SKKN Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học “Phần chế tạo cơ khí” Công nghệ 11

docx 42 trang Mịch Hương 27/09/2024 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học “Phần chế tạo cơ khí” Công nghệ 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_thiet_ke_va_su_dung_bai_tap_thuc_tien_nham_phat_trien_n.docx
  • pdfHán Thị Hảo - THPT Quỳnh Lưu 2 - Công Nghệ.pdf

Nội dung text: SKKN Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học “Phần chế tạo cơ khí” Công nghệ 11

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN Trường THPT Quỳnh Lưu 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC “PHẦN CHẾ TẠO CƠ KHÍ” CÔNG NGHỆ 11 LĨNH VỰC: CÔNG NGHỆ Tác giả: Hán Thị Hảo Tổ : Tự nhiên Năm thực hiện: 2021- 2022 Điện thoại: 0979.591.265 Nghệ An 2022
  2. CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Viết tắt Xin đọc là 2 BTTT Bài tập thực tiễn 1 BTTH Bài tập tình huống 3 DH Dạy học 4 ĐC Đối chứng 5 GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo 6 GQVĐ Giải quyết vấn đề 7 GV Giáo viên 8 HĐDH Hoạt động dạy học 9 HS Học sinh 10 KN Kĩ năng 11 KT - ĐG Kiểm tra - Đánh giá 12 KTDH Kĩ thuật dạy học 13 MĐ Mức độ 15 NL Năng lực 16 NLNH Năng lực người học 14 Nxb Nhà xuất bản 17 PP Phương pháp 18 PPDH Phương pháp dạy học 19 SGK Sách giáo khoa 20 STT Số thứ tự 22 TN Thực nghiệm 21 THPT Trung học phổ thông 23 VĐ Vấn đề
  3. chế tạo cơ khí. Đồng thời với các nội dung kiến thức mà học sinh có thể gặp trong thực tế, giáo viên cần khuyến khích học sinh tìm hiểu thực tế để khắc sâu kiến thức về nội dung đó, nhằm hình thành năng lực hiều về nội dung đó. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học “phần chế tạo cơ khí ” ( công nghệ 11) với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học. Mục tiêu của đề tài Xây dựng và đề xuất được quy trình tổ chức sử dụng BTTT trong DH môn nghệ 11 phần chế tạo cơ khí nhằm phát triển NL GQVĐ cho HS cấp THPT. 3. Đối tượng nghiên cứu - Năng lực vận dụng BTTT của HS lớp 11 ở trường THPT. - Thiết kế và sử dụng BTTT trong dạy học (DH) phần cơ khí chế tạo công nhệ 11 - Quá trình dạy học Công nghệ ở trường THPT Quỳnh Lưu 2 4. Phương pháp nghiên cứu - Các phương pháp nghiên cứu lý luận: + Nghiên cứu các tài liệu về tâm lí học, giáo dục học, lí luận dạy học giáo dục phổ thông, lí luận về dạy học tích cực, văn bản về đổi mới giáo dục, các bài báo, tạp chí có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài. + Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa và sách giáo viên môn Công nghệ lớp 11 để soạn thảo tiến trình dạy học theo định hướng nghiên cứu. .- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi, quan sát, bài kiểm tra học sinh ở lớp được thực nghiệm trong trường THPT Quỳnh Lưu 2. + Tiến hành thực nghiệm sư phạm trên đối tượng là học sinh lớp 11 tại trường THPT Quỳnh Lưu 2.thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An. + Sử dụng thống kê toán học để phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm từ đó khẳng định hiệu quả của việc áp dụng đề tài. 5. Ý nghĩa, đóng góp mới của đề tài - Đề tài có ý nghĩa giúp học sinh nắm vững các kiến thức về phần cơ khí chế tạo; phát triển các năng lực chung và các năng lực chuyên biệt, nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu đồng thời giúp các em có thể vận dụng các kiến thức đã được nghiên cứu để giải quyết các bài tập, các tình huống thực tiễn gặp trong cuộc sống . - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực, năng lực GQVĐ và bản chất, vai trò, ý nghĩa của BTTT trong DH nói chung và trong DH công nghệ nói riêng. 2
  4. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÁC BTTT TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG THPT. 1. Cơ sở lý luận 1.1. Năng lực và năng lực GQVĐ Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ, phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống. Khái niệm này thể hiện một cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kĩ năng, mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội, thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trường học tập và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội. Năng lực có cấu trúc và các tiêu chí xác định cụ thể. Năng lực hành động có cấu trúc gồm 4 năng lực thành phần được tổ hợp và liên kết chặt chẽ với nhau, đó là: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Mô hình cấu trúc năng lực này có thể cụ thể hóa trong từng lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp khác nhau và cũng phù hợp với bốn trụ cột giáo dục mà UNESCO đã xác định, đó là: Học để biết; Học để làm; Học để cùng chung sống và Học để tự khẳng định. Khi tổng quan các nghiên cứu về năng lực, chúng tôi nhận thấy rằng, để hình thành và phát triển năng lực cho con người thì cần phải có điều kiện cần và đủ sau: - Điều kiện cần: Kiến thức + Kĩ năng + Phương pháp + Thái độ + Động cơ + Thể lực, để đáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả tốt đẹp trong một điều kiện xác định. - Điều kiện đủ: Khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức và hợp lí các yếu tố cần có để hoàn thành một nhiệm vụ đặt ra, điều này làm nên sự khác biệt của mỗi con người. 1.2. Cấu trúc Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể. Năng lực chuyên môn : Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Nó được tiếp nhận qua việc học nội dung - chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức và tâm lý vận động; 4