SKKN Sử dụng phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học Lịch sử nhằm phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh trong dạy học Lịch sử

doc 22 trang sangkien 8262
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học Lịch sử nhằm phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh trong dạy học Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_tich_hop_lien_mon_trong_day_hoc_lic.doc

Nội dung text: SKKN Sử dụng phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học Lịch sử nhằm phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh trong dạy học Lịch sử

  1. Sử Dụng Phương Pháp Tích Hợp Liên Môn Trong Dạy Học Lịch Sử Nhằm Phát Huy Tính Tích Cực Hoạt Động Độc Lập Của Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử - Cao ThÞ B¶y - MỤC LỤC    Nội dung Trang Mục lục 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU 2 1 Lí do chọn đề tài 2 2 Cơ sở thực tiễn 3 II. NỘI DUNG I MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4 II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 III PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4 IV 4 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 4 1 Thực trạng 4 2 Tồn tại 5 3 Nội dung 6 4 Nội dung tích hợp kiến thức vào bài dạy cụ thể 7 V KẾT LUẬN 17 1 Nội dung 18 2 Ý nghĩa 19 3 Hiệu quả 19 4 Bài học kinh nghiệm 19 VI KIẾN NGHỊ 19 1 Kiến nghị đối vời nghành giáo dục 20 2 Kiến nghị đối với ban giám hiệu nhà trường 20 2 Kiến nghị đối với giáo viên 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 Trang - 1 -
  2. Sử Dụng Phương Pháp Tích Hợp Liên Môn Trong Dạy Học Lịch Sử Nhằm Phát Huy Tính Tích Cực Hoạt Động Độc Lập Của Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử - Cao ThÞ B¶y - SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HOẠT ĐỘNG ĐỘC LẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ I. PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Như chúng ta đã biết. dân tộc Việt nam không chỉ có lịch sử lâu đời với truyền thống dựng nước và giữ nước oai hùng, mà còn nhiều kinh nghiệm trong truyền thống giáo dục thế hệ trẻ. Điều này được Bác Hồ khái quát về sự cần thiết phải học môn lịch sử. Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt nam. Hai câu trên ngoài ý nghĩa phương pháp luận sử học( mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại) còn có giá trị về phương pháp phải biết để tường hiểu sâu sắc. Vì vậy học tập môn lịch sử không chỉ để biết quá khứ mà còn trên cơ sở biết đúng quá khứ hiểu rõ hiện tại, tham gia cuộc đấu tranh trong hiện tại và dự đoán sự phát triển trong tương lai hợp quy luật của lịch sử. Trước hết ta cần nắm được đặc trưng của môn lịch sử. Học tập lịch sử là quá trình nhận thức những điều đã diễn ra trong quá khứ của xã hội để hiểu về hiện tại và chuẩn bị cho tương lai. Khi nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên người ta có thể trực tiếp quan sát chúng ở trong thiên nhiên hoặc trong phòng thí nghiệm. Khác với giới tự nhiên, lịch sử xã hội loài người không thể trực tiếp quan sát và không thể khôi phục lại diễn biến của nó trong phòng thí nghiệm. Đặc trưng nổi bật của nhận thức lịch sử là con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ. Mặt khác lịch sử là những sự việc đã diễn ra là hiện thực trong quá khứ là tồn tại khách quan không thể phán đoán, suy luận để biết lịch sử. Vì vậy nhiệm vụ đầu tiên tất yếu của bộ môn lịch sử ở trường trung học cơ sở là tái tạo lịch sử tức là cho học Trang - 2 -
  3. Sử Dụng Phương Pháp Tích Hợp Liên Môn Trong Dạy Học Lịch Sử Nhằm Phát Huy Tính Tích Cực Hoạt Động Độc Lập Của Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử - Cao ThÞ B¶y - sinh tiếp xúc với những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ tạo ra ở họ những hình ảnh quá khứ tạo ra ở học sinh những biểu tượng về con người hoạt động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian xác định trong những điều kiện cụ thể. Trong thực tế nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là các sự kiện, hiện tượng lịch sử phải được tái tạo. - Học tập lịch sử để hình dung rõ ràng, giải thích đúng, có cơ sở khoa học về lịch sử. Các sự kiện, hiện tượng lịch sử, biến cố lịch sử không phải xuất hiện một cáh tùy ý, hoàn tòan ngẫu nhiên mà chính là điều kiện lịch sử nhất định. Bộ môn lịch sử có nhiệm vụ giúp học sinh nắm được bản chất của lịch sử, hình thành các khái niệm lịch sử phát triển ra mối quan hệ trong các quá trình lịch sử rút ra các bài học lịch sử. - Lịch sử đã qua đi nhưng không hoàn toàn biến mất mà còn để lại “Dấu vết “ của nó qua ký ức của nhân loại( văn học dân gian, phong tục tập quán, lễ hội ) qua những thành tựu văn hóa vật chất ( thành quách, nhà cửa, lâu đài, đình chùa nhà thờ, đền miếu, tượng đài) qua các hiện tượng lịch sử, qua ghi chép của người xưa qua tên đất, tên làng, tên đường phố, qua tranh ảnh báo chí. - Chỉ có trên cơ sở những chứng cứ vật chất nói trên mới có sự nhận thức và trình bày về lịch sử. Ngày nay người ta hết sức quan tâm đến các tổ chức dạy học lịch sử đa dạng tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với các nguồn sử liệu nói trên. Căn cứ vào việc xác định đặc trưng của bộ môn lịch sử ta còn phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử đó là cần tổ chức cho học sinh làm vệc với các nguồn sử liệu dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau một cách hứng thú tích cực, tự lập càng cao, càng tốt. Giáo viên dạy lịch sử không chỉ là người cung cấp thông tin về quá khứ của xã hội loài người mà chủ yếu là người tổ chức hướng dẫn điều khiển giúp đỡ học sinh tiếp nhận và sử lý các thông tin đó. Chính học sinh tạo ra cho mình những hình ảnh cụ thể về lịch sử, sự kiện, hiện tượng lịch sử khi mình đánh giá chúng chứ không phải chủ yếu là ghi nhớ những điều nói trên thì sự trình bày của giáo viên từ sách giáo khoa. Trang - 3 -
  4. Sử Dụng Phương Pháp Tích Hợp Liên Môn Trong Dạy Học Lịch Sử Nhằm Phát Huy Tính Tích Cực Hoạt Động Độc Lập Của Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử - Cao ThÞ B¶y - 2. Cơ sở thực tiễn. Việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử trong giai đoạn hiện nay là điều cần thiết phù hợp với mục tiêu đào tạo, Hệ thống giáo dục, nội dung dạy học đã có nhiều thay đổi, việc đổi mới dạy học lịch sử trước hết đòi hỏi sự nổ lực và tìm ra phương thức giải quyết hợp lý nó diễn ra trên nhiều lĩnh vực của quá trình dạy học. Một trong những phương pháp đổi mới giảng dạy lịch sử để giúp học sinh hiểu bài tốt đó là phương pháp tích hợp kiến thức liên môn nhằm phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh trong dạy học lịch sử. II. NỘI DUNG I. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Rút kinh nghiệm trong việc tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy Lịch sử 7 nói riêng và bộ môn lịch sử ở trường THCS nhằm đưa ra những cách dạy học tối ưu nhất, góp phần nâng cao khả năng tích hợp kiến thức liên môn cho giáo viên. Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức. Giúp cho đồng nghiệp - giáo viên dạy môn Lịch sử cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực, nhằm giúp cho học sinh yêu thích học tập môn Lịch sử , đồng thời học sinh nắm vững kiến thức. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Vừa thực hành trên lớp, vừa đánh giá rút kinh nghiệm từ năm học 2013– 2014 đến năm học 2014 – 2015. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Áp dụng cho nhiều bài học Lịch sử lớp 7 phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng, giới hạn trong việc tạo kĩ năng tích hợp liên môn cho giáo viên và học sinh, giúp học sinh hình thành kĩ năng, phương pháp học tập tốt hơn. IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 1.Thực trạng Trong thực tế, hầu hết học sinh chưa ham học, chưa thực sự yêu thích bộ môn lịch sử, chỉ đối phó tức thời, năng lực tiếp thu còn hạn chế, điều kiện học tập Trang - 4 -
  5. Sử Dụng Phương Pháp Tích Hợp Liên Môn Trong Dạy Học Lịch Sử Nhằm Phát Huy Tính Tích Cực Hoạt Động Độc Lập Của Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử - Cao ThÞ B¶y - của các em còn chưa đáp ứng được với yêu cầu nội dung và đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay. Chất lượng của bộ môn lịch sử đang trên đà “báo động”. Bên cạnh đó một số giáo viên soạn bài chưa chu đáo, có phần còn khiếm khuyết khi xác định nhiệm vụ và vai trò bộ môn lịch sử trong nhà trường. Hoặc có thể khi giảng dạy, người giáo viên chưa thực sự tâm huyết với bộ môn, giảng dạy còn nặng một chiều truyền thụ kiến thức, tạo sự gò bó, nhàm chán trong lĩnh hội kiến thức của học sinh. Thực ra từ trước đến nay, đa số giáo viên ở trường do điều kiện dạy học, thiết bị còn có phần hạn chế nên khi giảng dạy hầu như giờ học chưa sôi nổi, học sinh chưa có hứng thú học tập, giờ học nhàm chán, nên hiệu quả giờ học đạt kết quả chưa cao. Qua khảo sát đầu năm tôi thu được kết quả như sau: Kết quả. Tổng số Dưới trung Khá-Giỏi Trung bình Khối lớp. học sinh bình 7 75 16 % 50 % 34 % 2. Tồn tại. + Khách quan: - Trường THCS Định Hiệp đóng trên địa bàn có khoảng 90 % con công nhân cao su, trình độ dân trí thấp, việc quan tấm đến việc học của con cái còn thấp. Sự quan tâm đến giáo dục của các cấp ngành chưa cao. - Nhìn chung trình độ học sinh không đồng đều, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. - Việc tiếp cận kiến thức môn học còn hạn chế, phần lớn học sinh còn coi lịch sử là môn phụ nên chưa nhiệt tình với môn học. - Phương tiện dạy học còn thiếu, thiếu các loại sa bàn, máy chiếu, băng hình, chất lượng đội ngũ giáo viên chưa thực sự đồng bộ. Trang - 5 -
  6. Sử Dụng Phương Pháp Tích Hợp Liên Môn Trong Dạy Học Lịch Sử Nhằm Phát Huy Tính Tích Cực Hoạt Động Độc Lập Của Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử - Cao ThÞ B¶y - + Chủ quan: - Giáo viên chưa thực sự đầu tư cho giờ dạy vì khi dạy tâm lý của học sinh thường xem lịch sử là môn phụ nên chất lượng bài soạn các tiết dạy chưa cao, nếu có thì cũng hời hợt. - Các giờ học lịch sử chưa gây được sự hứng thú cho học sinh vì giáo viên thì chỉ dạy cho hết bài, hết giờ. - Học sinh chưa yêu thích bộ môn lịch sử vì phần lớn các em đều cho rằng học lịch sử rất khó, rất khô khan, rất trừu tượng, quá nhiều sự kiện cần ghi nhớ - Giáo viên và học sinh chưa bắt kịp với sự đổi mới phương pháp dạy và học. Lí do: Ở nông thôn, sự đổi mới bao giờ cũng chậm trễ hơn vùng thành phố . Nhiều giáo viên còn chưa quyết liệt trong việc bỏ đi phương pháp dạy học truyền thống. Hơn nữa, trong thời đại ngày nay điều kiện để tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng vào dạy học đối với bộ môn lịch sử đang còn là vấn đề khó khăn đối với giáo nông thôn. - Thiết bị dạy học còn hạn chế do chưa được cung cấp đầy đủ và đồng bộ, nếu có thì chất lượng chưa tốt. Nhà trường không có đủ kinh phí để mua sắm các thiết bị dạy học hiện đại. 4. Nội dung. Trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng việc sử dụng các phương pháp truyền miệng truyền thống là cần thiết nhưng sẽ hấp dẫn hơn nếu chúng ta kết hợp với đồ dùng trực quan, tài liệu tham khảo của các khoa học khác. Dạy học liên môn bằng cách sử dụng nội dung và phương pháp các bộ môn khác như văn học, nghệ thuật kiến trúc, hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, âp nhạc là hết sức cần thiết. Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử là việc thực hiện tính kế thừa trong nhận thức các khóa trình lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới từ cổ đến hiện đại, làm cho học sinh hiểu rõ sự phát triển của xã hội một cách liên tục, thống Trang - 6 -