTPHO NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Quảng Bình, tháng 12 năm 2018 0
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4 5. Phạm vi nghiên cứu 4 6. Giả thuyết khoa học 4 7. Phương pháp nghiên cứu 5 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận 5 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5 8. Những đóng góp của đề tài 5 PHẦN II. NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6 1.1.1.Trên thế giới 6 1.1.2. Ở Việt Nam 7 1.2. Phương pháp dạy học Flipped learning (lớp học đảo ngược) 7 1.2.1. Cơ sở lý luận về PPDH Flipped learning 7 1.2.1.1. Khái niệm về PPDH Flipped learning 7 1.2.1.2. Ưu điểm của PPDH Flipped learning 8 1.2.1.3. Những hạn chế và thách thức của PPDH Flipped learning (lớp học đảo ngược) 9 1.2.1.4. PPDH Flipped learning (lớp học đảo ngược) và tự học 10 1.2.2. Tổ chức dạy học theo phương pháp flipped learning 10 CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG TIẾP CẬN FLIPPED LEARNING TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG NITƠ PHOTPHO NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 12 2.1. Cơ sở để vận dụng thành công phương pháp dạy học Flippedlearning 12 2.2. Xây dựng bộ công cụ dạy học và kiểm tra đánh giá chương “Nitơ - Photpho” – Hoá học lớp 11 theo phương pháp dạy học Flippedlearning 14 1
  3. 2.2.1.Công cụ hỗ trợ dạy học trựctuyến 14 2.2.2. Công cụ và cách thức kiểm tra đánh giá 16 2.3. Tổ chức dạy học chương “Nitơ - Photpho” – Hoá học lớp 11 theo hướng vận dụng tiếp cận phương pháp dạy học Flippedlearning 17 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 27 3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 27 3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm 27 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 27 3.2. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm 27 3.2.1. Lựa chọn địa bàn, đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm 27 3.2.2. Tiến hành thực nghiệm sư phạm. 27 3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm 28 3.3.1.Kết quả các bài kiểm tra thựcnghiệm 28 3.3.2. Phân tích kết quả địnhlượng 30 3.3.3. Phân tích kết quả định tính 30 3.4. Các bài học rút ra từ thựcnghiệm 31 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33 1. Kết luận 33 2. Kiến nghị 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 PHỤ LỤC 2
  4. PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ khi bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự phát triển như vũ bão của công nghệ, tự động hoá và trí tuệ nhân tạo đã làm biến đổi xã hội và nền kinh tế toàn cầu. Để hội nhập với xu thế phát triển chungcủa thế giới, của thời đại, một yêu cầu hết sức cấp bách đang đặt ra cho nền giáo dục nước ta là phải liên tục đổi mới, hiện đại hoá nội dung và phương pháp dạy học. Giáo dục phải tạo ra những con người có năng lực, đầy tự tin, có tính chủ động, sáng tạo, có khả năng tự học và học tập suốt đời, dám chịu trách nhiệm và có khả năng thích ứng cao. Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Trong thời gian vừa qua, việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, là chìa “khoá mở” ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và bồi dưỡng phương pháp học tập mà cốt lõi là tự học là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay. Việc dạy học Hoá học hiện nay chủ yếu được thực hiện trên lớp theo bài trong sách giáo khoa. Trong phạm vi một tiết học, không đủ thời gian cho đầy đủ các hoạt động học của học sinh theo tiến trình sư phạm của một phương pháp dạy học tích cực, dẫn đến nếu có sử dụng phương pháp dạy học tích cực thì cũng mang tính hình thức, đôi khi còn máy móc dẫn đến kém hiệu quả, thời gian để học sinh ôn tập, hệ thống hoá lý thuyết và giải bài tập chưa nhiều. Vì vậy, việc tự học ở nhà của học sinh là rất quan trọng và cần thiết. Mà như chúng ta đã biết một trong những lợi ích hàng đầu của PPDH Flipped learning là phát triển năng lực tự học. 3
  5. Xuất phát từ những nhu cầu và thực trạng trên tôi chọn đề tài: “VẬN DỤNG TIẾP CẬNPHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC FLIPPED LEARNINGTRONG DẠY HỌC CHƯƠNG NITƠ - PHOTPHO NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về phương pháp dạy học Flipped learning – lớp học đảo ngược, thiết kế một số bài dạy trong phần nitơ – photpho theo hướng tiếp cận phương pháp dạy học Flipped learning nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về phương pháp dạy học Flipped learning – lớp học đảo ngược. - Thiết kế một số bài dạy trong phần nitơ – photpho theo hướng tiếp cận PPDH Flipped learning – lớp học đảo ngược. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng và các biện pháp đã đề xuất. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu: + Hệ thống kiến thức lý thuyết và bài tập chương Nitơ - Photpho chương trình hóa học lớp 11. + PPDH Flipped learning – Lớp học đảo ngược. 5. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Nghiên cứu khả năng vận dụng PPDH “Flipped learning” nhằm bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua chương Nitơ – photpho. - Địa bàn: Một số trường THPT tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. - Thời gian: Từ tháng 10/2017 đến tháng 10/2018. 6. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng có hiệu quả phương pháp dạy học Flipped learning sẽ giúp học sinh nâng cao năng lực tự học, từ đó sẽ giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tăng hứng thú với môn học vì vậy chất lượng dạy và học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông được nâng cao. 4
  6. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận - Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài. - Truy cập thông tin liên quan đến đề tài trên internet. - Phân tích và tổng hợp các tài liệu đã thu thập được. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát, điều tra. - Trao đổi kinh nghiệm với một số giáo viên khác. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thiết khoa học của đề tài. 8. Những đóng góp của đề tài - Bước đầu vận dụng tiếp cận PPDH Flipped learning trong quá trình dạy học hóa học ở trường THPT nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh. - Thiết kế một số giáo án theo hướng tiếp cận PPDH Flipped learning phần Nitơ – Photpho chương trình hoá học 11. - Là tài liệu tham khảo cho GV và HS trong quá trình dạy và học Hóa học ở trương THPT. 5
  7. PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1.Trên thế giới Năm 2007, Aaron Sams cùng với người đồng sự dạy hoá tại trường trung học Woodland Park là Jonathan Bergmann đã ghi lại bài giảng của mình và cung cấp cho HS, ban đầu chỉ là để giúp đỡ các HS vì nhiều lí do khác nhau đã không đến lớp đầy đủ nên không theo kịp bài. Từ đó họ đã xây dựng nên PPDH Flipped learning, làm thay đổi hoàn toàn cách dạy của GV và cách học của HS. Sau đó PPDH Flipped learning đã phát triển và lan rộng trên toàn nước Mỹ và các nước có nền giáo dục phát triển như Úc, các nước châu Âu. Ở Mỹ, theo một cuộc khảo sát do Sophia Learning và Flipped Learning Network tiến hành vào hồi tháng 5/2014, kết quả như sau: Tỉ lệ giáo viên áp dụng PPDH Flipped learning ở Mỹ vào năm 2012 là 48% thì đến năm 2014 đã tăng lên 78%. Đến nay, con số này còn tăng lên đáng kể và trong tương lai, sẽ có nhiều hơn nữa những ứng dụng mô hình dạy học đảo ngược này trong dạy và học. Ngoài ra, các giáo viên tham gia khảo sát đều đồng ý rằng PPDH Flipped learning giúp thái độ học tập trong lớp được cải thiện rất nhiều và điểm số của học sinh tăng lên 67% so với cách học truyền thống. Ngoài ra, 3/4 trong tổng số 180.000 học sinh trung học tham gia cuộc khảo sát Speak Up năm 2013 cũng đồng ý rằng Flipped learning mang lại hiệu quả học tập cao hơn so với bình thường. Với những ưu điểm trên, Flipped Classroom được nhiều cơ sở giáo dục ở Mỹ áp dụng trong giảng dạy, chủ yếu ở các bậc trung học và đại học. Ở Hàn Quốc, PPDH Flipped learning đã được Viện khoa học và công nghệ Quốc gia Ulsan (UNIST) và Viện khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) giới thiệu vào năm 2012. Và khoảng 250 trường tiểu học và trung học tổ chức học tập theo hình thức học tập này. Dạy học đảo ngược là một trong 5 xu hướng dạy học chính tại Mỹ ở thời điểm hiện tại, các trường áp dụng phương pháp dạy học này không ngừng tăng và hoàn thiện hơn. Đây chính là xu hướng dạy học trong thời đại mới, thời đại CNTT và giáo dục chú trọng lấy HS làm trung tâm, phát triển HS một cách toàn diện và trên tinh thần học mọi lúc, mọi nơi và học tập suất đời. 6
  8. 1.1.2. Ở Việt Nam Hiện nay ở Việt Nam, đã có một số cơ sở giáo dục sử dụng PPDH Flipped learning trong giảng dạy như Đại học FPT, Anh ngữ Việt Mỹ VATC, Trung tâm Anh ngữ Quốc tế Apollo và các trang web giáo dục trực tuyến như Zuni.vn và Moon.vn. Đại học FPT đã triển khai mô hình này trên 4 lớp với 100 sinh viên. Kết quả cho thấy, số sinh viên thi đỗ thực hành tại Đại học FPT tăng từ 30% ở các lớp thông thường lên 53% khi áp dụng Flipped learning. Tuy đã có một số đơn vị giáo dục áp dụng mô hình Flipped learning, nhưng con số này còn quá khiêm tốn. Một trong những khó khăn lớn nhất cản trở sự phát triển và phổ biến của mô hình Flipped learning là vì chúng ta vẫn chưa có một bộ công cụ quản lý lớp học hiệu quả cho đại đa số giáo viên. Những năm gần đây cũng đã có một số bài báo giới thiệu phương pháp này đến với nhiều giáo viên, có thể đề cập như bài báo “Lớp học nghịch đảo–Phương pháp dạy học kết hợp trực tiếp và trực tuyến” của tác giả NguyễnVănLợi, Khoa Sư phạm, Đại học Cần Thơ đăng trên Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, Số 34 (2014) Trang: 56-61.Tuy nhiên, do điều kiện thực tế chưa ủng hộ, nên việc áp dụng cụ thể hóa phương pháp này vẫn còn nhiều hạn chế. Tại các trường THPT, khái niệm “học tập đảo ngược” vẫn còn khá mới mẻ đối với GV. Qui trình xây dựng và tổ chức học tập đảo ngược cũng chưa có nhiều nghiên cứu trong điều kiện của Việt Nam. Bên cạnh đó, GV và sinh viên sư phạm cũng chưa được giới thiệu hay đào tạo nhiều theo PPDH này. 1.2. Phương pháp dạy học Flipped learning (lớp học đảo ngược) 1.2.1. Cơ sở lý luận về PPDH Flipped learning 1.2.1.1. Khái niệm về PPDH Flipped learning Theo Brame (2013):“Đối với lớp học đảo ngược, người học sẽ phải tự làm việc với bài giảng trước thông qua đọc tài liệu, tóm tắt tài liệu, nghe giảng thông qua các phương tiện hỗ trợ như băng hình, trình chiếu PowperPoint, và khai thác tài liệu trên mạng. Bài giảng trở thành bài tập ở nhà mà người học phải chuẩn bị trước khi lên lớp. Toàn bộ thời gian trên lớp sẽ dành cho các hoạt động giải bài tập, ứng dụng lí thuyết bài giảng vào giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm để xây dựng hiểu biết dưới sự hướng dẫn của giáo viên; thay vì thuyết giảng, trong lớp học giáo viên đóng vai trò là người điều tiết hỗ trợ, có thể giúp học sinh giải quyết những điểm khó hiểu trong bài học mới”. 7