SKKN Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục Stem qua chủ đề “Xây dựng mô hình vườn sinh học - Nơi học tập và trải nghiệm cho học sinh”

docx 51 trang Mịch Hương 27/09/2024 600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục Stem qua chủ đề “Xây dựng mô hình vườn sinh học - Nơi học tập và trải nghiệm cho học sinh”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_thiet_ke_va_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_theo_dinh_huo.docx
  • pdfNguyễn Cảnh Hiếu, Lê Khắc Thục-THPT Tân Kỳ- Sinh-Công nghệ.pdf

Nội dung text: SKKN Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục Stem qua chủ đề “Xây dựng mô hình vườn sinh học - Nơi học tập và trải nghiệm cho học sinh”

  1. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học đặc biệt trong bối cảnh cuộc Cách mạng nhập Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là cách mạng công nghiệp 4.0) và xu hướng hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực, đó cũng chính là tinh thần chỉ đạo của Đảng, nhà nước thông qua các Nghị quyết, chỉ thị cụ thể cho sự nghiệp nền giáo dục Việt Nam trong thời kỳ mới. Giáo dục hiện đại đang chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực (NL) là xu hướng đem lại hiệu quả cao trong giáo dục nhưng cũng đòi hỏi người dạy và người học đều thay đổi cách dạy cà cách học. Giáo dục STEM là một quan điểm dạy học theo tiếp cận liên ngành từ hai trong các các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học trở lên. Trong đó nội dung học tập được gắn với thực tiễn, phương pháp dạy học theo quan điểm dạy học định hướng hành động. Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể (2018) đã xác định: Giáo dục khoa học tự nhiên là một trong những nội dung giáo dục góp phần thực hiện mục tiêu hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung cho học sinh (HS). Ngoài ra, giáo dục khoa học tự nhiên giúp HS vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống; đồng thời cùng với các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công Nghệ, Tin học; phương pháp giáo dục phải đảm bảo mỗi HS được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế, đổi mới về hình thức tổ chức hoạt động giáo dục cho HS theo hướng đa dạng, trong đó hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng STEM rèn luyện HS kĩ năng tự học, phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn. Tuy nhiên, hiện nay, một số giáo viên (GV) vẫn còn chưa nhận thức rõ bản chất dạy học STEM cũng như cách thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục STEM, đặc biệt hoạt động trải nghiệm theo định hướng STEM, vì vậy nghiên cứu sâu về hoạt động trải nghiệm định hướng STEM, cách thức để thiết kế và tổ chức HS học tập là một nghiên cứu cập nhật, cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang đổi mới căn bản, toàn diện, nhằm tiếp cận chương trình Chương trình tổng thể (2018) áp dụng khối THPT năm 2022-2023. Mặt khác, khi thực hiện chương trình hiện hành cũng như nghiên cứu chương trình giáo dục phổ (2018) cho bộ môn sinh học nói riêng và bộ môn khoa học tự nhiên nói chung, việc xây dựng và thiết 1
  2. tiễn. Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo định hướng STEM đúng nguyên tắc và quy trình sẽ góp phần trong việc tổ chức thành công hoạt động học tập, có thể vận dụng vào thiết kế các hoạt động STEM ở các nội dung và chủ đề khác nhau trong môn sinh học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông. 3
  3. Giáo dục STEM về bản chất là trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Các kiến thức và kĩ năng này (gọi là kĩ năng STEM) phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau trong dạy học giúp HS không chỉ hiểu biết về kiến thức lí thuyết mà còn có thể áp dụng để thực hành để tạo ra được các sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày [8]. Theo Tsupros N., R. Kohler và J. Hallinen (2009), giáo dục STEM là cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó HS áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào trong các bối cảnh cụ thể giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu, để từ đó phát triển các NL trong lĩnh vực STEM và giúp HS trải nghiệm thực tế nhằm khám phá tri thức và sáng tạo ra các sản phẩm có ý nghĩa [8]. 2.1.2. Hoạt động học trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM Hoạt động học trải nghiệm là một cách học thông qua làm, là quá trình tạo ra tri thức trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích những kinh nghiệm, kiến thức đã có. Những sự kiện trong cuộc sống người học được trải nghiệm sẽ làm nảy sinh những vấn đề cần giải quyết và để giải quyết, HS cần được tạo cơ hội áp dụng hiệu quả kiến thức và thực hành STEM, nghĩa là biết phân tích, phản ánh, đánh giá kinh nghiệm của bản thân kết hợp với các dạng học tập, không gian học tập và kiến thức nền tảng khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học [12]. Hoạt động học trải nghiệm (HĐHTN) theo định hướng giáo dục STEM được hiểu là phương pháp tiếp cận liên môn (khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học) trong dạy học với mục tiêu nâng cao hứng thú học tập các môn, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, định hướng hành động, trải nghiệm trong học tập, hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất người học. Khi thực hiện giáo dục STEM, để tổ chức dạy học một chủ đề/bài học STEM, cần xác định và lựa chọn các hình thức phù hợp. Trong đó, để huy động, thu hút sự quan tâm, tham gia của nhiều lực lượng giáo dục, nâng cao nhận thức, hứng thú của HS về ý nghĩa của khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học đối với đời sống con người, có thể thực hiện HĐHTN theo hướng STEM. Học trải nghiệm nhấn mạnh học qua trải nghiệm, huy động tổng hợp các kiến thức và kĩ năng từ những lĩnh vực đời sống khác nhau. Do đó, có thể xem giáo dục STEM là một trong những hoạt động của giáo dục trải nghiệm. Giáo dục STEM được ẩn chứa, nằm trong phạm vi khái niệm, nội hàm và khuôn khổ của HĐHTN [12]. HĐH TN STEM là một quá trình học tích hợp khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học dựa trên các ứng dụng của thế giới thực, theo đó phẩm chất và năng lực được tạo ra thông qua việc chuyển hóa kinh nghiệm, là quá trình xây dựng 5