SKKN Tích hợp kiến thức liên môn Văn - Sử - Địa trong giảng dạy Tiết 1, Bài 14 môn Giáo dục công dân 10

doc 14 trang sangkien 31/08/2022 2760
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp kiến thức liên môn Văn - Sử - Địa trong giảng dạy Tiết 1, Bài 14 môn Giáo dục công dân 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_van_su_dia_trong_giang_day.doc

Nội dung text: SKKN Tích hợp kiến thức liên môn Văn - Sử - Địa trong giảng dạy Tiết 1, Bài 14 môn Giáo dục công dân 10

  1. Nguyễn Tiến Triển – Tích hợp kiến thức liên môn V - S - Đ trong giảng dạy T1 - B14 - GDCD 10 Nghĩa Hưng, ngày 23 tháng 5 năm 2014 TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN VĂN - SỬ - ĐỊA TRONG GIẢNG DẠY TIẾT 1 - BÀI 14 - GDCD 10 I/ ĐẶT VẤN ĐỀ Tích hợp kiến thức liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhất là đối với môn Giáo dục công dân. Vận dụng nguyên tắc này không chỉ phát huy tính tích cực học tập, mà còn hình thành cho học sinh kĩ năng sống và giải quyết các vấn đề của cuộc sống; đồng thời không chỉ giúp giáo viên dạy môn Giáo dục công dân khẳng định được vị trí quan trọng của môn học, mà còn thay đổi được cách nhìn nhận chưa đúng của xã hội về môn học này. Trong những năm gần đây, tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học đã và đang được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam. Nguyên tắc này được thực hiện ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học trong đó có môn Giáo dục công dân - một môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc giảng dạy môn học này chưa đạt được hiệu quả thực sự bởi nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là dạy học theo quan niệm cũ (giáo viên là trung tâm của hoạt động dạy - học), chưa phù hợp. Bởi lẽ, môn học này giáo dục cho người học những phẩm chất và kĩ năng sống, do đó việc dạy học đòi hỏi phải có tính thực tiễn cao, trong khi đó dạy học theo quan niệm cũ thường nặng về truyền thụ lí thuyết, mang nặng tính hàn lâm kinh viện mà thiếu thực tiễn. Nhận thức được vấn đề đó, nhiều giáo viên dạy Giáo dục công dân đã tích cực tiếp cận quan niệm dạy học mới, theo mục tiêu của dạy học hiện đại là hướng học sinh vào trung tâm. Quá trình đổi mới bước đầu đã mang lại một số kết quả nhất định nhưng vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. Hiện nay, khi mà tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học đang được các nước phát triển sử dụng phổ biến thì ở nước ta nguyên tắc này còn khá xa lạ và mới mẻ, thậm chí nhiều giáo viên còn không biết đến khái niệm, bản chất của dạy học tích hợp là gì? Vì vậy, làm rõ hơn tính tích cực và khả năng vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn Giáo dục công dân sẽ giải đáp được phần nào những trăn trở của giáo viên về nguyên tắc dạy học này. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, tôi không có tham vọng chỉ rõ phương thức, kỹ thuật, hay tất cả những nội dung nào cần được tích hợp; cũng như không đưa ra một giáo án tích hợp hoàn chỉnh nào đó mà chỉ giới thiệu những nội dung cần và nên được tích hợp trong một tiết học cụ thể, đó là: Tích hợp kiến thức liên môn Văn - Sử - Địa trong giảng dạy Tiết 1 - Bài 14 - Giáo dục công dân 10. 1
  2. Nguyễn Tiến Triển – Tích hợp kiến thức liên môn V - S - Đ trong giảng dạy T1 - B14 - GDCD 10 II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Hiểu như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau, là tính liên kết và tính toàn vẹn. Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa các thành phần kết hợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được tiếp thu, tác động một cách riêng rẽ, không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình huống. Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Khoa học sư phạm nhấn mạnh dạy tích hợp là dạy cách tìm tòi sáng tạo và cách vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau. Tức là, dạy cho học sinh biết cách sử dụng kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống cụ thể, có ý nghĩa nhằm mục đích hình thành, phát triển năng lực. Đồng thời chú ý xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng khác nhau của các môn học hay các phân môn khác nhau để bảo đảm cho học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình vào giải quyết các tình huống tích hợp. Và, như chúng ta biết: Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tuợng. Như vậy, các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau, tồn tại trong sự tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Sự thay đổi sự vật, hiện tượng này có thể bắt nguồn từ sự thay đổi sự vật hiện tượng khác, và đồng thời nó sẽ ảnh hưởng đến một sự vật, hiện tượng khác nữa. Do đó, khi nhận thức về một vấn đề, chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ rồi vội vàng kết luận bản chất và quy luật của chúng. Vì vậy, để nhận thức đúng đắn một vấn đề phải đặt chúng trong mối liện hệ giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng đó, trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp, trên cơ sở đó ta mới nhận thức đúng và đầy đủ một vấn đề. 2
  3. Nguyễn Tiến Triển – Tích hợp kiến thức liên môn V - S - Đ trong giảng dạy T1 - B14 - GDCD 10 III/ CƠ SỞ THỰC TIỄN Nhìn chung, trên thế giới, nhiều nước có xu hướng tích hợp các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân để tạo thành môn học mới, với hình thức tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn. Xu hướng thứ hai là việc thực hiện quan điểm tích hợp nhưng không tạo môn học mới. Đại diện cho xu hướng này là Cộng hòa Liên bang Đức, Hà Lan Ở Việt Nam, thời Pháp thuộc quan điểm tích hợp đã được thể hiện trong một số môn học của trường tiểu học. Từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựng môn Tự nhiên - Xã hội theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện và đã được thiết kế đưa vào dạy học từ lớp 1 đến lớp 5. Cho đến nay việc nghiên cứu quan điểm tích hợp trong quá trình dạy học chưa được thực hiện một cách hệ thống, đầy đủ, đặc biệt là ở bậc trung học. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do yêu cầu của xã hội, nhiều nội dung mới đã được tích hợp vào các môn học, nhất là đối với môn Giáo dục công dân: Nếu như giai đoạn trước là yêu cầu tích hợp, lồng ghép các vấn đề giáo dục pháp luật an toàn giao thông trong trường học thông qua việc thực hiện công văn liên bộ giữa Bộ Giáo dục - đào tạo và Bộ Giao thông vận tải Kế tiếp là tích hợp, lồng ghép các môn học về giáo dục quốc phòng; giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản vị thành niên; giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục giá trị, kỷ năng sống; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Và gần đây là việc tích hợp, lồng ghép giáo dục chương trình phòng chống tham nhũng; phòng chống tác hại game online có nội dung bạo lực, không lành mạnh cũng đang được Bộ Giáo dục - đào tạo “gửi gắm” vào bộ môn Giáo dục công dân. Như thế, có thể nói, giáo viên Giáo dục công dân đã được làm quen và vận dụng nguyên tắc dạy học tích hợp từ khá sớm. Thế nhưng, trong thực tế giảng dạy, phần lớn giáo viên đã vận dụng nguyên tắc này một cách sơ sài, hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức độ liên hệ thông thường, thậm chí có giáo viên còn bỏ qua nên chưa phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh, chưa đạt được hiệu quả trong giảng dạy của giáo viên. Vì vậy, có thể nói, việc nắm bắt bản chất, phương thức, kĩ thuật, nội dung tích hợp (nhất là việc tích hợp những nội dung kiến thức của các bộ môn liên quan: Văn - Sử - Địa ), cũng như tầm quan trọng và hiệu quả của nguyên tắc dạy học này vẫn còn là điều khá xa lạ và mới mẻ đối với giáo viên Giáo dục công dân hiện nay. Và vì vậy, với đề tài này, tôi xin mạnh dạn giới thiệu những nội dung cần và nên được tích hợp trong giảng dạy Tiết 1 - Bài 14 - Giáo dục công dân 10(1) để cùng tham khảo. Chú thích: (1) Để thuận tiện, tôi xin giới thiệu theo bố cục (từng phần, mục cụ thể) của bài học. 3
  4. Nguyễn Tiến Triển – Tích hợp kiến thức liên môn V - S - Đ trong giảng dạy T1 - B14 - GDCD 10 IV/ NHỮNG NỘI DUNG CỤ THỂ TÍCH HỢP TRONG BÀI HỌC Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Tiết 1) 1. Lòng yêu nước a. Lòng yêu nước là gì ? Để giảng dạy phần này thì không gì tốt hơn là liên hệ, phối hợp với các kiến thức Văn học, ví dụ tốt nhất chính là đoạn thơ của Chế Lan Viên mà sách giáo khoa đã đưa ra: Ôi! Tổ quốc, ta yêu như máu thịt, Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng! Ôi Tổ quốc! Nếu cần, ta chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông - Sao chiến thắng - Từ đó, (thông qua Thảo luận lớp) giáo viên phân tích kết luận: - Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc. - Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất và gần gũi nhất đối với con người như yêu gia đình, yêu người thân, yêu những thành quả lao động do mình tạo ra, yêu nơi mình đã sinh ra và lớn lên Những tình cảm giản dị ban đầu đó dần dần phát triển thành tình cảm gắn bó với làng xóm, quê hương và được nâng lên thành lòng yêu nước - Tấm gương sáng về lòng yêu nước là vị Cha già kính yêu của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã cống hiến cả cuộc đời mình vì đất nước b. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam Khi giảng dạy phần này, trước hết, giáo viên cần phân tích chỉ rõ: “Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của đân tộc Việt Nam, là cội nguồn của các giá trị truyền thống khác ”, sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng các kiến thức liên môn Văn - Sử - Địa và những hiểu biết xã hội khác để tiến hành Thảo luận nhóm, tìm hiểu về các biểu hiện của lòng yêu nước Việt Nam. Khi các nhóm trình bày, giáo viên nên trình chiếu các hình ảnh minh họa để giờ học thêm sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh(1) * Nhóm 1: Vận dụng kiến thức Văn học, Địa lý và các hiểu biết xã hội khác để thảo luận về tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước: Chú thích: (1) Xem Phụ lục. 4