SKKN Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ ở trên lớp trong dạy học tiếng Anh – THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ ở trên lớp trong dạy học tiếng Anh – THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_van_dung_phuong_phap_day_hoc_hop_tac_theo_nhom_nho_o_tr.doc
Nội dung text: SKKN Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ ở trên lớp trong dạy học tiếng Anh – THPT
- Sang kien kinh nghiem Nguyen Kim Chung mở đầu I- Lý do chọn đề tài Cùng với sự thay đổi lớn lao của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, nước ta đang có sự “chuyển mình” trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việt Nam đang phấn đấu trở thành một quốc gia có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Đứng trước thực tế đó, ngành giáo dục và đào tạo Việt nam đang đứng trước những thách thức và vận hội mới. Nó đòi hỏi phải có những đổi mới trong hệ thống giáo dục mà nghị quyết Trung ương (Khoá 8) đã nêu: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học. Đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh” Mục 2, điều 4 trong luật giáo dục của nước ta nêu rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học , bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” Thực tế từ những năm 90, việc đổi mới về mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa tiếng Anh ở bậc trung học phổ thông theo những định hướng của cải cách giáo dục đã được tiến hành và đã tạo ra những tiền đề quan trọng cho việc đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh . Các nhà giáo dục tâm huyết đã ra sức tìm tòi và thử nghiệm nhiều phương pháp dạy học mới:” Dạy học theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm”, nhằm phát huy tích tích cực, tư duy sáng tạo, chủ động của học sinh nâng cao hiệu quả và chất lượng quá trình dạy học. Trong hoàn cảnh hiện tại của Việt nam đang ở chặng đầu của con đường đổi mới, giáo dục còn nhiều khó khăn, điều kiện đầu tư cho cơ sở vật chất còn hạn chế như: thiếu phòng học, dụng cụ tài liệu, lớp quá đông Vậy làm thế nào để áp dụng được các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng giảng 1
- Sang kien kinh nghiem Nguyen Kim Chung dạy môn tiếng Anh – một môn học mà học sinh từ trước đến nay vẫn coi là môn “phụ”, môn “học thuộc lòng”? Làm thế nào để học sinh khắc phục được tâm lí này? Để học sinh trở nên yêu thích hứng thú với bộ môn, giờ học không cảm thấy nhàm chán, tẻ nhạt và đồng thời cũng khắc phục những điểm hạn chế do hoàn cảnh hiện tại của nước nhà. Với những điều kiện đòi hỏi trên, một trong những phương pháp học tập có tính khả thi là dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. Bởi phương pháp này không đòi hỏi điều kiện học tập gì đặc biệt, lại không phụ thuộc quá nặng nề vào “cá tính “hay “khả năng đặc biệt” của người dạy giống như nhiều các phương pháp dạy học khác. Đối với phương pháp dạy học hợp tác nhóm thì các nhiệm vụ học tập được giải quyết không phải bởi từng cá nhân riêng rẽ mà là sự phối hợp, sự hợp tác của các thành viên trong một nhóm. Việc phối hợp học tập theo cả chiều đứng (thày –trò) và chiều ngang (trò –trò) tạo điều kiện cho học sinh nhận thức từ hai phía thầy và bạn. Chính trong quá trình học tập chung đó các em được trao đổi thảo luận học hỏi lẫn nhau, được khẳng định mình trong nhóm, tập thể tạo nên bầu không khí dân chủ trong lớp học. Đồng thời học tập nhóm còn rèn luyện tính độc lập, tự chủ, khả năng diễn đạt, lập luận vấn đề, sự hợp tác tương trợ lẫn nhau, ý thức cộng đồng, tính kỷ luật,vv Từ đó giúp cho học sinh có thể thích ứng nhanh với những đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội và hướng học sinh vào chuẩn bị cho cuộc sống chứ không phải chuẩn bị cho thi cử. Đây cũng chính là mục đích cuối cùng của dạy học. Hiện nay, trên thế giới phương pháp dạy học hợp tác nhóm đã được nghiên cứu, vận dụng và thu được nhiều thành tựu. Song ở Việt nam phương pháp này mới chỉ vận dụng ở một số ít môn học như: giáo dục thể chất, năng khiếu, Chính vì vậy cần phải nghiên cứu vận dụng phương pháp dạy học này trong dạy học nói chung và môn tiếng Anh nói riêng ở nhà trường trung học phổ thông Việt nam. Xuất phát từ những tiền đề lí luận và thực tiễn trên tôi chọn đề tài: 2
- Sang kien kinh nghiem Nguyen Kim Chung “Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ ở trên lớp trong dạy học tiếng Anh – THPT”. II- Mục đích nghiên cứu: Đề tài xác định cơ sở lí luận và qui trình của việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ vào dạy học tiếng Anh - Trung học phổ thông . Việc thực hiện phương pháp này nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh. III- đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp học tập hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học tiếng Anh ở nhà trường trung học phổ thông. Học sinh phổ thông các khối lớp 10, 11, 12 ở trường THPT Ngoc Hoi. Chương I Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng Phương pháp dạy học hợp tác theonhóm nhỏ trong dạy học MON TIENG ANH I. Cơ sở lí luận của việc dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ 1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu: ở Việt Nam, phương pháp học tập hợp tác nhóm đã được tổ chức dạy học từ lâu như: “Học thày không tày học bạn”. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, chúng ta từng có phong trào học tập dân chủ “Bình dân học vụ” học tập tổ, nhóm. Phong trào: “Đôi bạn cùng tiến” được Hội đồng đội Trung ương phát động trong thời gian dài cả trong kháng chiến và đến tận bây giờ vẫn được duy trì. Trên thực tế ở những vùng dân cư thưa thớt như vùng sâu vùng xa, vùng núi cao hẻo lánh, chúng ta đã tổ chức dạy học theo các lớp ghép 2, 3 đến 4 trình độ trong một lớp. Việc tổ chức dạy học lớp ghép như vậy cũng là dựa trên nền tảng của tổ chức dạy học theo nhóm cùng trình độ. Những năm cuối của thế kỷ XX, học tập nhóm ở Việt Nam luôn diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau: như nhóm tự quản, nhóm học tập, ở một số môn học như: thể dục, thủ công, âm nhạc, ngoại khoá, sinh hoạt câu lạc bộ vv Gần đây, 3
- Sang kien kinh nghiem Nguyen Kim Chung với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học, các nhà nghiên cứu lý luận dạy học đưa ra bốn đặc trưng cơ bản: - Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động độc lập của học sinh. - Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. - Tăng cường học tập cá thể kết hợp học tập hợp tác. - Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò. Trong số các nhà giáo dục đã nghiên cứu vấn đề học tập nhóm có bài viết: “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” và “Phương pháp cùng tham gia” của tác giả Trần Bá Hoành đã đề cập tới việc tổ chức học tập hợp tác theo nhóm với ý nghĩa là một trong những phương pháp dạy học tích cực.Theo tác giả thì “học sinh cần học bằng cách làm chứ không chỉ bằng cách nghe giáo viên giảng. Dạy học theo nhóm tạo nên môi trường hợp tác trò- trò; thầy trò giúp đỡ lẫn nhau, trong đó học sinh là trung tâm, giáo viên không còn độc chiếm diễn đàn”. Tiến sĩ Vũ Hào Quang cũng đã đề cập nhiều đến việc phân nhóm và quản lí nhóm trong cuốn “Xã hội học quản lí”. Hiện tượng phân nhóm được ông thể hiện theo phép đồ hoạ bằng hình vẽ A c’ b’ B C a’ Theo cách nắm bắt nhóm bằng hình vẽ chúng ta có thể nói rằng trong một tập thể nào đó, cá nhân A nằm trong quan hệ với cá nhân B và C. Quyền thành viên chỉ ra sự gia nhập của một cá nhân vào nhóm đã được xác định (a’, b’, c’). Việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ không đơn giản là chỉ áp dụng một cách máy móc phương pháp này vào quá trình dạy học. Nó tuỳ 4
- Sang kien kinh nghiem Nguyen Kim Chung thuộc vào môn học, điều kiện học tập, đối tượng học sinh, tính chất bài học và năng lực sư phạm của người thày tổ chức hình thức này như thế nào có hiệu quả. Bởi vậy việc nghiên cứu và vận dụng tổ chức cho học sinh học tập hợp tác theo nhóm trong quá trình dạy học môn tiếng Anh ở trường trung học phổ thông vẫn luôn là vấn đề mới mẻ và thú vị. Đây là một vấn đề cần sớm được tiến hành trong dạy học nhằm đáp ứng các yêu cầu của quá trình đổi mới đặt ra đối với môn tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông hiện nay. 2. Một số đăc điểm về nhóm: Ưu điểm: Trong nhóm nhỏ, mỗi cá nhân đều phải nỗ lực, bởi mỗi cá nhân được phân công thực hiện một công việc và toàn nhóm phải phối hợp với nhau để hoàn thành công việc chung. Thông qua sự hợp tác, tìm tòi, nghiên cứu, thảo luận trong nhóm, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, được điều chỉnh, khẳng định hay bác bỏ. Qua đó học sinh sẽ hứng thú và tự tin hơn trong học tập .Hình thức này còn tạo điều kiện rèn luyện cho các em năng lực làm việc hợp tác. Nhược điểm: Trong quá trình làm việc giữa các nhóm nhỏ dễ bị gây mất trật tự và cũng không ngoại trừ khả năng một số thành viên trong nhóm dễ ỷ lại. a) Phân loại nhóm Bước 1: Tất cả các nhóm trong lớp thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: Sau đó các nhóm làm việc. Bước 3: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Bước 4: Các nhóm khác bổ sung. Giáo viên tổng kết. Nói tóm lại, nhóm học tập có những đặc trưng sau: - Nhóm học tập là một đơn vị, một bộ phận của tập thể lớp học. - Hoạt động của nhóm được thống nhất với nhau bởi các thành viên cùng thực hiện nhiệm vụ học tập. Đây vừa là nguyên nhân vừa là điều kiện của một nhóm học tập. - Các thành viên trong nhóm không chỉ liên kết với nhau về mặt trách nhiệm mà còn có mối liên hệ về tình cảm, đạo đức, lối sống. b) Động cơ và quá trình hình thành động cơ thông qua học tập hợp tác nhóm: 5
- Sang kien kinh nghiem Nguyen Kim Chung Mô hình động cơ học tập được thể hiện: Động cơ Hứng thú Tự giác Sáng tạo Tích cực Độc lập Tri thức, kĩ năng đánh giá hành động hoặc tình huống đóng một trong những vai trò quyết định trong sự xuất hiện động cơ. Do đó sự phát triển trí tuệ, giáo dục là một trong những điều kiện quan trọng nhất của sự hình thành động cơ. Trong quá trình hoạt động học tập hợp tác, nhóm động cơ của người học được hình thành và phát triển một cách tự giác. Nhóm là môi trường học tập, môi trường giao lưu; từ đó tương tác trò- trò, trò- thầy, trò- tri thức được hình thành. Người học có động cơ học để chiếm lĩnh tri thức mà quá trình ấy lại diễn ra tích cực bởi tính tự giác, chủ động của người học khi khai thác những kiến thức hay những vấn đề học tập. c) Hứng thú nhận thức qua học tập hợp tác nhóm. 6