SKKN Vận dụng sơ đồ tư duy cho học sinh trong hoạt động củng cố bài học - Môn Giáo dục công dân Khối 10

doc 13 trang sangkien 27/08/2022 7801
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng sơ đồ tư duy cho học sinh trong hoạt động củng cố bài học - Môn Giáo dục công dân Khối 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_van_dung_so_do_tu_duy_cho_hoc_sinh_trong_hoat_dong_cung.doc

Nội dung text: SKKN Vận dụng sơ đồ tư duy cho học sinh trong hoạt động củng cố bài học - Môn Giáo dục công dân Khối 10

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Nam Hà Mã số: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ BÀI HỌC - MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN KHỐI 10 Người thực hiện: PHẠM THỊ KIM TƯƠI Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn GDCD Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác Có đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2010 - 2011 1
  2. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN: 1. Họ và tên: PHẠM THỊ KIM TƯƠI 2. Ngày tháng năm sinh: 13 - 10 - 1982 3. Nam / nữ : nữ 4. Địa chỉ: 18 l khu phố 4, phường Tân Phong, Biên Hoà, Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613.827992 (NR) 6. Fax: E-mail: tuoithao@gmail.com 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nam Hà II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2005 - Chuyên ngành đào tạo: ĐHSP TP Hồ Chí Minh ngành Giáo dục chính trị III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC: - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn GDCD - Số năm có kinh nghiệm: 05 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 2
  3. Tên sáng kiến kinh nghiệm: VẬN DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ BÀI HỌC - MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN KHỐI 10 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Hưởng ứng công cuộc đổi mới trong giáo dục ở nước ta hiện nay mà trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông là tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên, nhằm phát triển tư duy độc lập, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, tự bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và vui thích trong học hành. Để thực hiện mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo triết lý lấy người học làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết. Bản chất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tíchcực,độclập, sáng tạo của người học. Để làm được điều đó thì vấn đề đầu tiên mà người giáo viên cần nhận thức rõ ràng là quy luật nhận thức của người học. Người học là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ chứ không phải là “cái bình chứa kiến thức” một cách thụ động. Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy. Học sinh chỉ học bài nào biết bài đấy, cô lập nội dung của các môn, phân môn mà chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau vì vậy mà chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp các em giải quyết được các vấn đề trên và nâng cao hiệu quả học tập. Từ thực trạng trên, tôi hình thành ý tưởng đó là ứng dụng sơ đồ tư duy trong củng cố nội dung bài học để có thể phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân cũng như hiệu quả học tập. Với lý do trên tôi lựa chọn đề tài “ứng dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động củng cố bài học – môn giáo dục công dân khối 10”. I. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi: - Đây là phương pháp học tập mới thoải mái, vui vẻ và sáng tạo, thú vị . - Đây là xu thế chung của giáo dục Việt Nam nên đựơc sự ủng hộ từ các cấp, xã hội, phụ huynh, học sinh 3
  4. - Chương trình môn Giáo dục công dân lớp 10 có nhiều nội dung phù hợp với phương pháp củng cố bài bằng sơ đồ tư duy phát huy hiệu quả cao khi giáo viện tổ chức cho học sinh làm việc - Về cơ sở vật chất đã có một số đổi mới tạo đìêu kiện cho hoạt động học tập: phòng CNTT, đèn chiếu, bảng phụ - Giáo viên được đào tạo và tập huấn đổi mới phương pháp dạy học về sử dụng lược đồ tư duy trong giảng dạy. - Xã hội hiện nay tạo điều kiện cho con người (giáo viên và học sinh) có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin từ nhiều phương tiện khác nhau. - Phương pháp sử dụng sơ đỏ tư duy trong củng cố bài phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, khắc phục được sự nhàm chán của phương pháp dạy học truyền thống. Vì vậy, gây hứng thú cho người học, kích thích học sinh tư duy tích cực. 2. Khó khăn: - Đây là phương pháp dạy học mới nên giáo viên và học sinh không tránh khỏi lung túng trong một số kĩ năng như sưu tầm, xử lý thông tin, vẽ, ý tưởng - Nội dung môn GDCD 10 mới, khô,nặng tính triết học, khó, dài nên giáo viên khó dạy, học sinh khó học. - Đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kĩ năng khác ngoài kĩ năng sư phạm. - Giáo viên khó khăn trong việc đánh giá cụ thể hiệu quả làm việc của từng học sinh. - Cơ sở vật chất có đổi mới nhưng chưa thực sự phù hợp : Số học sinh, không gian lớp học, trang thiết bị, đồ dung dạy học, thời gian tiết học - Năng lực học sinh không đồng đều nên đôi khi việc vẽ sơ đồ tư duy trong học tập là sự máy móc không hiệu quả. - Tài liệu tham khảo đặc thù phục vụ cho môn GDCD 10 không phong phú, chưa phổ biến - Quan niệm của xã hội, gia đình, và đặc biệt là học sinh đối với bộ môn naỳ còn khá lệch lạc: không đầu tư, không chú ý thậm chí là xem thường hoặc học cho xong 3. Số liệu thống kê a. Nhóm lớp GV thường xuyên áp dụng phương pháp dùng sơ đồ tư duy trong hoạt động củng cố bài học : LỚP SỐ HS GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH 10C3 47 18 38.30% 29 61.70% 0 0.00% 11C4 46 18 39.13% 27 58.70% 1 2.17% 10C5 46 7 15.22% 33 71.74% 6 13.04% 10C6 44 5 11.36% 33 75.00% 6 13.64% 1OC9 43 5 11.63% 32 74.42% 6 13.95% b. Nhóm lớp GV không thường xuyên áp dụng phương pháp dùng sơ đồ tư duy trong hoạt động củng cố bài học : LỚP SỐ HS GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH 10C8 44 1 2.27% 43 97.73% 0 0.00% 4
  5. 11C7 45 5 11.11% 32 71.11% 8 17.78% c. Nhóm lớp GV không áp dụng phương pháp dùng sơ đồ tư duy trong hoạt động củng cố bài học : LỚP SỐ HS GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH 10C10 45 1 2.22% 33 73.33% 11 24.44% II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận: Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về Sơ đồ tư duy được phát minh bởi Tony Buzan, tôi nhận thấy rằng Sơ đồ tư duy là công cụ tư duy mang tính tự nhiên, nếu vận dụng vào dạy học sẽ gây cảm hứng và niềm say mê học tập cho học sinh. Đặc biệt, Sơ đồ tư duy rất phù hợp cho việc đọc, ôn tập, ghi chú Có thể nói, đây là công cụ vô giá không những giúp cho học sinh mà cả giáo viên trong việc thu thập, phân loại thông tin. Sơ đồ tư duy chính là một bức tranh tổng thể về chủ đề đang hướng tới để mỗi cá nhân có thể hiểu được bức tranh đó, nắm bắt được diễn biến của quá trình tư duy theo nhóm đang diễn ra đến đâu, đang ở nhánh nào của sơ đồ tư duy và tổng quan toàn bộ kết quả của nhóm ra sao. Điều này giúp tiết kiệm thời gian làm việc trong học tập do các thành viên không mất thời gian giải thích ý tưởng của mình thuộc ý lớn nào. Trong quá trình học tập có rất nhiều ý kiến trong khi đó mỗi người luôn giữ chính kiến của mình, không hướng vào mục tiêu đã đề ra dẫn đến không rút ra được kết luận cuối cùng. Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ khắc phục được những hạn chế đó bởi sơ đồ tư duy tạo nên sự đồng thuận trong nhóm, các thành viên đều suy nghĩ tập trung vào một vấn đề chung cần giải quyết, tránh được hiện tượng lan man và đi lạc chủ đề. Không những vậy, sơ đồ tư duy đa tạo nên sự cân bằng giữa các cá nhân và cân bằng trong tập thể. Mọi thành viên đều đóng góp ý kiến và cùng nhau xây dựng nên sơ đồ tư duy của cả nhóm. Các thành viên tôn trọng ý kiến của nhau và các ý kiến đều được thể hiện trên sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy là một công cụ tư duy thực sự hiệu quả bởi nó tối đa hoá được nguồn lực của cá nhân và tập thể. Mỗi thành viên đều rèn luyện được khả năng tư duy, kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp cho các thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống. Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn. Chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy, bất kỳ thành viên nào của nhóm cũng có thể thuyết trình được nội dung bài học. Sơ đồ tư duy cung cấp cho ta cái nhìn chi tiết và cụ thể. Khi mọi người tập trung vào chủ đề ở giữa thì bộ não của mỗi thành viên đều hướng tới trọng tâm tạo nên sự đồng thuận tập thể, cùng hướng tới một mục tiêu chung và định hướng được kếtquả. 5
  6. Các nhánh chính của sơ đồ tư duy đưa ra cấu trúc tổng thể giúp các thành viên định hướng tư duy một cách logic. Bên cạnh đó, các nhánh phụ kích thích tính sáng tạo đồng thời hiểu được tư duy cũng như sự tích cực của mỗi thành viên. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1. Khái niệm: 2.2 Biện pháp : Để thực hiện việc củng cố nội dung bài học thông qua sơ dồ tư duy tôi thực hiện 2 giai đoạn sau : Giai đoạn 1: Hướng dẫn học sinh cách ghi chép bài một cách hệ thống theo định hướng mới “chống đọc chép” tạo tiền đề cho việc vận dụng sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức và tăng cường khả năng tự học. + Biện pháp 1: Giới thiệu cho học sinh các kiểu ghi bài trong và ngoài lớp học. - Qua tìm hiểu nhiều tài liệu, tôi biết được có những cách ghi chép như sau: ▪ Ghi chép theo kiểu đề mục ▪ Ghi chép theo kiểu trích dẫn ▪ Ghi chép theo kiểu luận đề ▪ Ghi chép theo kiểu tự do - Từ đầu năm học, theo định hướng của ngành chống đọc chép, tôi đã giới thiệu đến học sinh các kiểu ghi chép trên. Thực tế, các kiểu ghi chép này các em cũng đã thực hiện rồi nhưng ít được biết đến tên và tác dụng cũng như hiệu quả của từng kiểu ghi. Thông thường, tôi nhận thấy ở trường học sinh thường được hướng dẫn ghi chép bài học theo kiểu đề cương, trích dẫn và luận đề còn cách ghi chép theo kiểu tự do dành cho việc dự hội thảo hay chuyên đề - Điều đáng quan tâm là các kiểu ghi chép trên nếu được kết hợp với việc hệ thống kiến thức bài học củng cố bài học theo kiểu Sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn, gây hứng thú và niềm đam mê học tập hơn cho học sinh. + Biện pháp 2: Hình thành thói quen ghi chép có hệ thống . Thật vậy, biết cách ghi chép bài sẽ giúp học sinh vừa ghi nhận lại thật tốt những kiến thức giáo viên cung cấp, vừa giúp cho các kiến thức ấy "đi thẳng vào 6
  7. đầu" học sinh một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn. Để cải thiện việc ghi chép của mình, tôi đã yêu cầu học sinh cần lưu yùù: Làm bài tập về nhà trước khi đến lớp, xem trước bài học mới. Đi học đầy đủ, nếu bạn bỏ một buổi học thì bạn phải mượn vở của bạn cùng lớp để ghi lại. Hãy để mỗi bài ghi chép ở một trang giấy riêng. Ngoài các loại bút thông thường, học sinh cần trang bị thêm các loại bút dạ quang để làm nổi những thông tin quan trọng. Dùng các ký hiệu để ghi bài nhanh hơn. Chú ý lắng nghe những lời giảng của giáo viên. Không cần ghi lại mọi lời giảng của giáo viên mà hãy tư duy để ghi những điều quan trọng nhất. Luôn động não chứ đừng chỉ ghi chép như một cái máy. Nếu bỏ lỡ thông tin nào, hãy cách ra vài dòng để bổ sung sau, bằng cách hỏi lại giáo viên hay các bạn khác. Dành khoảng thời gian để xem xét lại những ghi chép. Ghi chép khi đọc một thông tin, một bài học mới nào đó ở sách giáo khoa sẽ giúp bạn nhớ được các thông tin đó. Qua việc hướng dẫn cách ghi bài nói trên, tôi nhận thấy học sinh dần dần có những thay đổi đáng kể. Cụ thể, các em đã tự tin hơn trong việc ghi chép ở lớp và chuẩn bị bài soạn ở nhà thông qua sự hướng dẫn của tôi. Và, tôi nghĩ rằng việc hệ thống kiến thức sẽ rất dễ dàng với các em khi các em đã quen với việc viết bài có hệ thống như trên. Giai đoạn 2: Thay đổi cách củng cố bài học thông qua sơ đồ tư duy. o Để tổ chức hiệu quả, tôi phải chuẩn bị như sau: a. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh ▪ Đối với giáo viên: ✓ Chuẩn bị các sơ đồ ôn bài sao cho phù hợp nhất với từng bài. 7