SKKN Sử dụng tranh minh họa văn bản nhằm nâng cao chất lượng dạy - học Ngữ văn 9

doc 27 trang sangkien 27/08/2022 8540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng tranh minh họa văn bản nhằm nâng cao chất lượng dạy - học Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_tranh_minh_hoa_van_ban_nham_nang_cao_chat_luong.doc

Nội dung text: SKKN Sử dụng tranh minh họa văn bản nhằm nâng cao chất lượng dạy - học Ngữ văn 9

  1. Trang 1 I/ ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG TRANH MINH HỌA VĂN BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC NGỮ VĂN 9 II/ ĐẶT VẤN ĐỀ : 1/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ Mục tiêu của dạy học môn Ngữ văn là hình thành những con người có ý thức, có tư tưởng tình cảm cao đẹp, có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ và đặc biệt là có khả năng thích ứng với cuộc sống năng động trong xã hội hiện đại. Dạy-học Ngữ văn không chỉ chú trọng dạy cái gì mà dạy như thế nào. Quan điểm tích hợp và tích cực luôn chi phối các hoạt động dạy học Ngữ văn, nhất là ở phần dạy-học Đọc-hiểu văn bản cũng như dạy các kĩ năng làm Tập làm văn. Một tiết dạy-học Ngữ văn đạt hiệu quả trước hết phải tạo nên không khí hứng thú cho mỗi giờ học. Không khí đó chỉ có được khi người dạy biết đa dạng hóa các hình thức, biện pháp dạy học. Mặc khác, với tinh thần quan điểm dạy học mới, SGK Ngữ văn không chỉ chú trọng nội dung mà còn chú trọng hình thức nhằm phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy-học. Ở phần Văn bản, sách giáo khoa mới đã đưa vào nhiều tranh ảnh minh họa phù hợp với nội dung trong văn bản. Phương tiện dạy học cũng đã được chú ý đầu tư qua việc cung cấp 1 số tập tranh vẽ minh họa ngoài SGK. Nếu giáo viên dạy văn sử dụng, khai thác triệt để những điều kiện đó chính là vận dụng phương pháp mới vào nội dung dạy- học văn. Vậy sử dụng tranh minh họa văn bản là việc làm cần thiết của người giáo viên trong các hoạt động dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. 2 /THỰC TRẠNG LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ : Qua 5 năm thực hiện chương trình thay sách giáo khoa, ở bộ môn Ngữ văn, việc sử dụng tranh ảnh cũng là một nội dung quan trọng trong phương pháp dạy học mới. Được sự chỉ đạo sâu sát về công tác chuyên môn của phòng giáo dục huyện Phú Ninh, năm học 2006-2007 các hoạt động chuyên môn về sử dụng tranh ảnh trong dạy-học văn bản đã được triển khai và thực thi ở các trường, các cụm và tập trung trong tiết dạy chuyên đề của phòng. Qua đó, mỗi giáo viên đều rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng tranh ảnh trong tiết dạy -học Văn . Tuy nhiên, thực thi phương pháp dạy học này đã gặp phải nhiều khó khăn: - Trong thực tế, tranh ảnh phục vụ cho dạy-học văn rất ít ỏi và hầu như không có tranh minh hoạ cho văn bản để dạy ở chương trình 4 khối lớp. - Ở một vài văn bản có tranh minh hoạ trong sách giáo khoa song tranh nhỏ, màu sắc chỉ là trắng đen nên việc sử dụng tranh chưa phát huy hết hiệu quả. Để đáp ứng yêu cầu của việc dạy học theo phương pháp mới, do tính quan trọng của chương trình Ngữ văn 9, trong khả năng có hạn và điều kiện cho phép tổ Ngữ văn của trường đã chọn làm công trình đồ dùng dạy-
  2. Trang 2 học năm học 2007-2008 với đề tài: Tập tranh minh hoạ văn bản Ngữ văn 9. Tập tranh đã đạt giải nhất cấp huyện trong hội thi Đồ dùng dạy học tự làm ở bộ môn Ngữ văn. Từ đó, tôi đã có nhiều cố gắng trong việc sử dụng tập tranh minh hoạ trong giờ dạy học văn bản và rút ra được cách sử dụng hiệu quả phù hợp với phương pháp dạy học mới. 3/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thực thi chương trình thay sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn THCS, giáo viên bộ môn Ngữ văn dần dần tiếp cận và nắm vững phương pháp dạy học mới. Người thầy đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn học sinh chủ động ,khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm văn chương cũng như rèn các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt. Các hoạt động dạy-học cần linh hoạt với những hình thức, biện pháp dạy học phong phú và có tính sáng tạo của người thầy. Trong điều kiện thuân lợi có tập tranh minh họa văn bản 9 gồm hai mươi tranh với sự chú trọng đầu tư về chuyên mộn cho việc sử dụng tranh ảnh tôi nhận thấy: việc Sử dụng tập tranh minh hoạ văn bản 9 là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy-học Ngữ văn. Trong quá trình giảng dạy tôi đã có sự tìm tòi, học hỏi và vận dụng và đã thấy được hiệu quả. Từ đó, tôi rút ra được những vấn đề mang tính kinh nghiệm và cũng là gợi ý để tham khảo. 4/ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: Đã từ lâu, tôi đã có nhiều cố gắng trong việc đưa tranh ảnh minh họa vào việc dạy tiết văn bản ở tất cả các khối lớp đựợc phân công giảng dạy .Năm nay, việc sử dụng tranh ảnh trong giảng dạy ngữ văn ở khối lớp 9 có nhiều thuận lợi nhờ có tập tranh minh họa văn bản gồm hai mươi tranh có thể phục vụ cho ít nhất 20 tiết dạy văn bản Quá trình giảng dạy ở môn Ngữ văn 9, vừa tiếp thu học hỏi, vừa thâm nhập thực tế qua những giờ lên lớp, tôi học hỏi đồng nghiệp ,nghiên cứu tìm biện pháp , luôn có ý thức đưa tranh minh họa vào tiết dạy đọc – hiểu văn bản trong sự phối kết hợp với nhiều phương pháp dạy học.Từ đó, tôi đúc kết kinh nghiệm và trong điều kiện cho phép xin được trình bày về đề tài: SỬ DỤNG TẬP TRANH MINH HOẠ VĂN BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC NGỮ VĂN 9 III/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI Đặc trưng của bộ môn văn là khai thác ngôn ngữ có tính hình tượng, những phương pháp dạy văn truyền thống như: dạy văn theo đặc trưng thể loại, gợi tìm, giảng bình, phân tích và những phương pháp dạy học mới như: nêu vấn đề, thảo luận nhóm luôn được sử dụng thường xuyên trong tiết dạy văn bản. Theo yêu cầu của chương trình thay sách giáo khoa mới thì phương pháp sử dụng phương tiện tranh ảnh có tính chất không kém phần quan trọng trong sự kết hợp với các phương pháp dạy học khác. Là một giáo viện dạy văn, việc áp dụng phương pháp dạy học mới đặc biệt là việc sử dụng tranh minh họa là biểu hiện của sự tích cực chủ động sáng tạo của mỗi người thầy-đóng vai trò chủ đạo để từ đó hướng dẫn học sinh tích cực chủ động khám phá cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương một cách hứng thú.
  3. Trang 3 Mặc khác, việc học sinh được học Mỹ thuật trong chương trình ở cả bốn khối lớp chính là các em có một vốn kiến thức ban đầu để có thể dễ dàng tìm hiểu ý nghĩa tranh minh họa cho mỗi văn bản. Ngôn ngữ của hội họa và ngôn ngữ của văn chương đều là ngôn ngữ của nghệ thuật nên có những điểm tương đồng. Từ sự cảm nhận nội dung của một bức tranh sẽ giúp học sinh cảm thụ sâu hơn một chi tiết văn, thơ trong tác phẩm văn học. IV.CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ Ngay từ đầu năm học, chất lượng môn văn ở hai lớp tôi trực tiếp giảng dạy kết quả rất thấp. Lớp SL Giỏi Khá TBình Yếu Kém HS SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 9/1 41 9/2 40 Thực tế đó đã khiến tôi có nhiều trăn trở, lo âu. Trong tình hình chung học sinh ít yêu thích môn văn bởi nhiều nguyên nhân từ phía xã hội, gia đình, chương trình học và có lẽ cả ở người dạy. Ở SGK, câu hỏi Đọc - hiểu văn bản ít chú ý đến việc khai thác, sử dụng tranh minh họa cho văn bản. Do đó, không ít trường hợp giáo viên không sử dụng tranh ảnh trong tiết dạy và xem đó là việc không cần thiết. Nhiều văn bản có tranh minh họa ngay trong sách giáo khoa cũng không được giáo viên có chủ ý khai thác. Và khi đã có tập tranh minh họa văn bản 9 việc đưa vào giảng dạy như thế nào trong từng tiết dạy văn bản cũng không phải là việc dễ dàng bởi có nhiều ý kiến, nhiếu cách thực hiện khác nhau. Ngay từ đầu năm học tôi đã có chủ ý thực hiện chuyên đề về việc sử dụng tập tranh minh họa văn bản 9. Tôi lựa chọn cách đưa tranh vào bài dạy một cách phù hợp nhất. Hai mươi tranh là hai mươi nội dung soạn giảng cụ thể hợp lí cho từng bài dạy trong sự phối kết hợp với các hình thức, dạy học, phương pháp dạy học mới. Cùng một bài dạy, việc sử dụng tranh ảnh trong các hoạt động dạy học đã tạo nên không khí học tập hoàn toàn khác. Học sinh hứng thú hơn qua việc xem tranh, quan sát tranh và trả lời câu hỏi về tranh để khám phá văn bản. Đặc biệt, ở hoạt động này, học sinh có những cảm thụ riêng một cách sâu sắc về tác phẩm văn chương được học. Trong quá trình áp dụng tôi đã có những thay đổi cách sử dụng tranh cho phù hợp với từng đối tượng học sinh ở những lớp khác nhau. Và mục đích chính là làm sao cho việc sử dụng tranh càng hiệu quả hơn không rơi vào máy móc, đơn điệu mà luôn linh họat, nhuần nhuyễn, phù hợp. Từ thực tế trên, tôi rút ra kinh nghiệm và chú ý khai thác, sử dụng tranh minh họa văn bản 9 trong điều kiện có thể với sự cố gắng hết mình. Và việc sử dụng tranh minh họa cho tiết dạy văn bản 9 thành một hình thức, một biện pháp dạy học Văn bản có tính chuyên môn thường xuyên cho mỗi giờ dạy-học văn. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
  4. Trang 4 1. COI TRỌNG KHÂU CHUẨN BỊ CHO TIẾT DẠY VĂN BẢN : a. Về phía học sinh Ngay từ đầu năm học, tôi phổ biến những qui định đối với môn Ngữ văn đối với việc học Ngữ văn nói chung và cho tiết Đọc-hiểu văn bản nói riêng để học sinh chuẩn bị tốt cho giờ học Ngữ văn nói chung và giờ học văn bản nói riêng. Mỗi học sinh thực hiện theo yêu cầu: - Đầy đủ sách vở dụng cụ + Sách giáo khoa Ngữ văn 9, sách bài tập ngữ văn 9(2 tập) + Vở: Vở học, vở soạn, vở bài tập + Bảng phụ bọc nhựa (4 em có một bảng phụ), bút lông viết bảng. - ở nhà: +tự soạn bài mới, không phải dùng vở soạn cũ của anh, chị để lại, +soạn theo câu hỏi đọc hiểu văn bản sách giáo khoa - ở lớp: + Có kĩ năng hoạt động nhóm + Tự tin mạnh dạn khi phát biểu bài b. giáo viên chuẩn bị tốt chu đáo cho tiết dạy văn bản nói chung và tiết có tranh minh họa nói riêng : - Soạn giáo án chú trọng những bài dạy có tranh minh họa và sử dụng hệ thống câu hỏi, các hình thức, các phương pháp dạy học để đưa tranh minh họa một cách hợp lí bằng nội dung soạn giảng cụ thể. - Đăng kí sớm với phòng thiết bị mượn tranh, nam châm. - Dặn dò học sinh cụ thể chu đáo các nội dung chuẩn bị cho bài học mới. 2/SỬ DỤNG TRANH MINH HỌA VĂN BẢN 9 NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY-HỌC VĂN BẢN a. Số lượng và nội dung tranh: TT Tranh minh hoạ cho văn bản Bài Tiết 1 Phong cách Hồ chí Minh 1 1,2 2 Tuyên bố của thế giới về sự sống còn ,quyền 3 11,12 được bảo vệ và phát triển của trẻ em 3 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga 8 38,39 4 Lục Vân Tiên gặp nạn 9 41 5 Đồng chí 10 46 6 Đoàn thuyền đánh cá 11 51,52 7 Ánh trăng 12 58 8 Làng 13 61,62 9 Lặng lẽ Sa Pa 14 66,67 10 Chiếc lược ngà 15 71,72 11 Cố hương 16 76,77,78 12 Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La 21 106,107 Phông- ten 13 Con cò 22 111,112
  5. Trang 5 14 Viếng lăng Bác 23 117 15 Sang thu 24 121 16 Mây và sóng 25 126 17 Bến quê 27 136-137 18 Những ngôi sao xa xôi 28 141,142 19 Rô-bin -xơn ngoài đảo hoang 29 146 20 Con chó bấc 31 156 b. Sử dụng tranh minh họa phù hợp với các hoạt động dạy - học Văn bản Trong nhiều hoạt động hướng dẫn học sinh tìm hiểu chiếm lĩnh tác phẩm văn học, người giáo viên dạy văn có thể sử dụng tranh ảnh cho các hoạt động sau: b1. Giới thiệu bài mới : Giới thiệu bài mới là một khâu cần thiết mở đầu trong tiết dạy-học Văn bản. Đây là con đường người giáo viên dẫn dắt học sinh có một tâm thế tốt để tiếp cận tác phẩm. Giới thiệu bài cũng là cách tạo không khí ban đầu cho việc chiếm lĩnh tác phẩm của học sinh. Sử dụng tranh minh họa có thể dẫn dắt vào bài mới một cách tự nhiên nhẹ nhàng, gợi không khí cảm xúc cho học sinh. Nếu tranh minh họa không minh họa cho một nội dung cụ thể của văn bản như một chi tiết thơ văn mà chỉ liên quan về đề tài thì nên sử dụng tranh vào phần giới thiệu bài. Chẳng hạn, dạy bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. Bức tranh là cảnh mùa thu với lá vàng rơi và dáng dấp thướt tha của người thiếu nữ. Trong bài thơ Sang thư không có hình ảnh thơ nào tương tự như thế. Nếu sử dụng vào phần phân tích hình ảnh thơ sẽ để bị rơi vào gượng ép. Sử dụng vào hoạt động giới thiệu bài là phù hợp nhất. Sau khi cho học sinh kiểm tra bài cũ, giáo viên đưa tranh lên bảng. GV: Tranh vẽ có những hình ảnh gì? HS: Cây, những chiếc lá rơi, người thiếu nữ trong tà áo dài và chiếc nón lá. GV: Theo em tranh vẽ cảnh mùa nào? Vì sao? Học sinh nói theo cảm nhận. GV: Mùa thu với vẻ đẹp êm đềm quyến rũ là nguồn cảm hứng vô tận cho các nghệ sĩ. Đây là bức tranh thu được viết nên bằng ngôn ngữ của hội hoạ. Và bằng ngôn ngữ thơ, nhà thơ Hữu Thỉnh sẽ cho chúng ta chiêm ngưỡng những nét đặc trưng của thiên nhiên chuyển mùa từ hạ sang thu trong một bài thơ hay: Bài thơ Sang thu. Các em sẽ cùng cô tìm hiểu trong tiết học hôm nay Trường hợp dạy bài: Phong cách Hồ Chí Minh (tiết1): GV: Bức tranh vẽ cảnh gì ?