SKKN Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong dạy Mục 6: Văn hoá cổ đại Hi Lạp - Rôma trong bài Các quốc gia cổ đại phương Tây Hi lạp và Rô Ma (Tiết 3)

doc 11 trang sangkien 30/08/2022 5481
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong dạy Mục 6: Văn hoá cổ đại Hi Lạp - Rôma trong bài Các quốc gia cổ đại phương Tây Hi lạp và Rô Ma (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_van_dung_nguyen_tac_day_hoc_lien_mon_trong_day_muc_6_va.doc

Nội dung text: SKKN Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong dạy Mục 6: Văn hoá cổ đại Hi Lạp - Rôma trong bài Các quốc gia cổ đại phương Tây Hi lạp và Rô Ma (Tiết 3)

  1. Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2007-2008 I. Đặt vấn đề: 1. Cơ sở lí luận: Lịch sử xã hội loài người là một tổng thể thống nhất bao gồm các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá. Chức năng của bộ môn Lịch sử là cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của xã hội loài người (cả thế giới và dân tộc). Vì vậy trong dạy học lịch sử ngoài coi trọng tính cơ bản phải chú ý đến tính hệ thống, tính toàn diện, tính hiện đại của sự kiện lịch sử. Đặc biệt là tính toàn diện lịch sử là phải cung cấp cho học sinh sự kiện về mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, khoa học kỹ thuật, tư tưởng để giúp học sinh thấy được sự thống nhất và tác động qua lại giữa các lĩnh vực. Từ đó để nắm vững những sự kiện và quá trình Lịch sử là phải nắm nắm vững kiến thức liên quan đến khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Trong dạy học lịch sử để đạt hiệu quả bài học cao không thể chỉ sử dụng phương pháp truyền miệng truyền thống mà phải kết hợp phương pháp như: sử dụng đồ dùng trực quan, dạy học nêu vấn đề, đàm thoại, ngoại khoá và vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn. Dạy học liên môn bằng cách sử dụng kiến thức và phương pháp các bộ môn liên quan Lịch sử như: văn học, nghệ thuật, toán học, vật lí, địa lí, thiên văn học là hết sức cần thiết. Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong dạy học Lịch sử có tác dụng tăng thêm tính hấp dẫn trong dạy học, tác dụng làm sáng tỏ hơn những kiến thức học sinh đã học trong nhiều môn. Vì qua nội dung giao thoa giữa các bộ môn làm cho kiến thức của học sinh càng hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn. Dạy học liên môn trong dạy học Lịch sử làm cho học sinh nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, toàn diện trong các lĩnh vực đời sống, hiểu được tính toàn diện của Lịch sử, khắc phục tính rời rạc, tản mạn trong kiến thức. Dạy học liên môn trong dạy học Lịch sử là thực hiện tính kế thừa trong nhận thức khoá trình lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, tính toàn diện trong cấu trúc chương trình các môn học THPT. Đây thực chất là phương pháp dạy học đạt mục tiêu của nguyên tắc xây dựng khoá trình Lịch sử THPT và mục tiêu chung của giáo dục THPT. Những yêu cầu của sử dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong dạy học Lịch sử là: - Phải có cái nhìn toàn diện và tổng thể lịch sử phát triển xã hội loài người vì con người muốn tồn tại thì phải tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm về cuộc sống gồm lĩnh vực xã hội và lĩnh vực tự nhiên, trên lĩnh vực tinh thần và lĩnh vực vật chất. - Yêu cầu giáo viên lịch sử phải có kiến thức vững vàng về bộ môn Lịch sử và một số bộ môn khác ở trường THPT, các lĩnh vực khoa học và nghệ thuật. Không chỉ nắm vững kiến thức chuyên môn, kiến thức các bộ môn mà còn phải nắm được phương pháp dạy học đặc trưng các bộ môn liên quan. Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong dạy học lịch sử, giáo viên có thể sử dụng một số loại tài liệu như: + Sử dụng tài liệu văn học + Sử dụng tác phẩm nghệ thuật như: kiến trúc, điêu khắc, hội họa + Sử dụng quan điểm triết học + Sử dụng định lí, định luật, tiên đề trong toán học, vật lí, hoá học + Sử dụng kiến thức thiên văn học, địa lí Trang 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2007-2008 1.2: Cơ sở thực tiễn: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực trong độc lập nhận thức của học sinh hiện nay đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Đặc biệt đối với giáo viên lịch sử vì hiện nay thực trạng chất lượng môn Sử qua các kì thi tốt nghiệp và Đại học, cao đẳng đang còn thấp. Môn Sử bị đưa lên bàn cân, là đề tài tranh luận sôi nổi về : nguyên nhân nào dẫn tới chất lượng môn Sử thấp ? Vấn đề đó đã trở thành nỗi trăn trở trong nhiều giáo viên dạy Lịch sử, vì vậy đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả bài học, tăng tính hấp dẫn đối với học sinh được nhiều giáo viên đặc biệt quan tâm. Nhiều phương pháp dạy học đổi mới đã được thử nghiệm và đã góp phần mang lại hiệu quả trong bài học như: dạy học nêu vấn đề, dạy học đàm thoại, sử dụng đồ dùng trực quan, tổ chức hoạt động ngoại khoá Nhưng đổi mới phương pháp dạy học bằng cách vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong dạy học Lịch sử thì đang còn là phương pháp khá mới mẻ, chưa phổ biến. Sở dĩ như vậy là do đây là phương pháp dạy học đạt hiệu quả bài học Lịch sử cao nhưng lại khó đối với giáo viên. Vì xuất phát từ yêu cầu của nguyên tắc vận dụng dạy học liên môn khá cao: giáo viên vừa vững vàng kiến thức chuyên môn vừa có kiến thức uyên thâm, vững chắc cùng với kỹ năng dạy học các môn liên quan Lịch sử như toán học, vật lí, hoá học, sinh học, văn học, địa lí, nghệ thuật Phương pháp dạy học Lịch sử phải đạt đến kỹ năng kỹ xảo mới kết hợp nhuần nhuyễn với phương pháp dạy học đặc trưng của các môn học liên quan khác. Nhận thức dạy học Lịch sử không chỉ đơn thuần là cung cấp sự kiện khô khan, rời rạc, không chỉ là vấn đề chính trị hay một cuộc chiến tranh, thì giáo viên nào cũng nhận thức được nhưng biến nó thành sự kiện hấp dẫn, đặt nó trong cái nhìn tổng thể thì không phải ai cũng làm được. Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong dạy học Lịch sử đối với các bài: văn hoá, kinh tế, bài ôn tập, tổng kết, bài khoa học kỹ thuật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bài học và phát huy tính tích cực trong độc lập nhận thức của học sinh. 1.3: Mục đích, đối tượng nghiên cứu: Xuất phát từ thực tiễn trên cùng với yêu cầu cấp thiết về đổi mới dạy học Lịch sử , kết hợp những thử nghiệm trên lớp học tại trường THPT, tôi nhận thấy nghiên cứu cách thức vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong dạy học Lịch sử để nâng cao hiệu quả bài học là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn và rất cần thiết hiện nay. Trong qúa trình giảng dạy Lịch sử lớp 10 ban cơ bản và ban nâng cao ở nhiều lớp tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp này để đưa lại hiệu quả học tập cao đồng thời phát huy được tính tính cực trong nhận thức của học sinh. Đề tài của tôi là: Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong dạy Mục 6: Văn hoá cổ đại Hi Lạp- Rôma trong bài Các quốc gia cổ đại phương Tây Hi lạp và Rô Ma (tiết 3) Qua đề tài này tôi muốn làm rõ hơn những vấn đề: - Những tư liệu liên môn cần thiết khi dạy tiết 3 của bài: Các quốc gia cổ đại phương Tây Hi lạp và Rô ma - Phương pháp vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn cụ thể từng phần trong bài để đạt hiệu quả bài học Lịch sử - Phân tích tác dụng của phương pháp vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong bài để phát huy tính độc lập nhận thức học sinh trên cả 3 mặt: giáo dưỡng, giáo dục, phát triển. Trang 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2007-2008 1.4. Thời gian và phương pháp nghiên cứu: Đề tài của tôi được nghiên cứu trong thời gian trực tiếp giảng dạy Lịch sử lớp 10 ban Cơ bản và ban Nâng cao tại trường. Đồng thời làm phương pháp so sánh, thực nghiệm tính hiệu quả của bài dạy bằng phương pháp dạy học truyền thống với bài dạy vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn, cùng khảo sát qua kết quả bài kiểm tra 15phút, bài 1 tiết. Kết quả Hs hứng thú hơn với cách dạy mới: vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn và tỉ lệ học lực khá, tốt tăng lên cao. Đề tài của tôi đã tham khảo các sách viết về phương pháp dạy học lịch sử trong và ngoài nước như phương pháp dạy học của PGS.TS - Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi; Những vấn đề chung về đổi mới GD THPT môn lịch sử của bộ GD-ĐT. Đồng thời để khảo sát chất lượng đề tài: tôi đã tham gia dự nhiều tiết dạy của đồng nghiệp để khảo chứng phương pháp đồng thời đóng góp ý kiến xây dựng ở tổ bộ môn. Đề tài của tôi mới chỉ đưa ra cách tiếp cận mới về phương pháp dạy học bằng cách vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong dạy học lịch sử lớp 10. Mặc dù cố gắng nhưng còn nhiều hạn chế, tôi rất mong nhận được đóng góp của đồng nghiệp để đạt hiệt quả cao hơn. Trang 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2007-2008 II. Giải quyết vấn đề 1. Sử dụng kiến thức thiên văn học - Nội dung: Nhờ những kinh nghiệm đi biển và kế thừa những hiểu biết về thiên văn học của người Phương Đông cổ đại, thì người Phương Tây cổ đại đã nâng những hiểu biết về thiên văn học lên cao hơn: đó là giải thích một số hiện tượng vũ trụ một cách chính xác, khoa học như giải thích và dự báo chính xác được hiện tượng nhật thực, nguyệt thực; nhận thức được Trái đất hình cầu tròn chứ không phải như cái đĩa, chuyển động theo một quỹ đạo nhất định. Song họ vẫn nhầm tưởng rằng Mặt trời chuyển động quanh Trái đất, Trái đất là trung tâm của vũ trụ và đứng yên không vận động. Họ dựa vào vòng quay để tính chính xác 1 năm có 365 + 1/4 ngày, 1 tháng có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày. - Phương pháp sử dụng: Gv gọi 1 Hs đứng dậy nhắc lại những hiểu biết về thiên văn học của người Phương Đông cổ đại, sau đó dẫn dắt: nhờ những kinh nghiệm đi biển và kế thừa những hiểu biết về thiên văn học của người Phương Đông cổ đại, mà người Phương Tây cổ đại đã nâng những hiểu biết về thiên văn học lên cao hơn. Gv đặt câu hỏi: + Những thành tựu tiêu biểu về thiên văn học của người Phương Tây cổ đại? + ý nghĩa của những hiểu biết về thiên văn học của người Phương Tây cổ đại? Sau khi HS trình bày, Gv nhấn mạnh: những hiểu biết về thiên văn học của người Phương Tây cổ đại đã dần dần có cơ sở khoa học, là cơ sở tính được lịch, lịch của họ gần chính xác với lịch ngày nay. Đặc biệt với học thuyết “Trái đất hình tròn” của Ptôlêmê đã chi phối nền thiên văn học Châu Âu suốt thời trung đại, là cơ sở để Crixtốp Côlômbô tìm ra Châu Mĩ. - Tác dụng: + Giáo dưỡng: Cung cấp cho HS những thành tựu về thiên văn học của người Phương Tây: Trái đất hình cầu tròn, cách tính và dự báo chính xác hiện tượng nhật thực và nguyệt thực, làm cơ sở tính lịch gần chính xác với ngày nay. Từ cách tính lịch chính xác đó để ứng dụng trong cuộc sống: đi biển, phát triển kinh tế công thương nghiệp và hàng hải. + Giáo dục: GD cho HS sự khâm phục tài năng của con người: từ đôi tay và đôi mắt bình thường, từ kinh nghiệm thực tiễn khi chưa có những trang bị kỹ thuật hiện đại để quan sát bầu trời, vũ trụ mà con người đã dự báo chính xác hiện tượng tự nhiên, tính lịch gần chính xác. Từ đó thổi vào trong tâm hồn các em niềm say mê đối với thiên văn học, khâm phục tài năng cả cư dân cổ đại Phương Đông. + Phát triển: Phát triển kỹ năng so sánh: hiểu biết thiên văn học Phương Đông với Phương Tây cổ đại, để thấy được sự tiến bộ hơn. Phát triển năng lực quan sát: sự chuyển động của Mặt trời, Mặt trăng, hiện tương Nhật thực và Nguyệt thực. 2. Sử dụng văn học: - Nội dung: Sử dụng một số trích đoạn, nội dung trong các tác phẩm văn học Hi Lạp- Rôma. Văn học Hi Lạp nổi bật với 3 thể loại: thần thoại, thơ và kịch. + Thần thoại của Hi Lạp phản ánh nguyện vọng của nhân dân trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, đồng thời phản ánh cuộc sống lao động và hoạt động xã hội. Trong đó các thần không xa vời, không có quyền uy tối cao và đáng sợ như các thần Trang 4