SKKN Tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo chủ đề “Hệ sinh thái” – Sinh học 12 nhằm phát triển năng lực cho học sinh

docx 60 trang Mịch Hương 27/09/2024 860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo chủ đề “Hệ sinh thái” – Sinh học 12 nhằm phát triển năng lực cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_to_chuc_day_hoc_trai_nghiem_sang_tao_chu_de_he_sinh_tha.docx
  • pdfNguyễn Thị Trà Giang- Trường THPT Cát Ngạn- Sinh học.pdf

Nội dung text: SKKN Tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo chủ đề “Hệ sinh thái” – Sinh học 12 nhằm phát triển năng lực cho học sinh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT CÁT NGẠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHỦ ĐỀ “HỆ SINH THÁI” – SINH HỌC 12 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH. Môn: Sinh học Tác giả: Nguyễn Thị Trà Giang Tổ: Khoa học tự nhiên Năm thực hiện: 2021 – 2022 Số điện thoại: 0326.869.569 1
  2. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT KÝ HIỆU VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ THPT Trung học phổ thông GD &ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh CM Chuyên môn SKKN Sáng kiến kinh nghiệm NL Năng lực CĐ Chủ đề TNSP Thực nghiệm sư phạm TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng SGK Sách giáo khoa PPDH Phương pháp dạy học 3
  3. 1.2.5. Đánh giá dạy học trải nghiệm sáng tạo. 12 1.3. Thực trạng dạy học trải nghiệm sáng tạo phát triển năng lực 13 HS tại các trƣờng THPT huyện Thanh Chƣơng – Nghệ An. 1.3.1. Đối với giáo viên 13 1.3.2. Đối với học sinh 14 1.4. Điểm thuận lợi, khó khăn ảnh hƣởng đến dạy học trải nghiệm 14 sáng tạo và vận dụng dạy học STEM theo hƣớng phát triển năng lực học sinh trong dạy học Sinh học 1.4.1. Thuận lợi 14 1.4.2. Khó khăn 14 II. Nội dung chính 15 2.1. Vận dụng dạy học trải nghiệm sáng tạo theo định hƣớng phát 15 triển năng lực trong chủ đề “Hệ sinh thái” Sinh học 12 THPT 2.1.1. Vị trí đặc điểm của CĐ: “Hệ sinh thái” trong chương trình sinh học 15 12 2. 1. 2. Chuẩn kiến thức, kỹ năng của CĐ: “Hệ sinh thái” 15 2.2. Thiết kế tiến trình vận dụng dạy học trải nghiệm sáng tạo theo 16 định hƣớng phát triển năng lực trong dạy học chủ đề: “Hệ sinh thái” 2.2.1. Hình thành ý tưởng. 16 2.2.2. Các phương pháp sử dụng giảng dạy 17 2.2.3. Định hướng sản phẩm của học sinh 17 2.2.4. Lập kế hoạch tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo. 17 2.2. 5. Nội dung thực nghiệm sư phạm 19 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41 I. Kết luận 41 II. Kiến nghị 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 PHỤ LỤC 43 MINH CHỨNG CỦA CÁC NHÓM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC 51 HIỆN HỌC TẬP TNST 5
  4. 2. Mục đích nghiên cứu - Xây dựng chủ đề dựa trên cơ sở khoa học, đặc điểm của địa phương, chú trọng sử dụng các phương pháp, kỹ thuật, hình thức tổ chức dạy học TNST cho chủ đề “Hệ sinh thái” nhằm tăng hiệu quả dạy học phát triển năng lực cho học sinh, từ đó nâng cao khả năng nhận thức, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. - Xây dựng các tiêu chí, phương thức đánh giá học sinh trong quá trình học tập chủ đề. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Phát triển năng lực của học sinh thông qua tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo “Chủ đề: Hệ sinh thái - Sinh học 12”. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Các biện pháp vận dụng tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học “Chủ đề: Hệ sinh thái - Sinh học 12”. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học trải nghiệm sáng tạo. - Cơ sở lý luận phát triển năng lực cho HS trong dạy học Sinh học. - Cơ sở lý luận để đề xuất dạy học trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. - Mục tiêu, cấu trúc, nội dung chủ đề “Hệ sinh thái” Sinh học 12. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra, tìm hiểu thực tế. - Quan sát, phân tích, tổng hợp các phiếu điều tra, thăm dò và đánh giá thực trạng. 5.3. Phƣơng pháp quan sát 5.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm - Tổ chức thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu thu nhận được. 5.5. Phƣơng pháp thống kê toán học 7
  5. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận 1.1. Dạy học Sinh học ở trƣờng phổ thông theo định hƣớng phát triển năng lực 1.1.1. Khái niệm năng lực. Trong các kết quả nghiên cứu tâm lý học thì năng lực là những thuộc tính riêng của cá nhân. Ở Liên Xô trước đây, nhà Tâm lý học P. A. Ruđich cho rằng : “Năng lực là tính chất tâm – sinh lý của con người chi phối quá trình tiếp thu các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cũng như hiệu quả thực hiện một hoạt động nhất định”. Theo G. Coovaliôp: “Năng lực là một tập hợp hoặc tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những nhu cầu lao động và đảm bảo cho hoạt động và đạt được những kết quả cao”. Ở Việt Nam thì tác giả Phạm Minh Hạc đã định nghĩa: “Năng lực là những đặc điểm tâm lý cá biệt, tạo thành điều kiện quy định tốc độ, chiều sâu, cường độ, của việc tác động vào đối tượng lao động”. Người có năng lực về một lĩnh vực nào đó thì có thể dễ dàng hoàn thành công việc được giao so với người không có năng lực cùng thể hiện chung nhiệm vụ. Năng lực nó chứa đựng các yếu tố mới, có tính linh hoạt, lĩnh vực hoạt động rộng, giải quyết nhiệm vụ trong nhiều tình huống khác nhau. Còn kỹ năng, kỹ xảo là những hoạt động được lặp đi lặp lại nhiều lần đến mức thành thạo và có lĩnh vực hoạt động hẹp. 1.1.2. Phân loại năng lực. - Năng lực chung - Năng lực chuyên môn - Năng lực phát triển bản thân - Năng lực trong công việc - Năng lực về quản lí xã hội - Nhóm năng lực công cụ 1.1.3. Các mức độ của năng lực. - NL chung là hệ thống những thuộc tính trí tuệ cá nhân đảm bảo cho cá nhân nắm được tri thức và hoạt động một cách dễ dàng có hiệu quả, có thể gọi NL chung là năng lực trí tuệ (inteligence), NL này thể hiện ở chức năng tâm lí. - NL chuyên môn là hệ thống các thuộc tính cá nhân bảo đảm đạt được kết quả cao trong nhận thức và trong sáng tạo của các lĩnh vực chuyên môn. Mỗi người đều có NL chung và NL chuyên môn phát triển bổ sung lẫn nhau. 9