SKKN Sử dụng phương tiện trực quan theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong việc dạy học môn Khoa học Lớp 4

doc 8 trang sangkien 29/08/2022 7543
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương tiện trực quan theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong việc dạy học môn Khoa học Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_tien_truc_quan_theo_huong_tich_cuc_hoa_h.doc

Nội dung text: SKKN Sử dụng phương tiện trực quan theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong việc dạy học môn Khoa học Lớp 4

  1. I. Cơ sở lí luận Trong quá trình dạy học ở trường Tiểu học nói chung ở môn Khoa học lớp 4,5 nói riêng, phương tiện trực quan là một yếu tố đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học. Phương tiện trực quan là nguồn thông tin phong phú và đa dạng giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách cụ thể, chính xác và sinh động, là con đường tốt nhất giúp học sinh tiếp cận hiện thực khách quan, góp phần mở rộng, củng cố tri thức, phát triển hứng thú nhận thức, năng lực quan sát, năng lực tư duy. Đồng thời, việc sử dụng các phương tiện trực quan một cách hợp lí sẽ giúp giáo viên tổ chức, điều khiển quá trình nhận thức cho học sinh một cách chủ động, đạt được hiệu quả cao . Hiện nay môn Khoa học (lớp 4, 5 ) là môn học cần có nhiều phương tiện trực quan nhất so với các môn học khác ở trường Tiểu học về số lượng và chủng loại. Phần lớn các tiết học cần phải sử dụng các phương tiện dạy học trực quan với các mức độ, hình thức khác nhau. Để phát huy được vai trò của phương tiện trực quan trong việc nâng cao chất lượng dạy môn Khoa học ở lớp 4, vấn đề cơ bản nhất là trang bị phương tiện và sử dụng phương tiện. Trong đó, vấn đề sử dụng có hiệu quả các phương tiện trực quan có ý nghĩa quyết định . Hiện nay môn Khoa học lớp 4 đã được cấp rất nhiều thiết bị dạy - học. Nhưng thực tiễn dạy học cho thấy việc sử dụng phương tiện trực quan chưa có hiệu quả. Phương tiện trực quan vẫn còn dùng minh hoạ cho lời giảng, dùng chưa đúng lúc, đúng chỗ, chưa khai thác hết nội dung. Điều đó dẫn đến kết quả không phát huy được tính tích cực chủ động nhận thức của học sinh. Sử dụng phương tiện trực quan như thế nào để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học là vấn đề cấp thiết đang đặt ra cho mỗi giáo viên. Vì vậy, tôi chọn vấn đề: " Sử dụng phương tiện trực quan theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong việc dạy học môn Khoa học lớp 4 " làm nội dung nghiên cứu của mình. II. Thực trạng sử dụng phương tiện trực quan trong quá trình dạy học môn khoa học lớp 4 ở trường Tiểu học. 1. Mức độ sử dụng phương tiện trực quan của giáo viên trong quá trình dạy học môn Khoa học. Thực tế dạy học cho thấy, nếu phương tiện trực quan càng dễ tìm kiếm thì càng được nhiều giáo viên sử dụng thường xuyên. Tranh ảnh là loại phương tiện trực quan mà giáo viên Tiểu học sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học. Phương tiện càng có giá trị kinh tế thấp càng được nhiều giáo viên sử dụng như sơ đồ, biểu đồ. Các loại phương tiện trực quan như: vật thật, hiện tượng thí nghiệm là những phương tiện trực quan có nhiều ưu điểm, có tác dụng cung cấp cho các em những tri thức cụ thể về các sự vật, kỹ năng nhìn thấy tính chất của chúng thì ít được giáo viên sử dụng. 2. Cách thức sử dụng phương tiện trực quan trong quá trình dạy môn Khoa học. Qua dự giờ của một số đồng nghiệp tôi nhận thấy rằng: Mặc dù giáo viên đã nhận thức đúng vai trò của trực quan trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nhưng nhìn chung giáo viên còn lúng túng trong việc sử dụng. Thông thường giáo viên căn cứ vào nội dung bài dạy, yêu cầu học sinh quan sát phương tiện trực quan sau đó đặt câu hỏi cho học sinh trả lời. Vì vậy hệ thống câu hỏi 1
  2. còn lộn xộn, chưa hướng cho học sinh quan sát cái tổng thể trước mới đi sâu vào cho tiết bộ phận, từ bên ngoài đi vào bên trong. III. Đánh giá chung về thực trạng sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học môn Khoa học lớp 4. Phần lớn giáo viên đều đánh giá cao vai trò của việc sử dụng phương tiện trực quan trong giờ dạy Khoa học là góp phần phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học, giờ học sinh động, học sinh học tập hứng thú hơn, từ đó hiệu quả dạy học được nâng cao. Đa số giáo viên sử dụng phương tiện trực quan để minh hoạ cho bài giảng là chính mà chưa biết tổ chức cho học sinh tìm kiếm tri thức từ nguồn này. Phương tiện mà giáo viên sử dụng thường rất đơn điệu, chủ yếu là tranh, ảnh ở trong sách giáo khoa, giáo viên ít chịu khó sưu tầm các đối tượng khác nhau cho học sinh quan sát như: Vật thật, các đồ dùng học tập. Chất lượng học tập môn Khoa học còn hạn chế, học sinh chưa tích cực và hứng thú. Sở dĩ tồn tại các thực trạng trên là do những nguyên nhân: • Môn Khoa học nói chung và chương trình Khoa học lớp 4 nói riêng nội dung kiến thức phong phú và đa dạng. • Vẫn còn giáo viên và phụ huynh coi môn học này là môn phụ. Vì vậy thời gian đầu tư cho môn này chưa thích đáng. • Đồ dùng tuy đã được trang cấp nhưng vẫn còn thiếu, cơ sở vật chất phục vụ cho môn học chưa đảm bảo. Từ thực trạng trên, để việc sử dụng phương tiện trực quan trong môn Khoa học lớp 4 đạt hiệu quả cao, phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, biện pháp sau: IV. các giải pháp thực hiện. Để sử dụng phương tiện trực quan trong quá trình dạy học có hiệu quả cần thực hiện theo các giải pháp sau: 1. Lựa chọn một cách thận trọng các phương tiện trực quan sao cho phù hợp với mục đích và nhiệm vụ của bài học, xem trong trường hợp nào thì dùng các vật thật, các vật tượng trưng hoặc các vật tạo hình, trong trường hợp nào thì dùng chúng phối hợp với nhau, cần chú ý về số lượng (nếu có thể) và kiểm tra lại tình trạng của chúng một cách thận trọng (nhất là đối với các thí nghiệm ). 2. Giải thích mục đích trình bày trực quan theo một trình tự nhất định tuỳ theo yêu cầu của nội dung bài giảng. 3. Đảm bảo cho tất cả học sinh quan sát các sự vật hiện tượng được rõ ràng, đầy đủ, nếu có thể phân phát các vật cho học sinh (theo nhóm hoặc cá nhân), cần chú ý tới quy luật cảm giác, tri giác 4. Đảm bảo phát triển óc quan sát - năng lực quan sát nhanh, chính xác, độc lập. Quan sát toàn bộ rồi mới quan sát bộ phận, quan sát tập trung vào những chi tiết, những bộ phận chủ yếu, không quan sát tràn lan, tích cực phân tích so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, tự rút ra những kết luận cần thiết. 5. Đảm bảo kết hợp lời nói với việc trình bày các phương pháp trực quan. Cụ thể : - Giáo viên dùng lời nói để lãnh đạo học sinh tự quan sát. Trong quá trình quan sát học sinh rút ra các thuộc tính và các mối liên hệ trực tiếp của chúng. 2
  3. - Trên cơ sở học sinh quan sát các đối tượng và trên cơ sở những tri thức các em tích luỹ được, giáo viên dẫn dắt các em suy nghĩ, thông hiểu và nêu ra những mối liên hệ trong các hiện tượng mà học sinh trong quá trình quan sát không thể tri giác được. - Từ lời giảng của giáo viên, học sinh tiếp thu được tri thức về bề ngoài của đối tượng, về các thuộc tính và mối quan hệ trực tiếp của nó. Còn các phương tiện trực quan có tác dụng khẳng định và cụ thể hoá lời giảng. - Xuất phát từ việc quan sát các đối tượng của học sinh, giáo viên thông báo các mối liên hệ, các hiện tượng mà học sinh không trực tiếp tri giác được, rồi các em rút ra lết luận, khái quát những cứ liệu riêng biệt. 6. Khai thác vốn sống của học sinh bằng cách sử dụng các vật thật. Trên cơ sở vốn hiểu biết của mình kết hợp đồ dùng các em sẽ được hoạt động, tự mình tìm ra tri thức. V. Biện pháp, quy trình sử dụng phương tiện trực quan theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của hs trong quá trình dh môn Khoa học lớp 4. Trong quá trình dạy học môn Khoa học lớp 4, để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, để chuyển vị trí của họ từ khách thể đến chủ thể của quá trình nhận thức, việc sử dụng các phương tiện trực quan phù hợp với yêu cầu bài dạy theo một quy trình hợp lý đóng vai trò quan trọng. 1. Các biện pháp. Như chúng ta đã biết, môn Khoa học là môn tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như: vật lý, hoá học, sinh học Vì vậy, các phương tiện trực quan được sử dụng trong quá trình dạy học môn Khoa học lớp 4 cũng phong phú và đa dạng, mỗi loại đều có những thế mạnh khác nhau. Môn Khoa học lớp 4, ngoài những phương tiện trực quan như: Vật thật, ảnh, mô hình thì các thí nghiệm chiếm một vai trò quan trọng. Thí nghiệm là một dạng phương tiện trực quan có hiệu qủa và đa số giáo viên thích sử dụng vì nó tạo nên những hiện tượng mà học sinh ít được quan sát trong thực tế. Các thí nghiệm có khả năng hấp dẫn học sinh, kích thích trí tò mò, sự sáng tạo và lòng yêu khoa học của các em. Các thí nghiệm nếu được sử dụng tốt thì sẽ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Từ thực tiễn dạy học của bản thân, qua các tiết dự giờ của đồng nghiệp, tôi rút ra được một số biện pháp sử dụng phương tiện trực quan sau đây có thể phát huy được tính tích cực nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học môn Khoa học lớp 4. * Sử dụng phối hợp các phương tiện trực quan. * Sử dụng các thí nghiệm có tính chất nêu vấn đề. * Sử dụng thí nghiệm có tính chất nghiên cứu của học sinh. 2. Quy trình sử dụng. a. Quy trình chung. Quy trình sử dụng phương tiện trực quan cho một bài dạy trên lớp theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh có thể được quy trình hoá theo 3 giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Lựa chọn biện pháp Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu, nội dung bài học. Nhiệm vụ của bước này nhằm trả lời câu hỏi: với mục đích, yêu cầu, nội dung của bài dạy này có thể sử dụng những biện pháp nào? Những phương tiện trực quan nào? Biện pháp nào, phương tiện trực quan nào là tốt nhất, đạt hiệu quả bài dạy cao nhất? Bước 2: Xác định biện pháp sử dụng phương tiện trực quan chủ yếu đối với bài học. 3
  4. Bước 3: Lựa chọn phương tiện trực quan phục vụ bài học. Căn cứ vào nội dung bài, điều kiện cơ sở vật chất, các phương tiện trực quan hiện có của nhà trường để giáo viên lựa chọn phương tiện trực quan cho bài dạy. Giai đoạn 2: Tổ chức thực hiện biện pháp. Bước 1: Soạn giáo án: Giáo án là bản kế hoạch tổ chức và hướng dẫn các hoạt động dạy học cho một bài cụ thể. Trong giáo án giáo viên cần phân định rõ tiến trình của bài học bằng những hoạt động của giáo viên và học sinh, cần dự kiến phân bố thời gian cho từng hoạt động, việc sử dụng các phương tiện trực quan theo các hoạt động và giai đoạn của tiết học. Bước 2: Tổ chức dạy học trên lớp. Đây là bước mà giáo viên vận dụng một cách linh hoạt giáo án đã được thiết kế. Kết quả của bài dạy phụ thuộc vào bước này. Quan điểm chủ đạo là xem phương tiện trực quan như là nguồn tri thức tổ chức cho học sinh tự quan sát, tự hoạt động tiếp cận với đối tượng học tập. Giáo viên là người tổ chức hoạt động, học sinh tự tìm kiếm tri thức thông qua hoạt động của mình. Giai đoạn 3: Kiểm tra, đánh giá kết quả bài học. Mục đích của giai đoạn này là nhằm giúp giáo viên đánh giá kết quả dạy học, từ đó đánh giá hiệu quả của biện pháp lựa chọn. Trong 3 giai đoạn, giai đoạn 2 là giai đoạn trọng tâm. b. Quy trình cụ thể (tổ chức thực hiện biện pháp ) - Biện pháp 1: Sử dụng thí nghiệm có tính chất nêu vấn đề. Thí nghiệm là một phương tiện trực quan nhằm tạo ra các hiện tượng tự nhiên, giúp học sinh nhận thức thế giới khách quan dưới dạng thuần khiết, ít bị chi phối bởi những yếu tố phụ, nhờ đó mà học sinh nhận được rõ ràng những đặc tính khách quan của sự vật, hiện tượng. Nó là cơ sở, là điểm xuất phát của quá trình nhận thức cảm tính của học sinh,để rồi sau đó diễn ra sự trừu tượng hoá, khái quát hoá. Ngoài ra, thí nghiệm còn góp phần làm tăng hứng thú đối với môn khoa học, phát triển kỹ năng, kỹ xảo thực hành. Trong dạy học căn cứ vào hoạt động của giáo viên và học sinh có thể chia làm hai loại thí nghiệm: Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và thí nghiệm của học sinh. Thí nghiệm có tính chất nêu vấn đề là thí nghiệm biểu diễn của giáo viên kết hợp với việc hướng dẫn học sinh tích cực tự lực giải quyết vấn đề, lĩnh hội nội dung bài học. Ví dụ: Bài 32: Không khí gồm những thành phần nào? Giáo viên giới thiệu bài học bằng cách đặt vấn đề: Người đầu tiên trên thế giới đã xác định được các thành phần của không khí là nhà Bác học người Pháp tên là La- Vô- đi- e. Ông đã xác định được các thành phần của không khí như thế nào? Không khí là do một chất khí hay nhiều chất khí tạo thành. Bài học hôm nay qua thí nghiệm chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó. GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm: lọ thuỷ tinh, chậu thuỷ tinh, ít nước nến, diêm. Trước khi thí nghiệm gv đặt câu hỏi: Phán đoán xem hiện tượng gì sẽ xảy ra khi ta úp chiếc cốc vào cây nến đang cháy ? - HS dự đoán. GV làm thí nghiệm . Hiện tượng xảy ra như thế nào? + Que nến yếu dần và tắt hẳn. Tại sao que nến đang cháy lại tắt? 4