SKKN Vận dụng mô hình ‘‘Lớp học đảo ngược’’ kết hợp với dạy học dự án và phương pháp đóng vai vào dạy học phần ‘‘Di truyền học quần thể” Sinh học 12 - THPT

docx 53 trang Mịch Hương 27/09/2024 740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng mô hình ‘‘Lớp học đảo ngược’’ kết hợp với dạy học dự án và phương pháp đóng vai vào dạy học phần ‘‘Di truyền học quần thể” Sinh học 12 - THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_mo_hinh_lop_hoc_dao_nguoc_ket_hop_voi_day_hoc.docx
  • pdfNguyễn Thị Quỳnh- THPT Đô Lương 1- Phương pháp DH Sinh học.pdf

Nội dung text: SKKN Vận dụng mô hình ‘‘Lớp học đảo ngược’’ kết hợp với dạy học dự án và phương pháp đóng vai vào dạy học phần ‘‘Di truyền học quần thể” Sinh học 12 - THPT

  1. SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: VẬN DỤNG MÔ HÌNH ‘‘LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC’’ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC DỰ ÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI VÀO DẠY HỌC PHẦN ‘‘DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ” SINH HỌC 12 -THPT Tác giả: Nguyễn Thị Quỳnh Tổ: Khoa học tự nhiên Năm thực hiện: 2021- 2022 Số điện thoại: 0857.977.565 Nghệ An, năm 2022
  2. 2.2. Thiết kế các hoạt động học tập và tổ chức dạy học chủ đề “Di truyền 14 học quần thể” Sinh học 12 – THPT theo mô hình “Lớp học đảo ngược”. 2.2.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động theo mô hình “Lớp học đảo ngược”. 14 2.2.2. Quy trình chung dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” 15 2.2.3. Sử dụng công cụ Google Classroom trong dạy học chủ đề “Di 17 truyền học quần thể”– Sinh học 12 THPT theo mô hình “Lớp học đảo ngược” 2.3. Tổ chức dạy học chủ đề “Di truyền học quần thể”theo mô hình “Lớp 18 học đảo ngược”. 2.3.1. Giai đoạn 1: Học tập trực tuyến tại nhà 23 2.3.2. Giai đoạn 2: Học tập tại lớp 34 2.3.3. Kiểm tra đánh giá 46 2.4. Thực nghiệm sư phạm và đánh giá hiệu quả Sáng kiến kinh nghiệm. 47 Phần III: Kết luận và kiến nghị 49 3. 1. Kết luận. 49 3.2. Kiến nghị. 49 Tài liệu tham khảo 50 Phụ lục
  3. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục Việt Nam ngày càng có nhiểu đổi mới nhằm đáp ứng xu thế hội nhập phát triển với toàn thế giới. Sự bùng nổ và thành công của cuộc cách mạng khoa học 4.0 và vai trò của giáo dục ngày càng được Đảng, Nhà nước và xã hội chú trọng, quan tâm, đầu tư. Thay đổi, cải tiến chương trình, cải cách giáo dục đã được tiến hành và trong đó trọng tâm là hướng vào chuẩn của năng lực, phẩm chất nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong nhà trường phổ thông hiện nay năng lực tự học có ý nghĩa quan trọng vì nó giúp học sinh tự chủ, sáng tạo và năng động, biết cách học, đánh giá, so sánh đối chiếu, xử lí các tình huống trong thực tiễn. Quan trọng hơn là học sinh có thể tự mình chiếm lĩnh được kiến thức. Tuy nhiên, khác với ngoài xã hội tự học trong nhà trường phổ thông có tính chất định hướng, giáo viên có trách nhiệm hướng dẫn các em từ cách tự mình nghiên cứu tài liệu giáo khoa, bài giảng, video đến việc điều chỉnh kiến thức mà các em thu nhận được để có lượng kiến thức chính xác nhất. Nhờ thế mà giáo viên có thể hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh với cách suy nghĩ, tìm tòi khác nhau để có thể tự mình đặt vấn đề, tự nghiên cứu và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn học tập và cuộc sống. Đáp ứng được quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhằm tối ưu hóa năng lực cho học sinh phù hợp với thời đại trong bối cảnh công nghệ thông tin và truyền thông trở thành phương tiện dạy học hiệu quả thì mô hình “Lớp học đảo ngược” kết hợp với phương pháp dạy học dự án và phương pháp đóng vai phát huy được thế mạnh nhiều mặt. Nghiên cứu phần “Di truyền học quần thể” – Sinh học 12 tôi thấy kiến thức được xây dựng rất rõ ràng, tổng quát, mang tính ứng dụng trong nhiều bài toán di truyền ở các đề thi trung học phổ thông quốc gia, vừa mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, một số nội dung HS đã được học ở lớp dưới, còn một số nội dung HS được học sâu hơn ở lớp này. Từ những lí do trên chúng tôi nghiên cứu đề tài: Vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” kết hợp với dạy học dự án và phương pháp đóng vai vào dạy học phần “Di truyền học quần thể” - Sinh học 12- THPT. 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm, năng lực tư duy sáng tạo trong đóng vai, phẩm chất trách nhiệm, yêu nước, chăm chỉ, nhân ái, trung thực, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức môn học. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5
  4. Để kiểm tra giả thuyết đã đặt ra, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại đơn vị công tác và nhờ đồng nghiệp áp dụng thử tại các đơn vị khác. Trong quá trình thực nghiệm, học sinh được chia thành 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả thực nghiệm được đánh giá dựa trên kết quả đầu ra của học sinh, thông qua đánh giá năng lực tự học và được so sánh với kết quả đối chứng của mô hình dạy học bình thường. 6. Phạm vi nghiên cứu - Phần “Di truyền học quần thể” Sinh học 12- THPT - Thực nghiệm sư phạm dạy học phần “Di truyền học quần thể” Sinh học 12- THPT 7. Đóng góp mới của đề tài - Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lí luận về dạy theo mô hình “Lớp học đảo ngược” và phát triển năng lực tự học. - Xác định đượcquy trình thiết kế các chủ đề dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” và vận dụng vào dạy học chủ đề“Di truyền học quần thể” - Sinh học 12- THPT. - Đề xuất được quy trình tổ chức dạy học các chủ đề vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược”nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh. - Tiến hành dạy thực nghiệm chủ đề “Di truyền học quần thể” theo mô hình “Lớp học đảo ngược”, phương pháp đóng vai, phương pháp dự án với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học Google Classroom giúp nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học ở trường THPT. 7