SKKN Tạo hứng thú khi mở đầu bài giảng điện tử trong giảng dạy Vật lý ở trường phổ thông - Huỳnh Minh Hải

pdf 36 trang sangkien 7364
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tạo hứng thú khi mở đầu bài giảng điện tử trong giảng dạy Vật lý ở trường phổ thông - Huỳnh Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_tao_hung_thu_khi_mo_dau_bai_giang_dien_tu_trong_giang_d.pdf

Nội dung text: SKKN Tạo hứng thú khi mở đầu bài giảng điện tử trong giảng dạy Vật lý ở trường phổ thông - Huỳnh Minh Hải

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT MARIE CURIE SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TẠO HỨNG THÚ KHI MỞ ĐẦU BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG GIẢNG DẠY VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG” Lĩnh vực / Môn: VẬT LÝ Tên tác giả: HUỲNH MINH HẢI Giáo viên môn: VẬT LÝ NĂM HỌC 2016 - 2017 1
  2. LỜI NÓI ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã chọn giáo dục là quốc sách hàng đầu và ưu tiên phát triển. Để có thể hoàn thành tốt sứ mạng của mình, ngành giáo dục đã đề ra rất nhiều chủ trương, đường lối phù hợp với nhu cầu tình hình mới. Trong đó, trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học từ lấy người thầy đóng vai trò trung tâm chuyển sang phương pháp dạy học chủ động, sáng tạo, lấy người học làm trung tâm. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải tạo được hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn của mình. Quá trình giảng dạy của giáo viên sẽ có hiệu quả hơn nếu học sinh có hứng thú và niềm say mê khám phá kiến thức ngay từ đầu bài học. Qua một số giảng dạy và đặc biệt là sự chuẩn bị trong các tiết thao giảng, tôi nhận thấy hoạt động mở đầu bài giảng đóng vai trò vô cùng quan trọng để tạo nên thành công trong giờ dạy. Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc mở đầu bài giảng không được các giáo viên chú trọng và thực hiện nghiêm túc. Phần lớn giáo viên chỉ sử dụng thời gian đầu giờ để kiểm tra bài cũ rồi sau đó đi vào bài mới một cách nhanh chóng, dẫn đến tình trạng học sinh không hào hứng khi tiếp thu kiến thức. Vì thế tiết học trở nên nhàm chán. Học sinh tiếp thu kiến thức gượng ép, theo một chiều từ giáo viên truyền tải xuống. Thậm chí một số học sinh còn có thái độ tiêu cực trong giờ học như nói chuyện, không tập trung, làm việc riêng, ngủ quên trong giờ học, Mặt khác, sự bùng nổ công nghệ thông tin đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học, đặc biệt là tin học. Giáo án điện tử cùng các phần mềm vi tính ra đời, góp phần quan trọng trong hoạt động giảng dạy của giáo viên. Các công cụ này giúp giáo viên tổ chức được các hoạt động học tập đa dạng, phong phú hơn, bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn hơn. Việc kết hợp mở đầu bài giảng và giáo án điện tử sẽ tạo hứng thú cho học sinh ngay từ đầu tiết học, đẩy học sinh ra khỏi trạng thái còn vương vấn môn học trước đó, đưa học sinh vào trạng thái hứng thú, chủ động tiếp thu kiến thức, góp phần nâng cao chất lượng bài giảng và hiệu quả giảng dạy của giáo viên. Qua một số năm thực nghiệm giảng dạy, tôi chọn đề tài: “TẠO HỨNG THÚ KHI MỞ ĐẦU BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG GIẢNG DẠY VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG”. Rất mong là tài liệu giúp bản thân tôi tổng kết lại các hoạt động của mình, đồng thời là tài liệu tham khảo giúp các đồng nghiệp sử dụng trong các giờ dạy. 2
  3. 2. Thực trạng học sinh - Với cách mở bài “hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài .” hay “bài học hôm nay là ”, “mở sách giáo khoa và chúng ta cùng tìm hiểu bài ”, với tâm lý đó học sinh sẽ dễ nhàm chán, tiết học thật buồn tẻ, không có không khí chủ động học tập. - Học sinh thụ động tiếp thu kiến thức một chiều từ phía giáo viên, như vậy dễ gây buồn ngủ, không có động lực học tập. - Học vật lý không có ứng dụng thì thật là thiếu sót, học sinh học kiến thức mà không biết kiến thức đó có ứng dụng như thế nào? vận dụng vào thực tế ra sao? thì mất đi ý nghĩa. - Giáo viên bị lối mòn hoạt động giảng dạy, lâu dài sẽ gây mất đam mê trong công việc. 3. Mục tiêu của đề tài - Đưa ra một số hình thức mở đầu bài giảng giúp gây hứng thú trong giảng dạy vật lý ở trường phổ thông. - Tạo cho học sinh thói quen tự chủ động tìm kiếm tri thức thông qua một số hoạt động mở đầu bài giảng. - Sử dụng tốt, thường xuyên các hình thức mở đầu bài giảng điện tử sẽ góp phần gây hứng thú, tạo sự tập trung ngay từ ban đầu, dễ dàng tiếp thu, ghi nhớ sâu sắc bài học cho học sinh; nâng cao hiệu quả dạy học của giáo viên. 4. Phương pháp thực hiện - Tham khảo tài liệu, sách, báo, tạp chí chuyên ngành nhằm tìm hiểu lý luận làm nền tảng cho đề tài nghiên cứu. - Vận dụng một số hiệu quả từ các phương pháp dạy học tích cực như: dự án, bàn tay nặn bột, khăn trải bàn, mảnh ghép, để tạo thêm hiệu quả cho việc giảng dạy. 3
  4. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TÂM LÝ HỌC CỦA ĐỀ TÀI Mở đầu bài giảng là một khâu quan trọng giúp cho bài học sinh động hơn, gây được sự chú ý của học sinh trước khi vào bài mới. Để làm được điều đó người giáo viên cần nắm rõ sự diễn biến tâm lý của học sinh khi thực hiện mở đầu bài giảng. I. Quan điểm về hứng thú học tập của các nhà tâm lý học trên thế giới - Annoi, nhà tâm lý học người Mỹ, cho rằng hứng thú là một sự sáng tạo của tinh thần với đối tượng mà con người muốn tham gia vào. - V.N.Miasixep, V.G.Ivanôp, A.Gackhipop các nhà tâm lý học người Nga coi hứng thú là thái độ nhận thức tích cực của cá nhân với những đối tượng trong hiện thực khách quan. - A.A.Luiblinxcaia đã khẳng định hứng thú là thái độ nhận thức, thái độ khao khát đi sâu vào một khía cạnh nhất định của thế giới xung quanh. Tóm lại, các nhà tâm lý học trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu về vấn đề hứng thú, đặt hứng thú trong mối quan hệ với các thuộc tính tâm lý khác của nhân cách làm cho khái niệm hứng thú phong phú và đầy đủ hơn. II. Quan niệm về hứng thú học tập ở Việt Nam Ở Việt Nam, các vấn đề về hứng thú đã được quan tâm nghiên cứu và đưa ra những quan niệm không giống nhau: - Theo Nguyễn Quang Uẩn, trong “Tâm lý học đại đại cương”, coi “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động”. Khái niệm này vừa nêu lên bản chất của hứng thú, vừa gắn hứng thú với hoạt động của cá nhân. - Nhóm các tác giả Phạm Minh Hạc – Lê Khanh – Trần Trọng Thủy cho rằng: “Khi ta có hứng thú về một cái gì đó, thì cái đó bao giờ cũng được ta ý thức và hiểu ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của ta. Hơn nữa ở ta xuất hiện một tình cảm đặc biệt đối với nó, do đó hứng thú lôi cuốn hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó, tạo ra tâm lý khát khao tiếp cận đi sâu vào nó”. Tóm lại, hứng thú là thái độ của cá nhân đối với một đối tượng hay quá trình nào đó đã đem lại những thích thú đến tính tích cực cá nhân, đòi hỏi họ có thể huy động sinh lực một cách trọn vẹn để thực hiện. Gây hứng thú trong dạy học vật lý là quá trình người giáo viên tác động vào nội dung học tập, môi trường học tập, phương tiện dạy học, đối tượng dạy học nhằm giúp học sinh thích thú, quan tâm đến chúng. Từ đó, học sinh ham 4
  5. thích tìm hiểu để tự bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ. Việc làm này là một điều rất quan trọng, nó góp phần giúp cho quá trình dạy và học đạt được hiệu quả cao. III. Hứng thú nhận thức là động cơ của hoạt động học tập - Trong quá trình dạy học, hứng thú nhận thức được coi là động cơ của hoạt động học tập. Có thể hiểu động cơ chính là sức hấp dẫn, lôi cuốn của đối tượng mà cá nhân cần chiếm lĩnh để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn của mình. Nói ngắn gọn, người học học vì cái gì thì cái đó chính là động cơ học tập của họ. Tuy nhiên, để có động cơ nói chung hay động cơ học tập nói riêng thì trước hết phải có đối tượng ở bên ngoài chủ thể, có giá trị đối với chủ thể và làm nảy simh ở chủ thể nhu cầu chiếm lĩnh nó. Khi nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng đó được cá nhân ý thức, nó sẽ trở thành động cơ thúc đẩy, định hướng và duy trì hành động. Trong quá trình dạy học, hứng thú luôn luôn có đối tượng, nó thể hiện rõ nét xu hướng ở một lĩnh vực bộ môn xác định mà học sinh muốn ngày một hiểu biết sâu sắc bộ môn đó. - Trong quá trình dạy học và giáo dục, hứng thú là phương tiện nâng cao tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh giúp cho quá trình dạy học trở nên hấp dẫn hơn, lôi cuốn được sự chú ý tự nhiên đối với các em. Chúng ta không thể truyền đạt tất cả những kiến thức về thế giới xung quanh cho học sinh mà cần phải giúp các em biết lựa chọn những điều cần thiết, có ý nghĩa đối với bản thân để các em chủ động tìm hiểu. - Hứng thú nhận thức của học sinh chịu nhiều ảnh hưởng bởi tài nghệ của người thầy. Hứng thú sẽ trở thành phương tiện giảng dạy đáng tin cậy khi giáo viên sử dụng cùng với các phương tiện dạy học khác nhằm giúp cho việc nảy sinh cái mới trong sự phát triển tư duy của học sinh. - Hứng thú dạy học là quá trình tác động từ phía giáo viên và môi trường học tập vào học sinh khiến các em chú ý, tập trung vào nội dung học tập. Đối tượng gây hứng thú cho học chính là nội dung các môn học, việc tiếp thu những nội dung này là nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động học tập. Người giáo viên cần khai thác nội dung môn học, xây dựng những “ngòi nổ” gây kích thích nhu cầu học tập của các em, giúp các em có sự quan tâm đặc biệt vào nội dung môn học. Việc phát triển hứng thú nhận thức của học sinh là một quá trình phức tạp trở thành đường lối chung trong việc giáo dục và phát triển học sinh. Sự thỏa mãn hứng thú nhận thức không bao giờ dẫn học sinh đến trạng thái bão hòa. Chính vì vậy, người giáo viên cần phải tạo các quá trình gây hứng thú nhận thức một cách thường xuyên và có hệ thống để tránh việc “bộc phát hứng thú” chỉ là 5
  6. hứng thú tạm thời, dễ có thể nhanh chóng tàn đi mà không tác động đến mặt hoạt động bên trong cũng như thái độ đối với học tập. - Quá trình hứng thú của học sinh gắn liền với nhu cầu cá nhân và động cơ học tập. Mỗi học sinh có những nhu cầu cá nhân và động cơ học tập riêng. Các em đến trường đều với mục đích chung là tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên, đằng sau mục đích chung này, mỗi học sinh có nhu cầu và động cơ học tập khác nhau. Từ đó, các em có những thái độ và tình cảm riêng đối với từng nội dung của môn học. Tùy theo nhu cầu cá nhân và động cơ học tập mà học sinh có những hứng thú trong học tập không giống nhau. Nếu giáo viên hiểu được những nhu cầu cá nhân cũng như động cơ học tập của các em thì việc xây dựng nội dung gây hứng thú trong quá trình dạy học càng đạt hiệu quả cao. Khi nội dung gây hứng thú của giáo viên không phù hợp với nhu cầu cá nhân cũng như động cơ học tập của các em thì quá trình hứng thú này sẽ bị dập tắt, không có hiệu quả. IV. Tác dụng của việc gây hứng thú trong dạy học vật lý Vật lý là môn khoa học lý thuyết và thực nghiệm. Kiến thức vật lý rộng lớn không chỉ bao gồm những quy luật, định luật, học thuyết cơ bản mà còn bao gồm cả những nội dung thực nghiệm cần học sinh nắm bắt. Gây hứng thú trong dạy học vật lý tạo nguồn kích thích tới học sinh, từ đó, các em thêm say mê tìm hiểu và đem lại hiệu quả trong việc tìm tòi, tiếp thu kiến thức. Việc gây hứng thú trong dạy học vật lý mang lại một số tác dụng đặc biệt như: - Là yếu tố cần thiết cho sự phát triển nhân cách, tri thức và nhận thức của học sinh. - Làm chỗ dựa cho sự ghi nhớ, cho phép học sinh duy trì sự chú ý thường xuyên và cao độ vào kiến thức bài học. - Làm cho hoạt động học trở nên hấp dẫn vì các em được duy trì trạng thái tỉnh táo của cơ thể, giúp học sinh phấn chấn vui tươi, học tập lâu mệt mỏi. - Ảnh hưởng đến tính chất, cường độ, kết quả của dạy và học giúp cho hiệu quả của hoạt động này được nâng cao. - Tạo ra và duy trì tính tích cực nhận thức, tích cực hoạt động tiếp thu, tìm hiểu kiến thức. - Giúp điều khiển hoạt động định hướng vì chính cảm xúc hứng thú tham gia điều khiển tri giác và tư duy. 6