SKKN Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 12A1 Trường THPT Cao Lãnh 2 qua công tác chủ nhiệm và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục

doc 16 trang sangkien 31/08/2022 6180
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 12A1 Trường THPT Cao Lãnh 2 qua công tác chủ nhiệm và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_tang_cuong_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_lop_12a1.doc
  • docKe hoach CN 12A1.doc
  • docPhu luc 2b.doc
  • docPhu luc 04.doc
  • docPhu luc 05.doc
  • docPhu luc 06.doc

Nội dung text: SKKN Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 12A1 Trường THPT Cao Lãnh 2 qua công tác chủ nhiệm và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CAO LÃNH 2 NGUYỄN QUANG VINH LÊ MINH TRƯỜNG TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 12A1 TRƯỜNG THPT CAO LÃNH 2 QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đồng Tháp, ngày 08 tháng 5 năm 2013
  2. MỤC LỤC Nội dung Trang Phần mở đầu 3 Phần nội dung 4 Chương I. Cơ sở lý luận 4 Chương II. Cơ sở thực tiễn 4 Chương III. Phương pháp và Giải pháp 6 Kết luận và kiến nghị 14 DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT Nội dung Ký hiệu Bộ Giáo dục và Đào tạo BGDĐT Sở Giáo dục và Đào tạo SGDĐT Trung học phổ thông THPT Học sinh HS Giáo viên GV Giáo viên chủ nhiệm GVCN Sinh hoạt chủ nhiệm SHCN Ban Chấp hành BCH Kỹ năng sống KNS Ngoài giờ lên lớp NGLL Sáng kiến kinh nghiệm SKKN 2
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập, hoạt động của HS, tạo điều kiện thuận lợi nhất để HS phát triển toàn diện. Nhiệm vụ chính của người GV là đào tạo, bồi dưỡng HS cả đức lẫn tài. Do đó, yêu cầu của hoạt động giáo dục HS là dạy chữ đi đôi với dạy người. Nếu làm tốt công tác chủ nhiệm lớp thì nó sẽ là một nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời giúp HS rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, trở thành con người của thời đại mới có đủ năng lực và bản lĩnh để thích ứng với yêu cầu của xã hội ngày nay. Trong xã hội phát triển mạnh mẽ đầy thách thức hiện nay, ngoài việc học chữ, HS cần phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống và hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp, người có ích cho xã hội. Do đó, vai trò, nhiệm vụ của nhà trường càng nặng nề hơn vì phải thực hiện song hành việc truyền đạt kiến thức cũng như uốn nắn hoàn thiện nhân cách HS. Nhưng, nếu thiếu KNS sẽ thiếu khả năng phân tích xử lý các tình huống khó khăn, xuống cấp về đạo đức, nhận thức và ứng xử lệch lạc, có phản ứng tiêu cực, dễ rơi vào bế tắc, không tự mình kéo lên được, Trong khi đó, chương trình giáo dục hiện nay còn nặng về kiến thức, chưa chú trọng đúng mức đến việc giáo dục KNS cho HS. Do vậy, đề tài SKKN “Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho HS lớp 12A1 Trường THPT Cao Lãnh 2 qua công tác chủ nhiệm và hoạt động NGLL nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục” đã thực hiện, nhằm hướng đến giáo dục toàn diện cho HS, giúp các em rèn luyện KNS, tự tin vững vàng trong cuộc sống. 2. Phạm vi nghiên cứu: Sáng kinh nghiệm này được nghiên cứu và thực hiện vào đầu tháng 8/2012 tại lớp 12A1 – Trường THPT Cao Lãnh 2, năm học 2012 – 2013. 3. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng những phương pháp đặc thù như phương pháp thuyết trình, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp động não, và những biện pháp thích hợp trong việc tổ chức thường xuyên các tiết SHCN và hoạt động NGLL nhằm giáo dục KNS ở HS để từng bước nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm. Hiệu quả của những phương pháp và biện pháp ấy được khảo sát và đánh giá qua từng tháng, học kì và cả năm (kết quả xếp loại hai mặt giáo dục của HS lớp chủ nhiệm), kết quả các đợt thi đua, các cuộc thi, do Đoàn trường phát động. 3
  4. PHẦN NỘI DUNG Chương I. Cơ sở lí luận: 1. Khái niệm về KNS: KNS (Life skills) là cụm từ được sử dụng rộng rãi nhằm vào mọi lứa tuổi trong mọi lĩnh vực hoạt động. Đó là những kĩ năng cần có cho hành vi lành mạnh, tích cực cho phép mỗi cá nhân đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày. Giáo dục KNS là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng thích hợp. 2. Nội dung cơ bản của vấn đề SKKN: Giáo dục KNS cho HS được hiểu là giáo dục những kĩ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp các em có thể chuyển tải những gì mình biết (nhận thức), những gì mình cảm nhận (thái độ) và những gì mình quan tâm (giá trị) thành những khả năng thực thụ giúp HS biết phải làm gì và làm như thế nào (hành vi) trong những tình huống khác nhau của cuộc sống. Như chúng ta đã biết, nội dung giáo dục KNS là một trong năm 05 nội dung cơ bản của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” giai đoạn 2008 – 2013 do Bộ Giáo dục phát động theo chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ban hành ngày 20/07/2008 và từ năm học 2009-2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đưa giáo dục KNS vào nhiệm vụ năm học, cụ thể chúng tôi đã thực sự sâu sát các công văn chỉ đạo của cấp trên như: - Công văn 864/SGDĐT-GDTrH, ngày 18/7/2012 về việc đẩy mạnh triển khai phong trào thi đua “Trường học thân thiện, HS tích cực” năm học 2012 – 2013. - Công văn 913/SGDĐT-GDTrH, ngày 02/8/2012 về việc hướng dẫn tổ chức “Tuần sinh hoạt tập thể” đầu năm học 2012 – 2013. - Công văn 1038/SGDĐT-CTHS-QDQP, ngày 31/8/2012 về việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL năm học 2012 – 2013. - Công văn 1057/SGDĐT-CTHS-QDQP, ngày 06/9/2012 về việc hướng dẫn thực hiện công tác HS, ngoại khóa năm học 2012 – 2013. Chương II. Cơ sở thực tiễn 1. Khái quát đặc điểm tình hình tại đơn vị: Trong những năm gần đây, phong trào xây dựng “Trường học thân thiện HS tích cực” đã được triển khai rộng rãi trong ngành giáo dục và nó đã tạo được một nền tảng cũng như một chiều sâu nhất định ở trường THPT Cao Lãnh 2. Để đạt được điều đó, đòi hỏi nhà trường phải đáp ứng và thực hiện được rất nhiều nội dung, đó là “sự ra quân” của tất cả mọi người, sự nỗ lực phấn đấu của cả một tập thể - hội đồng sư phạm và HS. Và một trong những nội dung không thể thiếu đó là giáo dục KNS cho người học - cung cấp cho các em các kỹ năng cần thiết để tồn tại, hòa nhập và dần phát triển khi tiếp xúc với cuộc sống trong tương lai. Một nội dung quan trọng trong công tác chủ nhiệm, mà đặc biệt hơn khi chủ nhiệm khối lớp 12 là phải giáo dục giá trị sống cho HS và dần định hình ở các em 4
  5. những KNS cơ bản trong năm học cuối cấp cũng như tạo những bước đệm ban đầu khi các em chuẩn bị bước vào đời. Đây là một khâu mang ý nghĩa quyết định vì nếu làm tốt, GVCN nói riêng và nhà trường nói chung sẽ đào tạo những con người tài đức, hoàn thiện nhân cách và nếu như khâu này bị “lơ là” thì kết quả ngược lại. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề trong lĩnh vực giáo dục hiện nay và để hưởng ứng phong trào trên, chúng tôi luôn trăn trở, tìm những phương pháp và biện pháp thích hợp để đạt hiệu quả công tác chủ nhiệm một cách cao nhất. Và một trong những cách mà chúng tôi sử dụng để nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm là tăng cường giáo dục KNS cho HS thông qua công tác chủ nhiệm và các hoạt động NGLL bằng những biện pháp và phương pháp phù hợp. 2. Thực trạng của vấn đề: Ngay từ đầu năm học, chúng tôi nắm được tình hình của lớp ở những năm học trước với những ưu điểm và hạn chế nhất định: - Kết quả năm học 2011 – 2012: + Về phong trào thi đua HS: (phụ lục 01) ▪ Đợt 1: Đạt hạng 12 (12/13 lớp) ▪ Đợt 2: Đạt hạng 3 (3/13 lớp) ▪ Đợt 3: Đạt hạng 9 (9/13 lớp) ▪ Đợt 4: Không xếp hạng do vi phạm thi đua (Có 01 HS bị kỷ luật) ▪ Đợt 5: Không xếp hạng do vi phạm thi đua (Có 01 HS sử dụng điện thoại di động) ▪ Đợt 6: Đạt hạng 11 (11/13 lớp) ▪ Toàn đợt: Đạt hạng 11 (11/13 lớp) Qua các đợt thi đua HS, kết quả đạt được của lớp còn rất thấp, chưa có nhiều thành tích nổi bật, các em chưa có nhiều nhiều kỹ năng tổ chức các hoạt động, vai trò của lớp trưởng, các lớp phó và BCH chưa thật sự được phát huy tốt. + Kết quả 2 mặt giáo dục: Loại Số lượng Loại Số lượng Giỏi 2 Tốt 36 Học Hạnh lực Khá 25 kiểm Khá 2 TB 11 TB 0 Yếu 0 Yếu 0 Đáp ứng được yêu cầu đạt chỉ tiêu đặt ra của của công tác chủ nhiệm, tỉ lệ học sinh khá, giỏi tương đối. Tuy nhiên, vẫn còn học sinh có hạnh kiểm khá (02HS). - Một số thông tin cơ bản về lớp 12A1, năm học 2012 – 2013: + Sĩ số lớp: 38 HS (12 nam và 26 nữ). Đoàn viên: 37; Thanh niên: 01. + Có 02 HS hộ nghèo và 02 HS cận nghèo. 3. Đánh giá ưu, khuyết điểm và nguyên nhân của thực trạng: Thực tế thì lớp 12A1 đã được giáo dục KNS ngay từ những năm học đầu cấp THPT nhưng công tác ấy chưa được chú trọng đúng mực. GVCN chưa thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả để hình thành và rèn luyện những kỹ năng cơ bản cho HS. Đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc hình thành KNS cho HS chưa nhiều và chất lượng học tập của HS những năm trước đó chỉ ở mức tương đối. 5
  6. Chương III. Phương pháp và giải pháp 1. Phương hướng chung: Thực tế, trường THPT Cao Lãnh 2 đã và đang thực hiện nội dung giáo dục KNS cho HS nhưng công tác chủ nhiệm chưa có một qui trình bày bản, đầy đủ và hiệu quả trong các bước thực hiện vấn đề trên. Do đó, SKKN này hướng vào việc tăng cường giáo dục KNS cho HS nhằm góp một phần vào mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục. 2. Các phương pháp áp dụng trong các tiết SHCN và hoạt động NGLL nhằm giáo dục KNS: 2.1. Phương pháp thuyết trình được xem là phương pháp truyền thống trong dạy học và nó mang lại những hiệu quả nhất định trong những trường hợp cụ thể. Thông qua phương pháp thuyết trình, chủ thể thực hiện sẽ rèn luyện cho chính mình kỹ năng thuyết trình trước tập thể, kỹ năng giao tiếp, khả năng tự tin trình bày một suy nghĩ, một nội dung nào đó. Phương pháp này thường tác động mạnh đến những HS trong vai trò dẫn chương trình trong các tiết NGLL hoặc đại diện cho những nhóm HS (những đội chơi) trả lời các câu hỏi trong các trò chơi, Một điều cần lưu ý, khi áp dụng phương pháp thuyết trình, GVCN nên hướng đến HS ở “tầm rộng”, nghĩa là tạo cơ hội cho tất cả HS đều được thuyết trình đôi lần trước tập thể thông qua quá trình định hướng cho các tổ phân công nhiệm vụ các thành viên trong các hoạt động NGLL. 2.2. Phương pháp động não: nó sẽ kích thích tư duy, suy nghĩ ở đối tượng; trước một tình huống hay một vấn đề được đặt ra yêu cầu HS phải suy luận tìm câu trả lời. Chẳng hạn cung cấp cho HS một số thông tin nhất định và yêu cầu HS tìm những ý tưởng mới, trò chơi đuổi hình bắt chữ, giải mật thư, Nhìn hình đoán ý – Một trò chơi kích thích tư duy 2.3. Phương pháp trò chơi: đây là phương pháp thông dụng trong các hoạt động NGLL vì tính đa dạng, phù hợp với mọi hoàn cảnh và thu hút được sự tham gia hưởng ứng của nhiều người. Đó có thể là trò chơi giải ô chữ, trò chơi đoán ý đồng đội, truy tìm mật thư, Qua những trò chơi ấy, HS sẽ rèn luyện thêm cho mình kỹ năng quản trò, kỹ năng giao tiếp và thể hiện khả năng sáng tạo; đồng thời qua phương pháp trò chơi sẽ tạo một hiệu quả là giảm bớt căng thẳng cho HS sau một quá trình học tập. 6