SKKN Tìm hiểu và đề xuất một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh Trung học cơ sở

doc 20 trang sangkien 01/09/2022 10703
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tìm hiểu và đề xuất một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_tim_hieu_va_de_xuat_mot_so_tro_choi_van_dong_nham_phat.doc

Nội dung text: SKKN Tìm hiểu và đề xuất một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh Trung học cơ sở

  1. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về mặt lý luận Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận của nền văn hoá nhân loại có vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong xã hội. Vì nó góp phần phát triển và hoàn thiện về mặt thể chất, chuẩn bị cho con người bước vào cuộc sống lao động, học tập và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời còn mang ý nghĩa văn hoá xã hội sâu sắc, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Một nền TDTT phát triển thể hiện được tính ưu việt của xã hội có đời sống chính trị, kinh tế ổn định và phát triển. Ý thức được vai trò to lớn của TDTT Đảng và Nhà nước ban hành chỉ thị 36/CT- TW của Ban bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về công tác TDTT trong giai đoạn mới đã xác định: “Mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác TDTT là hình thành nền TDTT phát triển và tiến bộ góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực đáp ứng nhu cầu văn hoá, tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt được vị trí xứng đáng trong các hoạt động thể thao quốc tế, trước hết là ở khu vực Đông Nam Á”. Dưới sự lảnh đạo của Đảng, sự quan tâm đầu tư của Nhà nước TDTT nói chung và thể thao đỉnh cao nước ta nói riêng đã có nhiều bước tiến, góp phần xứng đáng vào cuộc sống đổi mới đất nước và giao lưu quốc tế. TDTT Việt Nam đã hoà nhập nhanh vào thể thao khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Trên thế giới cũng như ở nước ta điền kinh là môn thể thao có lịch sử lâu đời nhất, được ưa chuộng và phát triển rộng rãi khắp thế giới với nội dung phong phú và đa dạng. Điền kinh chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình thi đấu các Đại hội Olimpic quốc tế, SEAGames khu vực và trong đời sống nhân dân. Nước ta trong thời kỳ phát triển, điền kinh là một môn thể thao rất thích hợp, điều kiện tập luyện không quá phức tạp, ít tốn kém, phương pháp tập luyện dể dàng. Vì vậy thu hút được mọi tầng lớp, đối tượng tham gia tập luyện. 1.2. Về mặt thực tiễn Đối với học sinh trung học cơ sở, việc tập luyện điền kinh là một môn không thể thiếu, đi đầu trong quá trình giáo dục thể chất trong nhà trường. Giúp các em phát triển đều đặn ở những nhóm cơ yếu tạo điều kiện hình thành tư thế đúng, điều chỉnh về hình thái cơ thể, tạo nền móng cho hệ thống giáo dục thể chất. Ngoài ra còn góp phần rèn luyện ý chí, giáo dục ý chí khắc phục khó khăn cho các em trong học tập và trong đời sống. Ở lứa tuổi này, quá trình hưng phấn thần kinh chiếm ưu thế nên trò chơi vận động được sử dụng để phát triển các tố chất vận động nói chung và sức nhanh cho các em nói riêng. Việc giáo dục sức nhanh ở lứa tuổi này phù hợp với đặc điểm giải phẫu của cơ thể các em, đồng thời giáo dục sức nhanh sẽ kéo theo sự phát triển các yếu tố khác của cơ thể. Sức nhanh có đặc điểm là quyết định thành tích trong nhiều môn thể thao, tốc độ “động tác” đối với toàn bộ, hoặc các tình huống từng phần của chạy cự ly ngắn. Sức nhanh là yếu tố hàng đầu trong công việc giáo dục thể chất cho học sinh trung học cơ sở giúp các em phát triển khả năng thích ứng đối với lượng vận động của hệ thống cơ quan của cơ thể, bởi vì việc sử dụng trò chơi vận động nhằm phát triển sức 1
  2. nhanh đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống giảng dạy thể dục thể thao trong nhà trường. 1.3. Về cá nhân Bản thân được phân công dạy thể dục khối 6-8 qua thực tế giảng dạy gần 6 năm tôi nhận thấy muốn tổ chức tốt một tiết học không phải là đơn giản. Ở chương trình lớp 6- 8 nội dung chạy ngắn trong phân phối chương trình có nhiều tiết sử dụng trò chơi ( do GV chọn) nhưng hầu hết giáo viên chưa chú trọng quan tâm lựa chọn trò chơi, các trò chơi thường lặp lại nhiều lần gây sự nhàm chán. Vì vậy, nó đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực rất nhiều, phải thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ đáp ứng mọi yêu cầu đòi hỏi của việc đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn. Phải tăng cường dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, tham khảo các bài giảng của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm nâng cao nghiệp vụ sư phạm. Hơn nữa điều kiện về sân bãi tập luyện, trang thiết bị dụng cụ còn thiếu nhiều nên rất khó khăn cho việc đưa trò chơi vào các tiết học. Qua đề tài này mục đích của bản thân nhằm phát huy tối đa khả năng vận động của các em, giúp các em tích cực, tự giác luyện tập nhằm nâng cao sức khỏe thông qua các trò chơi đa dạng, phong phú bởi trò chơi tôi đưa vào được sử dụng như một nội dung học tập, vừa là phương tiện rèn luyện sức khỏe, thể lực và giáo dục đạo đức cho học sinh. Các trò chơi này mang đầy đủ các đặc điểm, tính chất hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, thu hút các em vào luyện tập tạo sự hứng thú trong học tập. Xuất phát từ những yêu cầu trên tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “TÌM HIỂU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NHẰM PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ”. 2. Mục đích nghiên cứu - Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong môn học. - Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo trong việc học tập. - Sử dụng một số trò chơi vận động phù hợp với lứa tuổi các em đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn. 3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh của khối 6 năm học 2014 – 2015 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhằm thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã xác định 2 nhiệm vụ sau: 4.1 Nhiệm vụ 1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS và tác dụng của trò chơi vận động. 4.2 Nhiệm vụ 2 Tìm hiểu đề xuất một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh trường THCS. 5. Giới hạn đề tài nghiên cứu 2
  3. Tìm hiểu và đề xuất một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh trường trung học cơ sở. 6. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 6.1 Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu 6.2 Phương pháp phỏng vấn toạ đàm 6.3 Phương pháp quan sát sư phạm Được sử dụng trong quá trình nghiên cứu thông qua theo dõi quá trình học của học sinh, từ đó rút ra các vấn đề sau: - Quá trình tiếp thu và tập luyện của học sinh. - Tìm hiểu các trò chơi, các phương pháp sử dụng trò chơi ảnh hưởng của trò chơi đến sự phát triển sức nhanh của học sinh. 6.4 Phương pháp thực nghiệm 6.5 Phương pháp toán thống kê 7. Thời gian thực hiện nhiệm vụ Từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015 của năm học 2014-2015 8. Địa điểm nghiên cứu Trường trung học cơ sở nơi tôi đang giảng dạy. PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA HỌC SINH THCS Ở lứa tuổi này các em có sự phát triển về mọi mặt, nổi trội trong đó là sự hình thành thay đổi chuyển giao từ giai đoạn nhi đồng sang lứa tuổi thiếu niên. Song sự thay đổi này chưa phát triển đầy đủ trong cơ thể. Ở lứa tuổi này làm nền móng cho các em chuẩn bị bước vào giai đoạn trưởng thành đạt trình độ cao về thành tích, thể lực chuyên môn. Và thay đổi cơ sở nói trên là quá trình phát sinh phát triển phức tạp của các bộ phận hệ thống cơ quan trong cơ thể được biểu hiện qua các mặt như sau: * Hệ thần kinh: Bộ não của các em ở lứa tuổi này đang trong thời kì hoàn chỉnh, tế bào thần kinh còn non yếu, hoạt động của thần kinh chưa ổn định, hưng phấn chiếm ưu thế hơn ức chế. Vì vậy dễ hình thành phản xạ có điều kiện. Ngoài ra do hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên làm cho quá trình hưng phấn chiếm ưu thế hơn ức chế, và do sự phối hợp của lứa tuổi này kém, động tác cứng, vụng về. Mặc dù các biểu hiện trên có tính tạm thời song vẫn cần chú ý trong tập luyện thể dục thể thao. Các trò chơi lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây căng thẳng, thần kinh dễ bị phân tán dẫn đến chán nản, thờ ơ, chính vì vậy cần phải đưa trò chơi phong phú, đa dạng phù hợp với lứa tuổi để các em tập luyện tích cực và bề bỉ thực hiện. * Hệ xương: 3
  4. Ở lứa tuổi này xương của các em đang trong thời kì phát triển mạnh, thành phần hữu cơ, nước trong xương còn nhiều, do vậy xương của các em có tính đàn hồi cao hơn, song sự chịu lực kém hơn dễ gây tác hại cho sự phát triển cơ thể, dễ bị méo lệch xương, Do vậy, phải hạn chế các trò chơi mang vác nặng, hoặc làm động tác tĩnh căng thẳng một bộ phận trong thời gian dài. Ở lứa tuổi này phải áp dụng lựa chọn một số trò chơi phát triển sức nhanh để cho cơ thể phát triển hài hòa cân đối. * Hệ cơ: Hệ cơ của các em phát triển chậm hơn sự phát triển của hệ xương, chủ yếu là sự phát triển về chiều dài, thiết diện cơ chậm phát triển nhưng đến tuổi 15-16 thì thiết diện cơ phát triển nhanh, đặc biệt là các cơ co. Do sự phát triển không đồng bộ, thiếu cân đối nên các em không phát huy được sức mạnh và chóng mỏi mệt. Vì vậy trong giáo dục thể chất cần chú ý phát triển tăng cường cơ bắp và phát triển toàn diện. * Hệ tuần hoàn: Tim phát triển chậm hơn so với sự phát triển của mạch máu, sức co bóp còn yếu, khả năng điều hòa hoạt động của tim chưa ổn định nên khi hoạt động quá nhiều, gây căng thẳng sẽ chóng mệt mỏi. Vì vậy, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ ảnh hưởng tốt đến hệ tuần hoàn. Họat động của tim dần dần được thích ứng và có khả năng chịu đựng được lượng vận động lớn sau này. Nhưng trong quá trình tập luyện thể dục thể thao cần đảm bảo nguyên tắc tăng dần, theo yêu cầu trong giáo dục thể chất, tránh hoạt động quá sức và đột ngột. * Hệ hô hấp: Phổi của các em phát triển chưa hoàn thiện, phế nang còn nhỏ, các cơ hô hấp chưa phát triển, dung lượng phổi còn bế. Vì vậy, khi hoạt động các em cần phải thở nhiều, thở nhanh nên chóng mệt mỏi. Vì vậy, rèn luyện thể chất cho các em phải toàn diện, phải chú ý phát triển các cơ hô hấp hướng dẫn các em biết cách thở sâu thở đúng và biết cách thở trong khi hoạt động. Như vậy mới có thể hoạt động được lâu và đạt hiệu quả. * Về mặt tâm lý: So với các cấp tiểu học, việc học của các em học sinh THCS chiếm nhiều thời gian hơn và gặp nhiều hoàn cảnh mới. Vì vậy, các em phải hoạt động độc lập với khối lượng công việc lớn. Điều này có quan hệ đặc biệt đến sự phát triển thái độ ý thức trong hoạt động, trách nhiệm và sự sáng tạo Tuy nhiên nếu giáo dục không đúng thì các em sẽ phát triển theo hướng không tốt. Lứa tuổi này cảm xúc diễn ra tương đối mạnh mẽ nên các em dễ bị kích động kém tự chủ, các em có quan hệ bạn bè thân thiết, gần gũi, trên cơ sở có cùng hứng thú, các phẩm chất ý chí của các em đã được phát triển hơn song việc tự ý thức và nhận thức không phải các em bao giờ cũng hiểu đúng người khác. Tuy nhiên những nét ý chí của tính cách như: Can đản, dũng cảm là những phẩm chất mà các em rất quý trọng, các em rất sợ mang tiếng là “yếu đuối” cho mình là trẻ con. Vì vậy, khi giáo viên xem thường kết quả học tập của học sinh hoặc không đánh giá động viên kịp thời thì học sinh sẽ nhanh chóng chán nản trong tập luyện thể dục thể thao và có thể lôi kéo bạn cùng nhóm không tích cực tập luyện. 2. Cơ sở sinh lí của sức nhanh trong giảng dạy điền kinh cho học sinh THCS 4