SKKN Tích hợp bộ môn Văn học để tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

doc 50 trang sangkien 12060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp bộ môn Văn học để tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_bo_mon_van_hoc_de_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_tr.doc

Nội dung text: SKKN Tích hợp bộ môn Văn học để tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

  1. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Tích hợp bộ môn Văn học để tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THCS. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: bộ môn Lịch sử ở trường THCS 3. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Vũ Nguyên; Giới tính: Nam Ngày tháng/năm sinh: 27 tháng 7 năm 1977 Trình độ chuyên môn: Đại học. Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng – Trường THCS thị trấn Kinh Môn Điện thoại: 0987231688 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu : Trường THCS thị trấn Kinh Môn- Huyện Kinh Môn – Hải Dương Điện thoại 03203822382 5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Giáo viên phải có lòng nhiệt tình, yêu nghề; có năng lực sáng tạo của một giáo viên dạy Lịch sử. - Người giáo viên dạy lịch sử phải có một nguồn kiến thức nhất định về Văn học, Lịch sử thì mới có thể sưu tầm được một hệ thống tư liệu phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, từng bài lịch sử cụ thể. Để có một bộ sưu tập tư liệu đã khó, thì việc sử dụng nó vào bài dạy lại càng khó khăn hơn, vì phải sử dụng tư liệu đó như thế nào cho có hiệu quả lại phụ thuộc vào sự đạo diễn của người đứng trên bục giảng. - Hệ thống thư viện nhà trường cần có sự đầu tư đa dạng về các tư liệu văn học, đặc biệt là văn học sử để giáo viên sưu tầm và vận dụng vào việc giảng dạy . 6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Sáng kiến này bắt đầu được áp dụng từ năm học 2012-2013 TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Nguyễn Vũ Nguyên 1
  2. TÓM TẮT SÁNG KIẾN Trải qua 5 năm tiến hành đổi mới phương pháp dạy và học, tôi thấy việc thực hiện đổi mới còn một số bất cập, nguyên nhân là do thiết bị đồ dùng chưa đầy đủ và chưa đúng với yêu cầu đổi mới; do hoàn cảnh của trường nên việc mua sắm các thiết bị đúng như yêu cầu của phương pháp mới chưa thể thực hiện được. Hơn nữa học sinh luôn coi môn lịch sử là môn phụ, một số ít giáo viên cũng bị cuốn vào cách tư duy ấy nên ít chú ý tới việc làm như thế nào để thu hút học sinh học môn của mình. Môn Lịch sử vốn là môn học với chuỗi sự kiện khô khan, khó nhớ nên học sinh ít khi có hứng thú để học. Bản thân tôi cũng là một giáo viên lịch sử có trên mười năm thực tế trong giảng dạy, tôi luôn tìm cho minh một hướng đi phù hợp với bộ môn nhất và biệt là trong những năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học vừa đồng thời tạo ra cho thầy và trò một tâm thế tốt để truyền đạt và tiếp thu bài học lịch sử một cách có hiệu quả nhất. Vì vậy, nhiều năm qua tôi luôn gây hứng thú cho học sinh bằng cách vận dụng những kiến thức văn đưa vào bài học lịch sử và đã thu được kết quả rất tốt. Tôi muốn đưa ra đây như là một kinh nghiệm để cùng các đồng nghiệp trao đổi và có thể rút ra cho mình một cách dạy hay nhất. Trước tiên, để giảng dạy tốt trong nghề dạy học, bất cứ giáo viên bộ môn nào cũng đều phải có tư tưởng, tình cảm đúng đắn lành mạnh, trong sáng, có lòng nhiệt thành đối với nghề nghiệp, có thế giới khách quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ để góp phần hình thành thế hệ trẻ theo mục tiêu đào tạo của Đảng. Không ngừng nâng cao sự hiểu biết kiến thức bộ môn, có phương pháp dạy tốt, không ngừng hoàn thiện cải tiến phương pháp giảng dạy và nghiệp vụ. Giảng dạy là đưa đến cho thế hệ trẻ, giúp thế hệ trẻ tiếp nhận những giá trị quí báu của loài người về phương diện tri thức cũng như về phương diện tình cảm, tư tưởng góp phần bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho thế hệ trẻ. Thời gian áp dụng: Từ năm học 2012 đến nay với đối tượng là học sinh THCS. 2
  3. Việc sử dụng tư liệu văn học trong giảng dạy lịch sử ở trường THCS sẽ có những ý nghĩa cơ bản như sau: - Tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh. - Các tác phẩm văn học góp phần làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn nâng cao, hứng thú của học sinh trong việc học bộ môn Lịch sử - Tài liệu văn học có ưu thế lớn trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh. - Tài liệu văn học cũng góp phần quan trọng vào việc phát triển kĩ năng thực hành. - Văn học là những tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng xuất hiện ở một thời điểm lịch sử nhất định, ít nhiều cũng phản ánh hơi thở của cuộc sống ở thời điểm đó với đầy đủ những sắc thái đặc điểm về văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị, đạo đức, lối sống, tư tưởng của thời đại và từng con người. - Sử dụng loại tư liệu này các bài học sẽ hấp dẫn hơn và sẽ giúp học khắc sâu hơn nữa những kiến thức cơ bản của từng sự kiện lịch sử. - Qua việc tích hợp văn học vào dạy học Lịch sử giáo viên giúp học sinh được học một lần nữa về tiếp thu tác phẩm văn học, giúp các em làm quen bước đầu và hiểu thêm, hiểu sâu sắc hơn về các tác phẩm văn học trong nhà trường. + Từ nhiều năm giảng dạy ở trường THCS, tôi đã vận dụng phương pháp này, đặc biệt là những năm tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường THCS. Những bài dạy của tôi luôn sử dụng hợp lý những tư liệu văn học cần thiết và thu được kết quả khá tốt. Về phía học sinh: Tôi đã gây được hứng thú cho các em, kích thích sự tự giác, độc lập tư duy trong việc sưu tầm tư liệu liên quan cho bài học. Các em tiếp thu bài nhanh hơn, nhớ lâu, đồng thời tạo ra một không khí học tập tốt không nhàm chán . Về phía đồng nghiệp: Khi dự giờ đều nhận xét cách sử dụng các tư liệu văn học, là có hiệu quả, giờ dạy sinh động hẳn lên và việc tiếp thu kiến thức của học sinh nhẹ nhàng hơn. Đặc biệt là phù hợp với phương pháp mới. 3
  4. MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến. 1.1. Hoàn cảnh thực tiễn. Trên thế giới, các nước đều coi môn Lịch sử là một trong những môn học cơ bản trong chương trình giáo dục phổ thông. Nước ta trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, môn Lịch sử, trước hết là môn quốc sử, càng giữ vai trò quan trọng trong trang bị kiến thức cơ sở, giáo dục các giá trị truyền thống, góp phần xác lập bản lĩnh con người để thế hệ trẻ cùng với nền tảng giáo dục phổ thông, có thể bước vào đời, thực hiện trách nhiệm công dân đối với xã hội. Nhưng, sau bậc học phổ thông, chỉ có một số ít học sinh đi vào các ngành của khoa học lịch sử, còn đại bộ phận đi vào các ngành khoa học khác mà không còn tiếp tục học môn Lịch sử. Vì vậy đối với thế hệ trẻ, kiến thức Lịch sử chỉ được trang bị chủ yếu qua cấp học phổ thông, cộng với những hiểu biết được bổ sung qua đọc sách báo hay tự học. Nếu không sớm cải cách môn Lịch sử ở cấp học phổ thông, khắc phục tình trạng sa sút đến mức báo động như hiện nay thì sẽ tạo ra những hẫng hụt trong kiến thức về lịch sử Việt Nam và thế giới, để lại những hệ quả rất đáng lo ngại trong kế thừa các giá trị di sản lịch sử và văn hóa dân tộc, trong gìn giữ bản sắc dân tộc, trong định hướng phát triển nhân cách, bản lĩnh con người Việt Nam nhất là khi giao lưu và đối thoại với các nền văn minh, văn hóa trên thế giới. 1.2. Lịch sử của vấn đề: Tài liệu văn học rất cần thiết cho việc học tập, giảng dạy lịch sử nên có rất nhiều nhà nghiên cứu phương pháp trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề này. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, đầu tiên phải kể đến cuốn: “ Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” của tiến sĩ N.G Đai ri. Tác giả đã phân tích một cách thuyết phục vai trò, cách sử dụng SGK và các tài liệu học tập(bao gồm cả tài liệu văn học). 4
  5. Quyển “ Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông” tập 1 do P.P. Koropkin chủ biên đã dành một phần nội dung để trình bày về việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử. Ở trong nước, quyển “ Phương pháp dạy học lịch sử” do GS. Phan Ngọc Liên chủ biên nói về vai trò và các biện pháp sử dụng tài liêu văn học trong dạy học Trong quyển: “ Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử” của các nhà nghiên cứ giáo dục GS.TS Phan Ngọc Liên, PGS. TS Trịnh Đình Tùng, GS- TS Nguyễn Thị Côi có phần “ Sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử” có nói tới việc sử dụng tài liệu thơ ca Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử dân tộc. Ngoài ra việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử còn đề cập đến rất nhiều trong tạp trí nghiên cứu lịch sử, khóa luận tốt nghiêp, luận văn thạc sĩ . Như vậy, vấn đề sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử đã được đề cập sâu rộng trong rất nhiều tài liệu trong và ngoài nước Bản thân là một giáo viên lịch sử có trên mười năm thực tế trong giảng dạy, tôi luôn tìm cho mình một hướng đi phù hợp với bộ môn nhất và biệt là trong những năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học vừa đồng thời tạo ra cho thầy và trò một tâm thế tốt để truyền đạt và tiếp thu bài học lịch sử một cách có hiệu quả nhất. Vì vậy, nhiều năm qua tôi luôn gây hứng thú cho học sinh bằng cách vận dụng những kiến thức văn học đưa vào bài học lịch sử và đã thu được kết quả rất tốt. Tôi muốn đưa ra đây như là một kinh nghiệm để cùng các đồng nghiệp trao đổi và có thể rút ra cho mình một cách dạy hay nhất. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi xin đưa ra sáng kiến Tích hợp bộ môn Văn học để tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THCS. 2. Thực trạng của vấn đề. Như chúng ta đã biết bộ môn lịch sử có chức năng và nhiệm vụ rất quan trọng trong nhà trường phổ thông, bởi lẽ đây là bộ môn “khôi phục bức tranh quá khứ” một cách chính xác, khoa học và hiểu được quy luật phát triển của xã hội, nhằm góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng lập trường quan điểm của học sinh. 5
  6. Tuy nhiên, hiên nay có nhiều quan niệm khác nhau về bộ môn Lịch sử. - Quan niệm thi cử: Một số học sinh chỉ chú trọng nội dung chương trình thi cử. “học tủ” mục đích đối phó mà không có cái nhìn tổng quát và toàn diện về quá trình hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới. - Do cơ chế thị trường; sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, vì thế mà một số em chú trọng môn khoa học tự nhiên, môn lịch sử ít được quan tâm. Hơn nữa học sinh luôn coi môn lịch sử là môn phụ, một số ít giáo viên cũng bị cuốn vào cách tư duy ấy nên ít chú ý tới việc làm như thế nào để thu hút học sinh học môn của mình. Môn Lịch sử vốn là môn học với chuỗi sự kiện khô khan, khó nhớ nên học sinh ít khi có hứng thú để học. Nhưng không vì lẽ đó mà chúng ta xem nhẹ bộ môn lịch sử, vì từ lâu bộ môn lịch sử có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Bản thân môn lịch sử rất hấp dẫn đối với học sinh : hiện nay nhiều nước trên thế giới lấy môn lịch sử làm môn học hàng đầu trong chương trình giáo dục cùng với một số môn khác như Toán, Văn, Đia lý bởi vì con người tương lai cần phải nắm vững kiến thức lịch sử dân tộc và thế giới để sống một cách có ý thức trên hành tinh. Tức họ hiểu rằng sống và lao đông để làm gì, phải đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, chống lại mọi sự bất bình đẳng và đánh giá đúng từng giai đoạn phát triển của lịch sử nhân loại. Vì lẽ đó, ở Việt Nam, tại Đại hội khoa học lịch sử lần thứ III. Tổng bí thư Đỗ Mười đã phát biểu; “ Cùng với quá trình quốc tế hoá ngày càng mở rộng. Thì trở về nguồn là xu thế chung của các dân tộc trên thế giới, với chúng ta đó là sự tìm tòi phát hiện ngày càng sâu sắc hơn những đặc điểm xã hội Việt Nam, những phẩm chất cao quý, những giá trị truyền thống và những bài học lịch sử giúp chúng ta lựa chọn và tiến hành bước đi thích hợp hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”. Vì thế, đối với giáo viên dạy môn Lịch sử cần nhận thức một cách đúng đắn, sâu sắc ý nghĩa bộ môn lịch sử trong chương trình giáo dục hiện nay ở 6