SKKN Vấn đề đọc hiểu và dạy học đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều" theo chương trình THCS mới từ tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du

doc 33 trang sangkien 30/08/2022 14620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vấn đề đọc hiểu và dạy học đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều" theo chương trình THCS mới từ tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_van_de_doc_hieu_va_day_hoc_doan_trich_ma_giam_sinh_mua.doc

Nội dung text: SKKN Vấn đề đọc hiểu và dạy học đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều" theo chương trình THCS mới từ tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du

  1. lời cảm ơn Dạy văn là một công việc khó khăn, một thử thách lớn đối với người giáo viên. Làm thế nào để dạy một tiết văn hay, có sức lôi cuốn, đạt hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo đúng phương pháp ? Điều đó đòi hỏi ở mỗi giáo viên phải luôn luôn có sự tìm tìm tòi, khám phá , sáng tạo để có những hướng đi mới, những con đường mới trong việc truyền thụ tri thức cho học sinh. Với đề tài" Vấn đề đọc hiểu và dạy học đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều" theo chương trình THCS mới từ tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du ", tôi hi vọng rằng nó sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc dạy một số đoạn trích trong tác phẩm truyện Kiều nói riêng cũng như công việc dạy môn Ngữ văn theo hướng đổi mới hiện nay. Xin chân thành cảm ơn PGS - Tiến sĩ Đỗ Hải Phong - giảng viên khoa Ngữ văn trường ĐHSP Hà Nội đã giúp tôi thực hiện đề tài này. Rất mong bạn bè đồng nghiệp góp ý bổ sung để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
  2. Mục lục - Lời cảm ơn - Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Cấu trúc bài tập Chương I. Cơ sở lý thuyết 1. Cơ sở lý thuyết thể loại 2. Cơ sở lý thuyết phương pháp Chương II. Định hướng đọc hiểu 1. Tác giả thời đại 2. Phong cách sáng tác. 3. Đoạn trích " Mã Giám Sinh mua Kiều" Chương III. Định hướng dạy học 1. Thiết kế bài giảng "Mã Giám Sinh Kiều" 2. Khảo sát kết quả Phần kết luận 1. Tổng kết 2. Kiến nghị - Tư liệu tham khảo 2
  3. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: Truyện Kiều là một kiệt tác của thiên tài Nguyễn Du. Viết truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) tuy nhiên, sự sáng toạ của Nguyễn Du đã làm nên giá trị của tác phẩm này. Truyện Kiều mang đậm giá trị hiện thực, sáng ngời giá trị nhân đạo. Với truyện Kiều, Nguyễn Du làm cho Tiếng Việt đạt tới đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, được nhiều độc giả trong nước và ngoài nước đón nhận. Đã từ lâu truyện Kiều được đưa vào giảng dạy chính thức ở chương trình Ngữ văn lớp 9 THCS. Trong chương trình sách giáo khoa cải cách hiện nay, truyện Kiều chiếm vị trí khá lớn, khá quan trọng bao gồm một bài dạy khái quát về truyện Kiều và 5 đoạn trích giảng : Chị em Thuý Kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều, Thuý Kiều báo ân báo oán. "Mã Giám Sinh mua Kiều" là một trong những đoạn trích tiêu biểu của truyện Kiều . Đoạn thơ thể hiện tấm lòng nhân đạo bao la của nhà thơ Nguyễn Du: căm phẫn khinh bỉ xã hội phong kiến bất công, thương cảm với thực trạng con người bị hạ thấp , bị chà đạp. Và đặc biệt, đoạn trích là một minh chứng cho tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du về việc xây dựng mật, khắc hoạ tính cách nhân vật và sử dụng ngôn ngữ một cách tinh tế. Mặc dù, văn bản đã được đưa vào giảng dạy từ lâu nhưng trên thực tế việc giảng dạy đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn bạc. Qua việc dự giờ của đồng nghiệp tôi thấy còn có những hạn chế sau: - Giáo viên chưa đặt vị trí của đoạn trích vào toàn bộ tác phẩm truyện Kiều để hướng dẫn học sinh đọc hiểu nội dung văn bản. - Hoạt động đọc của học sinh còn yếu do không được giáo viên hướng dẫn một cách cụ thể chi tiết. - Khi tìm hiểu đoạn trích còn chưa làm nổi bật hình tượng trung tâm của văn bảnlà Mã Giám Sinh; Việc khai thác giá trị nghệ thuật còn mờ nhạt , về bản chất của Mã Giám Sinh còn mang cách áp đặt với học sinh, chưa biết cách gợi mở 3
  4. để học sinh thấy được con người thật của Mã Giám Sinh được tự bộc lộ qua dáng vẻ , hành động, cử chỉ. - Học sinh chưa có thái độ rõ ràng với bản chất bỉ ổi vô lương, tàn nhẫn của Mã Giám Sinh cũng như hình ảnh nàng Kiều tội nghiệp - nạn nhân của cuộc mua bán. - Chưa phân biệt được sự khác nhau về sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du khi xây dựng hai nhân vật đối lập: chính diện - phản diện (Thuý Kiều - Mã Giám Sinh) khi xây dựng nhân vật chính diện Nguyễn Du thường dùng ngôn ngữ mang tính ước lệ, khi viết về nhân vật phản diện ngôn ngữ nôm na, cụ thể. Sau khi dự giờ tôi có đưa ra câu hỏi khảo sát chất lượng đối với học sinh lớp 9A trường THCS Cần Kiệm: Câu 1: Nét đặc sắc trong bút pháp của Nguyễn Du khi xây dựng nhân vật Mã Giám Sinh là gì ? Qua đoạn trích Mã Giám Sinh hiện lên với bản chất tính cách như thế nào ? Câu 2: Cảm nhận của em về tình cảnh , tâm trạng nàng Kiều trong cuộc mua bán ? Kết quả khảo sát thu được như sau: Lớp Tổng số học Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5 Kết quả sinh 9A 35 0 8 17 10 71% Về phía bản thân tôi là một người rất yêu thích truyện Kiều. Tốt nghiệp năm 2002, qua 7 năm giảng dạy ở cấp THCS trong đó có 4 năm dạy chương trình lớp 9. Đó là một cơ hội cho tôi tự học hỏi, rèn luyện nâng cao phương pháp giảng dạy đặc biệt là những đoạn trích trong tác phẩm truyện Kiều. Với niềm đam mê đó, tôi muốn tìm tòi một hướng đi mới để cho học sinh cảm nhận được hết cái hay về nội dung, Tác phẩm kiệt xuất trong NT Thuý Kiều của thiên tài Nguyễn Du. Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn " Vấn đề đọc hiểu và dạy học đoạn trích" Mã Giám Sinh mua Kiều" theo chương trình mới mới từ tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du" là nội dung của bài tốt nghiệp này. 2. Lịch sử vấn đề: 4
  5. Trước khi thực hiện đề tài này tôi đã tìm hiểu một số cuốn sách có viết về đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều cũng như cách thiết kế khi giảng dạy văn bản này. Thứ nhất là cuốn "Giảng dạy văn học Việt Nam trong chương trình phổ thông THCS " do tác giả Trần Đăng Xuyền chủ biên, xuất bản năm 2001. Trong bài viết về đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều tác giả đã mở rộng bằng việc giới thiệu hoàn cảnh dẫn đến sự việc Mã Giám Sinh mua Kiều và khái quát về giá trị nội dung của đoạn trích. Nhân vật Mã Giám Sinh được tác giả phân tích cụ thể về ngoại hình, tính cách bằng những lời văn sắc bén. Tâm trạng của Thuý Kiều cũng được trình bày khá rõ. Nhìn chung hướng đi của tác giả hợp lí, bố cục của bài viết rõ ràng, rành mạch. Tuy nhiên, giá trị nghệ thuật của đoạn trích này được nhắc đến một cách hạn chế. Lời lẽ sắc bén nhưng lại bỏ qua việc giảng nghĩa từ khó để cho học sinh hiểu. Đối tượng học sinh trung bình yếu khi tiếp cận nội dung bài viết này rất khó khăn đặc biệt là những học sinh ở địa bàn nông thôn. Thứ hai là cuốn "Hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản Ngữ văn 9" của Trần Đình Chung, nhà xuất bản giáo dục năm 2005. Tác giả thiết kế tiết dạy Mã Giám Sinh mua Kiều bằng một hệ thống câu hỏi phong phú, nội dung bài dạy được trình bày một cách khoa học, bố cục rõ ràng. Tuy nhiên vì quá thiên về câu hỏi mà thiếu đi những lối dẫn dắt, diễn giảng, lời bình của giáo viên khiến nội dung bài trở nên khô khan , khó liền mạch. Có những câu hỏi mang tính tổng hợp khái quát cao mà một học sinh trả lời sẽ gặp khó khăn. Bài viết còn chưa đưa ra câu hỏi để phân biệt đối tượng học sinh, câu hỏi cảm nhận còn ởc mức khiêm tốn. Cách đặt tiêu đề : 1. kẻ mua người: Mã Giám Sinh; 2. nạn nhân: Thuý Kiềuchưa có sức hấp dẫn , chưa tạo được ấn tượng đối với học sinh. Thứ ba là cuốn Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 9 của nhiều tác giả, nhà xuất bản Hà Nội, năm 2005. Cái hay của cuốn sách này khi thiết kế bài Mã Giám Sinh mua Kiều là đã xác định mục tiêu một cách rõ ràng cụ thể ; Phần hướng dẫn học sinh đọc chi tiết. Trong bài viết, hệ thống những lời dẫn dắt, diễn giảng, lời bình của giáo viên phong phú điều này khi áp dụng vào bài giảng giáo viên tạo sức lôi 5
  6. cuốn với học sinh. Phần giải nghĩa từ cũng được thực hiện khá tốt. Phần cuối bài thiết kế tác giả còn đưa thêm tư liệu để giáo viên tham khảo đó là bài viết " Nghìn vàng còn có bốn trăm". Nhưng điểm hạn chế của bài thiết kế này là hệ thống câu hỏi còn nghèo nàn, chưa phong phú. Cả hai tiết dạy mà giáo viên chỉ đưa ra câu hỏi có tám lần là ít chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. ít lần đưa câu hỏi nhưng có lần hỏi 4 - 5 câu liên tục hoạt động học sinh rất khó khăn. Thứ tư là cuốn Sách giáo viên Ngữ văn 9 tập 1 tác giả Nguyễn Khắc Phi tổng chủ biên, tác giả Nguyễn Văn Long chủ biên phần văn, nhà xuất bản giáo dục năm 2005. Chủ điểm của cuốn sách này khi viết về việc giảng dạy đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều là xác định mục tiêu rõ ràng. Phần giải nghĩa từ tác giả đã giải thích để giáo viên nắm rõ sự thay đổi một số từ trong văn bản so với sách giáo khoa chưa cải cách đó là từ " vâng" thay cho từ "vàng". Hướng tìm hiểu đoạn trích tác giả đưa ra năm ý cơ bản là phù hợp. - Tìm hiểu vị trí đoạn trích. - Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh. - Phân tích hình ảnh tội nghiệp của Thuý Kiều. - Tìm hiểu tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích. - Kết luận chung về đoạn trích. Tuy nhiên, nghệ thuật đoạn trích chưa được tác giả đề cao, tác giả chưa đưa ra hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản; lời bình, lời giảng còn chưa phong phú, cách tổ chức như vậy chưa cụ thể đối với từng đối tượng học sinh. Qua đây có thể thấy rằng vấn đề đọc hiểu và dạy học đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều đã được nhiều tác giả nói tới nhưng những hạn chế chưa hẳn được giải quyết triệt để do vậy tôi tiếp tục đi vào nghiên cứu đề tài này. 6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích của bài tập tốt nghiệp này là làm sáng tỏ " Vấn đề đọc hiểu và dạy học đoạn trích " Mã Giám Sinh mua Kiều" theo chương trình trung học cơ sở mới từ tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du". Để thực hiện mục đích trên chúng tôi đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể như sau: 6
  7. - Xác định cơ sở lí thuyết cho vấn đề. - Xác định hướng đọc hiểu văn bản: " Mã Giám Sinh mua Kiều". - Xác định hướng dạy văn bản Mã Giám Sinh mua Kiều. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của bài tập này là: Vấn đề đọc hiểu và dạy học đoạn trích " Mã Giám Sinh mua Kiều" theo chương trình trung học cơ sở mới từ tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du. - Phạm vi nghiên cứu: để nghiên cứu đối tượng trên chúng tôi đã sử dụng văn bản " Mã Giám Sinh mua Kiều" (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 - Nhà xuất bản giáo dục năm 2005). Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng thêm cuốn " Truyện Kiều của Nguyễn Du" nhà xuất bản văn học năm 1995. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương hướng tiếp cận vấn đề của chúng tôi chủ yếu là tiếp cận văn bản từ góc độ thi pháp học và lịch sử văn hoá. - Trong quá trình thực hiện bài tập này chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê, chọn lọc 6. Cấu trúc bài tập: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận bài tập này của chúng tôi chia làm ba chương. - Chương I: Xác định cơ sở lí thuyết cho vấn đề - Chương II: Xác định hướng đọc hiểu - Chương III: Xác định hướng dạy văn bản 7