SKKN Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn của các môn học khác vào bài dạy những chuyển biến trong đời sống kinh tế - Lịch sử 6

doc 38 trang sangkien 26/08/2022 9323
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn của các môn học khác vào bài dạy những chuyển biến trong đời sống kinh tế - Lịch sử 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_van_dung_nguyen_tac_day_hoc_lien_mon_cua_cac_mon_hoc_kh.doc

Nội dung text: SKKN Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn của các môn học khác vào bài dạy những chuyển biến trong đời sống kinh tế - Lịch sử 6

  1. MỤC LỤC Nội dung Trang 1. MỞ ĐẦU 2 1.1. Lí do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu 4 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 5 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 6 2.1. Cơ sở lí luận 6 2.2. Thực trạng vấn đề 7 2.2.1:Thực trạng của dạy học lịch sử hiện nay 7 2.2.2:Thực trạng của dạy học tích hợp hiện nay 8 2.2.3:.Thực trạng của bài dạy những chuyển biến trong đời sống kinh tế hiện nay 9 2.3: Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 11 2.3.1. Các nguyên tắc tích hợp 11 2.3.2: Tìm hiểu chương trình, SGK các môn học khác -> Chọn các nội dung có liên quan đến bộ môn Lịch Sử. 11 2.3: Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 12 2.4. Hiệu quả của SKKN 34 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35 3.1. Kết luận 35 3.2. Kiến nghị 36 TLTK- Danh mục SKKN 37-38 1
  2. 1. MỞ ĐẦU 1.1.Lý do chọn đề tài Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Việc vận dụng kiến thức liên môn trong một môn học, một giờ học là một biện pháp rất hữu ích, nó không những giúp cho người thầy có thêm nhiều kiến thức và phương pháp khác nhau trong một giờ dạy mà còn giúp cho các em học sinh chủ động trong hoạt động học tập, giải quyết các vấn đề và tích hợp kiến thức các môn học để thực hiện học tập tốt môn học đó và áp dụng giải quyết 1 vấn đề bất kỳ có hiệu quả, thông minh với nhiều cách giải quyết khác nhau[1] Việc sử dụng kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp sẽ giúp học sinh hiểu được sâu sắc các vấn đề lịch sử, nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội[2] Việc sử dụng kiến thức liên môn còn giúp học sinh củng cố thêm những hiểu biết của mình ở nhiều môn học khác. HS phải biết đặt các khái niệm đã học trong từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau, có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức. Đặc biệt từ việc hình thành được những biểu tượng lịch sử cụ thể, sinh động thông qua vận dụng tích hợp các kiến thức liên môn sẽ tạo nên những gợi cảm mới, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, sẽ đem lại hiệu quả tích hợp giáo dục sâu sắc trong nhiều chủ đề theo hướng dẫn của Bộ GD & ĐT. Đổi mới phương pháp dạy học và cải tiến nội dung sách giáo khoa ở THCS là một bước tiến quan trọng của giáo dục Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu kiến thức cũng như sự phát triển của đất nước trong xã hội ngày nay[3] Những môn học ở THCS đều cung cấp cho học sinh kiến thức và kỹ năng nhất định, tạo ra một hệ thống giáo dục toàn diện giúp cho học sinh nắm vững những tri thức cần thiết để vận dụng vào cuộc sống thực tiễn gần gũi với cuộc sống hằng ngày cũng như tích luỹ vốn kiến thức cho tương lai. Tương tự như những môn học khác của THCS, phần Lịch sử và và các môn học liên quan có một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh về những mốc son về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật Lịch sử tiêu biểu theo dòng thời gian từ buổi đầu dựng nước tới nay, hay những sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lý đơn giản ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. Thông qua những kiến thức đó môn học Lịch sử và các môn học liên quan rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản của việc quan sát và nhận biết các sự vật hiện tượng, các sự kiện Lịch sử để trình bày những hiểu biết của bản thân bằng lời nói và bài viết, biết vận dụng một cách linh hoạt vào thực tiễn của cuộc sống. 2
  3. Qua đó bồi dưỡng và phát triển cho các em thói quen ham học hỏi, tìm hiểu và xây dựng tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc. Một trong những mục tiêu trọng điểm của việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống đòi hỏi nội dung chương trình môn Lịch sử và các môn học liên quan phải cung cấp cho các em những thông tin, sự kiện hoặc những giá trị về Lịch sử của địa phương, nơi học sinh đang sinh sống. Nhưng cho đến nay nội dung chương trình môn học Lịch sử ở THCS còn rất ít (ở lớp 6 chỉ có 1 tiết/tuần, lới 7có 2 tiết/tuần, còn ở lớp 8,9 có một tiết rưỡi/ tuần nên không đủ cung cấp hết kiến thức cho cho học sinh). Vậy chúng ta phải làm gì để cung cấp thêm cho học sinh những kiến thức về Lịch sử. Nếu xét về góc độ chương trình chính khoá thì các tiết học về lịch sử đã được phân bổ sát với thời gian học tập, không có nội dung trống để giáo viên tiến hành dạy bổ sung. Xét về góc độ hoạt động ngoài giờ thì thời gian cũng không nhiều hoặc một số trường có điều kiện không thuận lợi cho việc triển khai hoạt động ngoại khoá về lịch sử. Ngoài ra học sinh cũng không yêu thích môn học này bởi sự khô khan của môn Lịch sử. Chính vì thế trong quá trình dạy và học về môn Lịch sử tôi đã vận dụng các kiến thức môn học khác để các em yêu thích môn học Lịch sử hơn và đó cũng là lý do mà tôi chọn đề tài “Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn của các môn học khác vào bài dạy những chuyển biến trong đời sống kinh tế- Lịch sử 6” làm sáng kiến kinh nghiệm áp dụng cho mình. - Về nội dung : Lịch sử, Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân đều có những nội dung thuộc nhóm Khoa học xã hội nhân văn, đều nghiên cứu những vấn đề của con người, xem xét các mối quan hệ mang tính qui luật trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, tuy rằng mỗi môn học có mục tiêu riêng (Lịch sử chú ý đến quá trình hình thành và phát triển của xã hội, địa lí chú ý đến tính không gian lãnh thổ của các sự vật hiện tượng đang diễn ra hiện nay, Ngữ văn hình thành các kỹ năng cho con người về cả tâm hồn lẫn nhân cách, Giáo dục công dân giáo dục cho các em các đức tính, lòng yêu nước của con người). Tuy vậy, giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau bởi các sự kiện lịch sử bao giờ cũng diễn ra trong một khoảng không gian nhất định với các điều kiện cụ thể, trong đó có các điều kiện địa lí,ngay cả lòng tự hào dân tộc, những sự kiện lịch sử được đưa vào văn chương một cách bóng bẩy, tinh tuý. Bên cạnh đó qua môn Giáo dục công dân giúp các em những đức tính tốt đẹp của con người, qua đó các em biết trân trọng giữ gìn, biết ơn công lao của các bậc cha anh đi trước . Lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc (kể cả phần lịch sử địa phương) đều gắn với những điều kiện tự nhiên mà con người sinh sống, gắn với nền văn học của dân tộc cho nên khi học tập lịch sử xã hội phải phân tích đến các yếu tố của môi trường tự nhiên, biết đến sự phát triển của văn học dân tộc cũng như bản tính tốt đẹp của dân tộc Viêt Nam qua các thời kì lịch sử để rồi thông qua nội dung lịch 3
  4. sử để hiểu rõ hơn môi trường tự nhiên, thực hiện giáo dục môi trường, tạo cơ hội cho văn học Việt Nam phát triển. - Về mặt kỹ năng : Sử dụng các phương tiện trực quan như bản đồ, Atlat, tranh ảnh, thơ văn, giáo dục tình cảm con người - Về mặt phương pháp dạy học: Trong quá trình dạy học, giáo viên Lịch sử, Địa lí, Ngữ văn, Giáo dục công dân vận dụng phương pháp dạy học theo con đường qui nạp, đi từ phân tích các hiện tượng, sự kiện cụ thể, đơn lẻ để dẫn tới những nhận xét, kết luận mang tính khái quát. Đó là lý do mà tôi chọn đề tài “Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn của các môn học khác vào bài dạy những chuyển biến trong đời sống kinh tế- Lịch sử 6” làm sáng kiến kinh nghiệm 1.2: Mục đích nghiên cứu Trong thực tế giảng dạy đa phần học sinh xem môn học này là phụ. Do đó thái độ học sinh chưa tích cực, các em ít chịu khó lắng nghe khi ngồi học dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Vì vậy việc giúp các em có thái độ học tập đúng đắn, yêu thích môn học, xóa bỏ khoảng cách môn học chính-phụ là nhiệm vụ rất quan trọng của giáo viên. Xuất phát từ thực tiễn trên cùng với yêu cầu cấp thiết về đổi mới dạy học lịch sử, kết hợp những thử nghiệm trên lớp học ở THCS, tôi nhận thấy nghiên cứu cách thức vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong dạy học lịch sử để nâng cao hiệu quả bài học là vấn đề có ý nghiã thực tiễn rất cần thiết hiện nay. Trong qua trình giảng dạy lịch sử lớp 6 tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học này để đưa lại hiệu quả học tập cao đồng thời phát huy được tính tích cực trong nhận thức của học sinh Đề tài của tôi là“Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn của các môn học khác vào bài dạy những chuyển biến trong đời sống kinh tế- Lịch sử 6” Qua đề tài này tôi muốn làm rõ những vấn đề; -Những tư liệu liên môn cần thiết khi dạy tiết của bài những chuyến biến trong đời sống kinh tế -Phương pháp vận dụng nguyên tắc dạy học lien môn cụ thể qua từng phần trong bài để đạt hiệu quả bài học lịch sử -Phân tích tác dụng của phương pháp vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong bài để phát huy tính độc lập nhận thức học sinh trên cả mặt: giáo dục, giáo dưỡng, phát triển 1.3: Đối tượng nghiên cứu - Học sinh lớp 6 trường THCS Đông Quang - Đề tài của tôi được nghiên cứu trong thời gian trực tiếp giảng dạy lịch sử lớp 6. 1.4: Phương pháp nghiên cứu Đề tài của tôi được nghiên cứu trong thời gian trực tiếp giảng dạy lịch sử lớp 6. Đồng thời làm phương pháp so sánh, thực nghiệm tính hiệu quả của bài dạy bằng phương pháp dạy học truyền thống với bài dạy vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn, cũng khảo sát qua các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết. Kết quả học 4
  5. sinh hứng thú hơn với cách dạy mới: Vận dụng nguyên tắc dạy liên môn và tỉ lệ học lực khá, giỏi tăng lên Đề tài của tôi chỉ đưa ra cách tiếp cận mới về phương pháp dạy học bằng cách vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong bài dạy Những chuyển biến trong đời sống kinh tế. Mặc dù cố gắng nhưng còn nhiều hạn chế, tôi mong nhận được đóng góp của đồng nghiệp để đạt hiệu quả cao hơn 1.5: Những điểm mới của SKKN Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực trong độc lập nhận thức của học sinh hiện nay đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Đặc biệt đối với giáo viên dạy lịch sử hiện nay thực trạng chất lượng môn sử qua các kì thi đạt kết quả thấp. Môn sử được đưa lên bàn cân, là đề tài tranh luận sôi nổi về nguyên nhân dẫn đến chất lượng môn sử thấp? Vấn đề đó trở thành nỗi trăn trở trong nhiều giáo viên dạy lịch sử, vì vậy đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả bài học, tăng tính hấp dẫn đối với học sinh dược nhiều giáo viên đặc biệt quan tâm. Nhiều phương pháp dạy học mới được thử nghiệm và đã góp phần nâng cao hiệu quả trong bài học như: dạy học nêu vấn đề, dạy học đàm thoại, sử dụng đồ dùng trực quan, tổ chức hoạt động ngoại khóa Nhưng đổi mới phương pháp dạy học bằng cách vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong dạy học lịch sử đang còn là phương pháp mới mẻ, chưa phổ biến. Sở dĩ như vậy là do phương pháp dạy học đạt hiệu quả trong bài cao nhưng lại khó với giáo viên. Vì vậy xuất phát từ yêu cầu của nguyên nhân vận dụng dạy học liên môn khá cao, giáo viên vừa vững vàng chuyên môn vừa có kiến thức uyên thâm vững chắc cùng với kĩ năng dạy học các môn lien quan lịch sử như địa lý, văn học, giáo dục công dân Phương pháp dạy học lịch sử phải đạt tới kĩ năng, kĩ xảo mới kết hợp nhuần nhuyễn với phương pháp dạy học đặc trưng của các môn học liên quan khác Nhận thức dạy học lịch sử không chỉ đơn thuần là cung cấp sự kiện khô khan, rời rạc, không phải là vấn đề chính trị hay một cuộc chiến tranh thì giáo viên nào cũng nhận thức được nhưng biến nó thành một sự kiện hấp dẫn đặt nó trong cái nhìn tổng thể thì không phải ai cũng làm được. Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong dạy học Lịch sử đố với bài dạy về văn hóa, kinh tế, ôn tập, tổng kết sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bài học và phát huy tính tích cực trong độc lập nhận thức của học sinh Khác với chương trình hiện tại, nội dung Lịch sử trong chương trình mới ở bậc THCS sẽ lấy trục lịch đại (thời gian 0) làm trục xuyên suốt, vì thế, ở mỗi giai đoạn lịch sử đều cố gắng thiết kế nội môn theo mô hình: thế giới – khu vực - Việt Nam - lịch sử địa phương, trong đó lấy lịch sử Việt Nam làm trọng tâm, chiếm 60% thời lượng của chương trình. Đây là điểm mới trong cấu trúc, trong tích hợp của phân môn lịch sử. Còn với riêng sáng kiến này bản thân tôi áp dụng và nhận thấy khi áp dụng vào bài dạy “Những chuyển biến trong đời sống kinh tế” học sinh đã biết huy động tổng hợp các kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh 5