SKKN Sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong môn Toán để đánh giá học sinh Lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong môn Toán để đánh giá học sinh Lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_su_dung_phuong_phap_trac_nghiem_trong_mon_toan_de_danh.pdf
- 1. BIA SK 2017 (BIA CHINH+ BIA LOT).doc
- 2. Quyet dinh phan cong nhiem vu NCKH.doc
- 3. PHᅡN CᅯNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN GIẢI PHP.doc
- 4. De cuong.doc
Nội dung text: SKKN Sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong môn Toán để đánh giá học sinh Lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực
- MỤC LỤC CHƯƠNG I 1 TỔNG QUAN 1 1. Cơ sở lý luận. 1 2. Phương pháp tiếp cận tạo ra sáng kiến 1 3. Dự kiến mục tiêu cần đạt 2 CHƯƠNG II 3 MÔ TẢ SÁNG KIẾN 3 1. Nêu vấn đề. 3 2. Giải pháp thực hiện sáng kiến 4 2.1. Sơ đồ quá trình viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 2.2. Phân tích một số đặc điểm lưu ý trong việc ra kiểm tra trắc nghiệm môn Toán. 5 2.3. Xây dựng bộ đề kiểm tra trắc nghiệm môn Toán 12 6 2.3.1. Ma trận đề thi 6 2.3.2. Đề gốc và đáp án 8 3. Khả năng áp dụng, nhân rộng của sáng kiến 29 CHƯƠNG III 30 KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 30 1. Kết luận 30 2. Đề xuất 30 0
- CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1. Cơ sở lý luận. Phương pháp trắc nghiệm khách quan là một trong những dạng trắc nghiệm viết, kỹ thuật trắc nghiệm này được dùng phổ biến để đo lường năng lực của con người trong nhận thức, hoạt đông và cảm xúc. Phương pháp trắc nghiệm khách quan đã được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực như y học, tâm lý, giáo dục ở nhiều nước. Trong lĩnh vực giáo dục, trắc nghiệm khách quan đã được sử dụng rất phổ biến tại nhiều nước trên thế giới trong các kỳ thi để đánh giá năng lực nhận thức của người học, tại nước ta trắc nghiệm khách quan được sử dụng trong các kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học và kỳ thi kết thúc học phần tại nhiều trường. Trong dự kiến tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Toán lần đầu tiên sẽ tổ chức thi dưới hình thức trắc nghiệm khách quan. Trong những năm gần đây tại trường THPT 19-5 việc dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong môn Toán bước đầu đã được sử dụng bên cạnh hình thức tự luận. Tuy nhiên, phần lớn các giáo viên chỉ xem trắc nghiệm là một cách thức để kiểm tra đánh giá học sinh mà công việc này vẫn chưa được coi là một bộ phận của quá trình dạy học. Do vậy, việc sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan vẫn còn nhiều hạn chế. Nhằm nghiên cứu tổng hợp, giải quyết các vấn đề trên chúng tôi chọn chủ đề: “SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM TRONG MÔN TOÁN ĐỂ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH LỚP 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC” để thực hiện sáng kiến trong năm học 2016-2017. 2. Phương pháp tiếp cận tạo ra sáng kiến. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp phân tích tình huống - Phương pháp phi thực nghiệm: quan sát, phỏng vấn, điều tra 1
- - Phương pháp thực nghiệm sư phạm 3. Dự kiến mục tiêu cần đạt - Nghiên cứu phương pháp, qui trình sử dụng phương pháp trắc nghiệm vào kiểm tra đánh giá môn Toán 12; - Thành lập bộ đề kiểm tra trắc nghiệm các bài kiểm tra 1 tiết môn Toán 12. 2
- CHƯƠNG II MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Nêu vấn đề. Mỗi phương pháp kiểm tra đánh giá đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phương pháp trắc nghiệm khách quan có một số ưu điểm như sau: - Dung lượng kiến thức lớn, đề thi phủ kín được nhiều kiến thức trong nội dung môn học từ đơn giản đến phức tạp, từ nội dung cụ thể đến kiến thức tổng quát, so sánh. - Trong một thời gian ngắn kiểm tra được một phạm vi kiến thức rộng. Do vậy tránh được tình trạng học tủ, học đối phó. Tiết kiệm thời gian cho cả học sinh và giáo viên. - Đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy cao khi tổ chức chấm thi. Cùng một nội dung có thể xây dựng các bài trắc nghiệm, các câu hỏi phong phú và đa dạng. - Giáo viên có thể phân loại độ đồng đều của từng lớp học sinh với độ chính xác cao. - Tạo điều kiện áp dụng công nghệ mới trong tổ chức kiểm tra, thi và chấm thi. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan với hàm lượng thông tin cao có thể dùng để kiểm tra đánh giá nhiều lần. - Gây hứng thú và tính tích cực trong học tập cho học sinh. Rèn luyện cho học sinh phản ứng nhanh nhạy, tính quyết đoán trong tình huống có vấn đề. Rèn luyện tư duy độc lập và khả năng phán đoán của học sinh. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm, thì phương pháp trắc nghiệm khách quan cũng có một số nhược điểm nhất định: - Dễ gây ra tình trạng đoán mò, chọn mò cho học sinh khi không nắm chắc kiến thức. Không phát triển được tư duy sáng tạo cho học sinh. Hạn chế trong việc rèn luyện kỹ năng viết, tư duy lập luận logic, trình bày một vấn đề. 3
- - Hạn chế trong việc đánh giá kết quả nhận thức thái độ của học sinh đối với thế giới quan, nhân sinh quan. - Đòi hỏi giáo viên công phu trong khâu ra đề, đồng thời phải có một trình độ nhất định và mặt bằng chung của đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, vì dung lượng kiến thức trong nội dung chương trình Toán 12 rất rộng lớn nhưng đồng thời cũng nhiều kỹ năng cụ thể nên việc xây dựng đề trắc nghiệm để kiểm tra - đánh giá học sinh sẽ bao quát được toàn bộ nội dung, đánh giá được học sinh theo các mức độ nhận thức khác nhau. Việc sử dụng đề kiểm tra môn Toán 12 bằng hình thức trắc nghiệm góp phần tác động vào quá trình dạy – học theo định hướng phát triển năng lực, đồng thời giúp học sinh cuối cấp làm quen với kỳ thi THPT quốc gia năm 2017. 2. Giải pháp thực hiện sáng kiến. 2.1. Sơ đồ quá trình viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Xây dựng ma trận đề thi và bản đặc tả đề thi Soạn câu hỏi thô (đề xuất ý tưởng) Rà soát, chọn lọc, biên tập, thẩm định câu hỏi thi (thẩm định nội dung, kỹ thuật, và ngôn ngữ) Thử nghiệm, phân tích đánh giá câu hỏi Chỉnh sửa các câu hỏi sau thử nghiệm Xây dựng đề thi, thử nghiệm, phân tích, đánh giá các đề thi Chỉnh sửa sau khi thử nghiệm đề thi Rà soát, lựa chọn vào ngân hàng câu hỏi thi 4
- 2.2. Phân tích một số đặc điểm lưu ý trong việc ra kiểm tra trắc nghiệm môn Toán. Câu hỏi nhiều lựa chọn có hai phần: phần dẫn và phần lựa chọn. Phần dẫn là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng (chưa hoàn chỉnh); phần lựa chọn gồm một số (thường là 4 hay 5) câu trả lời cho câu hỏi hay bổ sung cho câu bỏ lửng ở phần dẫn để học sinh lựa chọn. Phần dẫn dù là câu hỏi hay câu bỏ lửng, phải tạo căn bản cho sự lựa chọn bằng cách đặt ra một vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng giúp học sinh có thể hiểu rõ câu trắc nghiệm ấy muốn hỏi điều gì để lựa chọn câu trả lời thích hợp. Phần lựa chọn gồm nhiều lối giải đáp có thể lựa chọn trong đó có một phương án lựa chọn dự định cho là đúng hay đúng nhất, còn những câu còn lại là các phương án nhiễu. Điều quan trọng là làm sau các phương án nhiễu ấy đều hấp dẫn như nhau với những học sinh chưa chưa hiểu kỹ bài học hay nhầm lẫn trong tính toán. Khi viết câu hỏi nhiều lựa chọn cần lưu ý: - Tránh dùng các từ ngữ mang tính chất phủ định như “ngoại trừ”, “không”, nếu phải dùng thì làm nổi bật chúng bằng cách in nghiêng, in đậm hoặc gạch chân. - Phần lựa chọn chỉ có một đáp án đúng hoặc đúng nhất, các phương án nhiễu được thiết kế trên những lỗi thông thường học sinh mắc phải. Nếu có một đáp án đúng nhất thì các phương án nhiễu cũng phải đúng nhưng không đầy đủ. - Phần dẫn và phần lựa chọn phải tương thích về mặt từ ngữ và ngữ pháp. Nếu phần dẫn là một câu hỏi thì phần lựa chọn là câu trả lời dạng rút gọn; nếu phần dẫn là câu lửng thì phần lựa chọn phải là phần ghép lại để được câu hoàn chỉnh. - Các phương án đúng cần được sắp xếp ngẫu nhiên. Không nên dùng các đáp án nhiễu “tầm thường” - Tránh sử dụng cụm từ “tất cả những phương án trên”, “không có phương án nào”. 5
- 2.3. Xây dựng bộ đề kiểm tra trắc nghiệm môn Toán 12 Thời gian để viết và biên tập một đề kiểm tra trắc nghiệm có chất lượng khá lâu, vì vậy bước đầu chúng tôi soạn mỗi bài kiểm tra 1 tiết một đề gốc 25 câu, sau đó dùng phần mềm Mcmix trộn thành 8 mã đề khác nhau cho học sinh kiểm tra. Kết quả thu được tương đối khách quan vì trong 45 phút với 8 mã đề được trộn, coi thi nghiêm túc học sinh khó có thể chép bài của nhau. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu bộ đề thi (gồm ma trận, đề gốc, 4 đề hoán vị và đáp án) đã sử dụng trong chương trình lớp 12 để giúp học sinh làm quen với hình thức thi trắc nghiệm 2.3.1. Ma trận đề thi MA TRẬN ĐỀ KIÊM TRA 1 TIẾT MÔN GIẢI TÍCH 12 CHƯƠNG I STT Chủ đề Nhận Thông Vận dụng Vận dụng TỔNG TỔNG biết hiểu thấp cao SỐ CÂU ĐIỂM Tâp xác định, 1 tính đơn điệu 1 1 2 1 5 2 2 Cực trị 1 1 2 1 5 2 3 Giá trị lớn nhất, nhỏ nhất 1 1 2 1 5 2 4 Tiệm cận 1 1 2 1 5 2 Bài toán tương giao tiếp tuyến Bảng biến thiên, đồ thị 5 hàm số 1 1 2 1 5 2 TỔNG SỐ CÂU 5 5 10 5 25 TỔNG ĐIỂM 2 2 4 2 10 6
- MA TRẬN ĐỀ KIÊM TRA 1 TIẾT MÔN GIẢI TÍCH 12 CHƯƠNG II Nhận Thông Vận dụng Vận dụng TỔNG TỔNG STT Chủ đề biết hiểu thấp cao SỐ CÂU ĐIỂM Tính toán với 1 lũy thừa, mũ, logarit 4 2 2 8 3.2 Hàm số lũy thừa, mũ, 2 logarit 2 2 2 2 8 3.2 Giải phương trình, 3 bất phương trình 2 3 2 7 2.8 4 Bài toán ứng dụng 3 3 1.2 TỔNG SỐ CÂU 6 6 7 7 26 10 TỔNG ĐIỂM 2.4 2.4 2.8 2.8 MA TRẬN ĐỀ KIÊM TRA 1 TIẾT MÔN GIẢI TÍCH 12 CHƯƠNG III Nhận Thông Vận dụng Vận dụng TỔNG SỐ TỔNG STT Chủ đề biết hiểu thấp cao CÂU ĐIỂM 1 Nguyên hàm 2 2 2 2 8 3.2 2 Tích phân 2 2 2 2 8 3.2 3 Ứng dụng 2 2 3 2 9 3.6 TỔNG SỐ CÂU 6 6 7 6 25 TỔNG ĐIỂM 2.4 2.4 2.8 2.4 10 MA TRẬN ĐỀ KIÊM TRA 1 TIẾT MÔN GIẢI TÍCH 12 CHƯƠNG IV Nhận Thông Vận dụng Vận dụng TỔNG TỔNG STT Chủ đề biết hiểu thấp cao SỐ CÂU ĐIỂM 1 Định nghĩa số phức 2 1 2 1 6 2.4 2 Các phép toán với số phức 2 1 2 1 6 2.4 3 Giải phương trình 1 2 2 2 7 2.8 4 Biểu diễn số phức 1 0 1 1 3 1.2 5 Bài toán tổng hợp 2 1 3 1.2 TỔNG SỐ CÂU 6 6 8 5 TỔNG ĐIỂM 2.4 2.4 3.2 2 25 10 7
- MA TRẬN ĐỀ KIÊM TRA 1 TIẾT MÔN HÌNH HỌC 12 CHƯƠNG I,II Nhận Thông Vận dụng Vận dụng TỔNG TỔNG STT Chủ đề biết hiểu thấp cao SỐ CÂU ĐIỂM 1 Khái niệm khối đa diện 2 1 3 1.2 2 Thể tích khối đa diện 4 4 5 3 16 6.4 3 Khoảng cách 2 1 3 1.2 Mặt nón, mặt trụ, 4 mặt cầu 1 1 1 3 1.2 TỔNG SỐ CÂU 6 6 8 5 TỔNG ĐIỂM 2.4 2.4 3.2 2 25 10 MA TRẬN ĐỀ KIÊM TRA 1 TIẾT MÔN HÌNH HỌC12 CHƯƠNG III Nhận Thông Vận dụng Vận dụng TỔNG TỔNG STT Chủ đề biết hiểu thấp cao SỐ CÂU ĐIỂM 1 Hệ tọa độ trong không gian 2 2 2 6 2.4 2 Phương trình mặt phẳng 2 2 3 1 8 3.2 3 Phương trình đường thẳng 2 2 2 1 7 2.8 4 Bài toán tổng hợp 2 2 4 1.6 TỔNG SỐ CÂU 6 6 9 4 TỔNG ĐIỂM 2.4 2.4 3.6 1.6 25 10 2.3.2. Đề gốc và đáp án Sau đây chúng tôi lần lượt trình bày đề gốc 6 bài kiểm tra 1 tiết trong chương trình Toán lớp 12. Từ đề gốc chúng tôi đã dùng phần mềm đảo đề Mcmix trộn ra mỗi đề 8 mã khác nhau cho học sinh kiểm tra để đảm bảo khách quan hơn. 8