SKKN Ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học phần quan sát nhận xét và thực hành của phân môn vẽ tranh bậc Tiểu học

pdf 40 trang sangkien 01/09/2022 6180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học phần quan sát nhận xét và thực hành của phân môn vẽ tranh bậc Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_viec_doi_moi_phuong.pdf

Nội dung text: SKKN Ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học phần quan sát nhận xét và thực hành của phân môn vẽ tranh bậc Tiểu học

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học phần quan sát nhận xét và thực hành của phân môn vẽ tranh bậc Tiểu học
  2. PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Hoà chung trong xu thế đổi mới giáo dục phổ thông mà Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực phấn đấu. Cho tới thời điểm này, giáo dục Việt Nam đang và đã thu hoạch được những tiến bộ nhất định, đã có những bước bứt phá mà từ trước tới nay vẫn chưa tạo ra được. Điều này không chỉ có sự cố gắng hết sức của những nhà khoa học, những nhà quản lý giáo dục đầy tâm huyết mà còn phải kể đến một nền tảng khoa học công nghệ đã được thế giới khẳng định. Như chúng ta được biết, xu hướng phát triển của xã hội luôn luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ. Đặc biệt đối với ngành Giáo dục - Đào tạo, công nghệ chắc chắn sẽ không thể thiếu trong thời kỳ hiện nay và trong tương lai. Giờ đây, với những bài giảng điện tử, lớp học ảo, lớp học sử dụng trên nền công nghệ thông tin không còn là điều xa lạ đối với giáo viên chúng ta nữa. Có thể nói, công nghệ thông tin đã thổi một luồng gió mới vào xu thế đổi mới quá trình Dạy - Học. Từ bấy lâu nay, công nghệ thông tin đã giúp cho giáo viên vận dụng được những phương pháp dạy học một cách linh hoạt và đơn giản, công nghệ thông tin đã giúp giáo viên thực hiện được những bài giảng phức tạp mà giáo dục truyền thống khó có thể làm được, nếu có được thì phải rất vất vả và tốn kém, và còn nhiều điều mà công nghệ thông tin đã giúp cho giáo viên từ việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, đồ dùng thí nghiệm, minh hoạ trực quan đến việc truyền đạt kiến thức tới học sinh thực sự dễ dàng và hiệu quả. Xét trên một phương diện nào đó thì nhờ vào công nghệ thông tin, đã góp phần vào việc tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh hình thành khái niệm và kiến thức một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả. Đã có nhiều bài giảng điện tử được thực hiện và học sinh tiếp thu nó một cách hoàn toàn tự nhiên và hứng thú. Điều này đã được khẳng định trong thời gian qua thông qua các đợt Hội giảng mà huyện và tỉnh đã tổ chức. Theo quan niệm của cá nhân tôi, việc đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay và cả trong tương lai cần phải kết hợp rất nhiều yếu tố. Trong
  3. đó không thể không có những yếu tố như: Thầy - Trò - Phương pháp - Công nghệ hỗ trợ Để đảm bảo được sự đổi mới theo xu hướng hiện đại, việc ứng dụng tốt được công nghệ thông tin thì ngành giáo dục và đặc biệt là giáo viên cần phải có cái nhìn với sự nhận định thật nghiêm túc và đúng mực với công nghệ tin học. Chúng ta cần phải làm sao không quá lạm dụng, phô trương nhưng cũng đừng mắc phải sự tụt hậu một cách bảo thủ. Trong thời gian gần đây, từ năm học 2005 - 2006 đến nay (2010), bản thân tôi đã sử dụng nhiều ứng dụng của công nghệ thông tin để áp dụng trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Qua đó, cũng đã thu được những kết quả đáng ghi nhận (học sinh hứng thú hơn, giáo viên chủ động trong hoạt động gợi mở hơn, bài giảng sinh động hơn, trực quan thì giảm được chi phí rất nhiều). Từ những thực tế trên và qua nhận định chủ quan của cá nhân, qua trải nghiệm trên thực tế, tôi mạnh dạn viết một đề tài nhằm đổi mới phương pháp dạy học phân môn vẽ tranh thông qua việc áp dụng công nghệ tin học, cụ thể là: “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học phần Quan sát nhận xét và thực hành của phân môn vẽ tranh bậc Tiểu học”. Đề tài này tuy mới được áp dụng thực nghiệm, khi viết thành sáng kiến kinh nghiệm tôi rất hy vọng nếu thực sự giúp ích thì mong đồng nghiệp cùng tham khảo, nếu vẫn còn những hạn chế nhất định nào đó thì tác giả cũng mong muốn được các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp bộ môn cùng tháo gỡ để đề tài kinh nghiệm này sẽ trở thành một cẩm nang cho mỗi giáo viên dạy bộ môn Mỹ thuật ở bậc tiểu học. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Qua thời gian công tác và giảng dạy trực tiếp tại trưòng Tiểu học Hoàn Long và kiêm nhiệm công tác nghiệp vụ bộ môn của Phòng Giáo dục huyện Yên Mỹ, với nhiệt huyết của một giáo viên trẻ, luôn mong muốn lên lớp, đứng trước các em học sinh, truyền đạt tất cả những kiến thức mà mình có cho các em. Trước những ánh mắt thơ ngây, hồn nhiên, chăm chú nhìn tôi, tôi tự thấy được
  4. vai trò của mình, vai trò của một người thầy đứng trên bục giảng. Trong mỗi tiết dạy, tôi 1uôn cố gắng làm sao có thể truyền đạt kiến thức của mình tới các em một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất và dễ hiểu nhất. Vì là một giáo viên trẻ, tôi có nhiều điều kiện để tiếp xúc, nắm bắt, tiếp thu các phương tiện hiện đại. Với những hiểu biết của mình về máy vi tính, các phần mềm tin học và các loại máy chiếu hiện đại, tôi thiết nghĩ nếu có thể sử dụng những phương tiện này vào bài giảng thì sẽ có thể đạt nhiều kết quả tốt. Bởi vì hiện nay trên thị trường, trên mạng Intemet, trên tivi có rất nhiểu các loại băng hình, tranh ảnh rất phong phú, nhiều thể loại, hình thức thể hiện khác nhau, những trào lưu nghệ thuật mới Nếu như các em học Sinh được xem, được biết đến thì các em sẽ mở rộng được hiểu biết của mình về nghệ thuật hội hoạ và làm phong phú thêm trí tưởng tượng, phát huy trí sáng tạo của mình trong suy nghĩ và vẽ tranh. Với mục tiêu làm thế nào để đổi mới thực sự về phương pháp dạy học Mỹ thuật trong trường phổ thông nói chung và trong trường tiểu học nói riêng. Đặc biệt là làm thế nào để giáo viên Mỹ thuật không phải quá vất vả trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học. Với mục đích giúp học sinh hình thành khái niệm mỹ thuật, khái niệm về bố cục, mầu sắc, hình mảng, tình cảm thẩm mỹ cho học sinh, đặc biệt giúp học sinh hình thành kiến thức về ngôn ngữ tạo hình, cụ thể là ngôn ngữ hội hoạ một cách đơn giản và hiệu quả. Tạo nên một quan niệm Dạy - Học mới dựa trên mô hình công nghệ thông tin hoá, hiện đại hoá bài giảng. Tạo ra bước đột phá về áp dụng kỹ thuật hiện đại trong dạy học. Tạo một thói quen tự tìm tòi sáng tạo và tự học tập, tự nghiên cứu về công nghệ thông tin để phục vụ cho việc Dạy - Học theo phương pháp mới. Giáo viên biết tận dụng nền kỹ thuật tiên tiến và phương tiện hiện đại để đổi mới cách dạy của mình và của ngành.
  5. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Trong đề tài này tôi xác định một số đối tượng cụ thể để nghiên cứu và thực hiện sáng kiến này. Cụ thể là các đối tượng chính sau: - Đối tượng học: toàn bộ học sinh các khối lớp từ khối 1 đến khối 5. - Phân môn để nghiên cứu cụ thể là Vẽ tranh theo đề tài. - Nội dung cần áp dụng: gồm hai phần chính trong hoạt động dạy của giáo viên đó là phần Quan sát nhận xét và phần Hướng dẫn thực hành. - Thực trạng học sinh trong quá trình tiếp nhận kiến thức thông qua vận dụng công nghệ hiện đại trong học tập. - Các phần mềm tin học ứng dụng trong soạn, giảng đối với phân môn và bộ môn. - Phương tiện, thiết bị hiện đại tham gia vào quá trình Dạy - Học phần quan sát và thực hành của phân môn Vẽ tranh. * Trong quá trình nghiên cứu sáng kiến này tôi tập trung vào những đối tượng tiên quyết của đề tài đó là: Học sinh tiểu học; Thiết bị công nghệ thông tin như: máy chiếu đa năng Projecter, đầu đĩa VCD, tivi màn ảnh lớn, máy chiếu vật thể ; Phần mềm tin học hỗ trợ như: phần mềm PowerPoint, phần mềm ProShowGold, Ulead VideoStudio 10 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Để nghiên cứu và thực hiện thành công đề tài này chúng ta cần nghiên cứu một số nhiệm vụ cụ thể dưới đây trong khi vận dụng công nghệ thông tin vào bài giảng: + Phương pháp chuẩn bị cần thiết cho mỗi bài giảng. + Phương pháp hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét tranh. + Phương pháp hướng dẫn học sinh thực hành.
  6. Với 3 vụ này, chúng ta đã tiến hành những phần quan trọng nhất trong bài dạy vẽ tranh đối với bậc tiểu học. Ở đây tôi chỉ tập trung vào việc áp dụng công nghệ thông tin trong khi thực hiện các nhiệm vụ trên. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu các ứng dụng phần mềm tin học hiện có trên thị trường để có thể sử dụng tốt trong quá trình thiết kế bài giảng, thiết kế trực quan quan sát và thiết kế hiệu ứng Video. - Khảo sát đối tượng học sinh trong bậc Tiểu học khi đón nhận bài giảng có sử dụng một số phương tiện, kỹ thuật trong bài giảng để từ đó có thể có những chuẩn bị phù hợp khi xử lý tình huống sư phạm. - Xây dựng hai nội dung chính (Quan sát nhận xét và Thực hành) của phần giảng lý thuyết đối với phân môn vẽ tranh để tiến hành trình diễn khi truyền thụ nội dung kiến thức của hai phần đó. - Thực hiện bài dạy có sử dụng công nghệ thông tin vào hai nội dung chính theo dự kiến và tiến hành một cách chủ động, có kế hoạch. Mặc dù đã thiết kế sẵn nhưng khi triển khai các nội dung có ứng dụng công nghệ thông tin thì giáo viên cần phải lưu ý tới khâu chuẩn bị, khâu trình diễn, hết sức lưu ý để hạn chế tối đa những sự cố không đáng có khi tiến hành nội dung bài giảng. 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đây là một mảng đề tài rất mới, tôi có tham vọng nghiên cứu trên phạm vi rộng ở nhiều đối tượng khác nhau, nhưng do đây là những lần đầu viết và vận dụng đề tài nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu trên đối tượng học sinh tại trường tôi giảng dạy. Ngoài ra tôi thử nghiệm trên một số đối tượng ở một vài trường khác trong huyện Yên Mỹ và Thành phố Hưng Yên. Trong thời gian tới tôi tiếp tục hoàn thiện đề tài và tiếp tục sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu (mở rộng cả đối tượng học sinh và phân môn khác của bộ môn như phân môn vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, thường thức mỹ thuật).
  7. Với phạm vi nghiên cứu như hiện nay tôi cũng đã sử dụng hầu hết các phương pháp truyền thống kết hợp trong các bước dạy học bằng giáo án điện tử và đồ dùng điện tử. Riêng phân môn Vẽ tranh tại trường tôi, tôi đã sử dụng nhiều bài giảng trên nhiều khối lớp khác nhau để thực nghiệm và rút kinh nghiệm trong việc thiết kế bài giảng và đồ dùng điện tử. 7. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: Đề tài này đã được hình thành trên cơ sở ý tưởng từ năm học 2005 - 2006, từ đó tôi đã tìm hiểu nhiều phần mềm tin học có thể hỗ trợ tốt cho việc soạn giảng các bài dạy của bộ môn Mỹ thuật. Và cũng từ thời gian này kế hoạch cụ thể đã được hình thành và những phiên bản giáo án đầu tiên được thực hiện trên máy tính cá nhân và cũng mới chỉ mang hình thức thử nghiệm của bản thân để tham khảo và khắc phục những hạn chế. Và cũng năm học 2005- 2006 giáo án điện tử đầu tiên được sử dụng trong hai đợt hội giảng cấp trường do tôi trực tiếp dạy (nhưng mới chỉ chuyển định dạng sang VCD và sử dụng trên hệ thống đầu đĩa và ti vi, do lúc này chưa có đủ thiết bị và máy móc). Cuối năm học này tại Hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh bậc tiểu học của môn Mỹ thuật, giáo án này lần đầu tiên được sử dụng trực tiếp trên máy chiếu đa năng (Projecter) và máy vi tính. Ngay từ đầu năm học này (2006 - 2007) tôi tiếp tục dành thời gian và tâm huyết vào việc nghiên cứu để tạo được những bài giảng điện tử thật trực quan và dễ sử dụng đối với giáo viên chưa biết nhiều về tin học cũng như những thiết bị máy móc hiện đại. Bên cạnh đó, tôi vẫn tiếp tục hoàn thiện những bộ đĩa VCD có thể cho trình chiếu trực tiếp trên các thiết bị dân dụng (đầu đĩa video và ti vi) để những địa phương và giáo viên chưa có điều kiện sử dụng máy vi tính và máy chiếu đa năng vẫn có thể áp dụng được. Hết năm học này, tôi dự kiến sáng kiến kinh nghiệm này tiếp tục được vận dụng trong các tiết dạy tại trường tôi và khắc phục những vướng mắc nhỏ trong