SKKN Sử dụng công nghệ thông tin, tìm kiếm tư liệu soạn tiết giáo án trình chiếu để dạy một tác phẩm thơ mang phong cách miền núi đạt hiệu quả

doc 15 trang sangkien 01/09/2022 3200
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng công nghệ thông tin, tìm kiếm tư liệu soạn tiết giáo án trình chiếu để dạy một tác phẩm thơ mang phong cách miền núi đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_cong_nghe_thong_tin_tim_kiem_tu_lieu_soan_tiet.doc

Nội dung text: SKKN Sử dụng công nghệ thông tin, tìm kiếm tư liệu soạn tiết giáo án trình chiếu để dạy một tác phẩm thơ mang phong cách miền núi đạt hiệu quả

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, TÌM KIẾM TƯ LIỆU SOẠN TIẾT GIÁO ÁN TRÌNH CHIẾU ĐỂ DẠY MỘT TÁC PHẨM THƠ MANG PHONG CÁCH MIỀN NÚI ĐẠT HIỆU QUẢ. I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN. Lâu nay, trong dạy học chúng ta thường nói đến việc đổi mới phương pháp nhất là phương pháp dạy học tích cực trong môn Ngữ văn. Nhiều giáo viên đã mạnh dạn thay đổi và đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển nhận thức của học sinh về các vấn đề cuộc sống nói chung và của bộ môn Ngữ văn nói riêng. Trong quá trình soạn giảng, nhiều giáo viên đã mày mò , sáng tạo, tìm kiếm và có những sáng kiến hay, bài dạy tốt. Tuy nhiên việc vận dụng công nghệ thông tin để soạn một tiết trình chiếu khi dạy một văn bản thông thường đối với rất nhiều giáo viên hiện nay vẫn còn gặp khó khăn, nhất là giáo viên vùng sâu, vùng xa, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế. Đừng nói chi đến việc soạn một tiết giáo án trình chiếu khi dạy văn bản thơ mang phong cách miền núi như bài “ Nói với con” của Y Phương trong Ngữ văn 9 tập 2 thì lại càng khó hơn nhiều. Bản thân tôi nhiều năm dạy môn Ngữ Văn 9, khi dạy bài “ Nói với con” của nhà thơ Y Phương, tôi luôn thấy như mình còn thiếu đi một điều gì đó, không giải thích được, làm cho học sinh không thể hiểu hết, không thể tiếp cận một cách hứng thú, tích cực văn bản này. Bản thân cũng thấy không thực sự hài lòng mỗi khi dạy xong văn bản. Nên tôi thấy giờ dạy mình không được thành công như mong muốn. Chính từ những trăn trở qua nhiều năm khi dạy bài thơ ấy mà tôi đã suy nghĩ và chọn cách Sử dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm tư liệu và soạn tiết giáo án trình chiếu với mong muốn là tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất. Học sinh tiếp cận văn bản một cách tích cực nhất. II. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN: Kinh nghiệm được triển khai tại tổ chuyên môn văn - sử- GDCD- âm nhạc và cho toàn thể giáo viên bộ môn trong trường THCS Khánh Bình Tây Bắc. III. MÔ TẢ SÁNG KIẾN: Để dạy bài thơ đạt hiệu quả và đảm bảo theo mục tiêu, tôi đã thực hiện 4 bước sau: Bước 1: Sử dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm các thông tin, hình ảnh liên quan đến bài dạy . Cụ thể : - Tôi đã sử dụng trang Google hành ảnh để tìm kiếm các hình ảnh liên quan đến : cuộc sống, lao động, sinh hoạt văn hóa, công cụ lao động( lờ), địa bàn sinh sống, nhà ở .của người Tày.
  2. - Tôi sử dụng trang yotube để tìm thêm các đoạn phim tư liệu về lễ hội của người Tày ( Lễ hội Lòng Tong) , video Clip phỏng vấn tác giả về hoàn cảnh ra đời của bài thơ, clip ngâm thơ ( bài thơ Nói với con, và bài thơ Điều cha muốn nói) Bước 2: Sau khi tìm, thu thập các thông tin. Hình ảnh, video clip cần thiết, tôi tiến hành soạn các slide trình chiếu . Trình tự các slide giáo án trình chiếu như sau: Slide 1: Chân dung tác giả Y Phương Slide 2: Hình ảnh dân tộc Tày Slide 3: video clip giới thiệu về dân tộc Tày Slide 4: Bản đồ các tỉnh có người Tày sinh sống Slide 5: Video clip Y Phương nói về hoàn cảnh ra đời bài thơ “ Nói với con” Slide 6: Bài thơ “ Nói với con” Slide 7: clip nghệ sĩ ngâm bài thơ,( dung để so sánh với đọc bài thơ) Slide 8: một số hình ảnh minh họa cho chú thích( lờ, vách nhà ken câu hát, thung, sống trên đá .) Slide 9,10 : các đoạn thơ được chia ra để phục vụ phân tích Slide 11: video clip lễ hội Long tong của người Tày Slide 12, 13 : các câu thơ và hình ảnh minh họa giúp việc phân tích các câu thơ tốt hơn. Slide 14: Sơ đồ nội dung đoạn thơ 1 Slide 15 : Sơ đồ nội dung đoạn thơ 2 Slide 16: Sơ đồ tổng kết bài Slide 17: clip ngâm thơ bài “ Điều cha muốn nói”, âm hưởng Nam Bộ( dung để so sánh với bài thơ “ Nói với con”. Bước 3: Sau khi đã soạn các slide trình chiếu, tôi tiến hành soạn giáo án Word ( Đây chỉ là nội dung cơ bản để kết hợp ghi bảng). Bài 24, tiết 122 Nói với con (Y Phương) Mục I. Tìm hiểu chung văn bản 1. Tác giả: - Y Phương (1948), nhà thơ dân tộc Tày. - Phong cách thơ: mộc mạc, chân thành, sâu lắng. 2. Tác phẩm: “Nói với con” - Sáng tác: 1980, khi con tác giả vừa tròn 1 tuổi - Là lời nhắn nhủ chân thành, tha thiết của cha đối với con. 3. Đọc, chú thích. 4. Bố cục: 2 phần - Phần 1: Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng. - Phần 2: Cha nói với con về những phẩm chất, truyền thống của người đồng mình và mong ước của người cha. Mục II. Tìm hiểu chi tiết văn bản 1. Nói với con về tình cảm cội nguồn Cội nguồn sinh dưỡng : là gia đình yêu thương, là quê hương gắn bó. 2. Nói với con về truyền thống quê hương. a. Truyền thống quê hương
  3. - Người đồng mình có những phẩm chất cao đẹp, đáng quý : + Gian khổ, khó khăn, Cần cù, chịu khó + Thủy chung +Trân trọng, tự hào về truyền thống dân tộc mình. + Trong sáng, giản dị b. Mong muốn: con kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc mình trong tương lai, tự hào đề cao bản sắc văn hóa dân tộc mình với cộng đồng các dân tộc anh em khác. Mục III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Lời thơ mộc mạc, giọng thơ chân thành tha thiết, cách nói mang đặc trưng của người miền núi. - Nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ 2. Nội dung - Tình cảm cha đối với con - Tình yêu quê hương đất nước Mục IV. Luyện tập Nêu cảm nhận của bản thân sau khi học xong bài thơ. Bước 4: Tiến hành dạy trên lớp - Kết hợp giữa giáo án trình chiếu và giáo án word để hướng dẫn học sinh tìm hiểu nét đặc sắc nổi bật nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Sử dụng phương pháp: đàm thoại, thảo luận nhóm , các kĩ thuật: kích thích tư duy, nêu câu hỏi, thảo luận viết - Để đạt được mục tiêu bài dạy, trong mỗi hoạt động tôi đã tiến hành giao nhiệm vụ cụ thể cho từng học sinh, từng nhóm học sinh, cho các em làm việc độc lập, trao đổi, thảo luận với nhau, phân tích, đánh giá vấn đề đặt ra, trình bày những gì mình biết, mình hiểu, mình nghĩ. Sau cùng tôi chốt lại nội dung cơ bản cần nhớ của mỗi mục, và của toàn bài . Ví dụ cụ thể: - Ở hoạt động 1: Trong Phần tìm hiểu chung, mục tìm hiểu về tác giả tôi vừa trình chiếu chân dung tác giả vừa nêu câu hỏi để học sinh trình bày những hiểu biết của mình về tác giả. Sau khi học sinh trình bày, tôi đặt ra câu hỏi: Qua trao đổi, tìm hiểu các thông tin, các em rút ra được điều cần nhớ gì ở tác giả? HS hứng thú, tích cực trả lời. Tôi chốt ý cần nhớ. - Khi dạy mục 2: Tác phẩm, tôi giao nhiệm vụ cho học sinh trong thời gian 2 phút, các nhóm nhỏ- 2 em một nhóm, trả lời 3 câu hỏi sau: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Bài thơ này thuộc thể thơ gì? Điều gì nổi bật nhất của bài thơ? Sau 2 phút, các nhóm tự do trình bày, các em nhóm khác bổ sung, GV chiếu Slide clip phỏng vẩn tác giả về hoàn cảnh ra đời bài thơ cho HS nghe tự nhận xét về ý kiến phát biểu của nhóm mình, cuối cùng GV chốt ý cần nhớ. - Hay khi dạy mục 3: Đọc và tìm hiểu chú thích . GV hướng dẫn học sinh cách đọc, GV đọc mẫu, phân công học sinh đọc, số còn lại lắng nghe và nhận xét. Sau khi nhận xét, Giáo viên mở video ngâm thơ của nghệ sĩ để cho HS cảm nhận, nêu ý kiến về đọc và ngâm thơ phần nào đi vào lòng nười nghe dễ dàng hơn. Đến phần tìm hiểu chú thích, tôi yêu cầu học sinh nêu những hiểu biết của mình về từ ngữ, sau đó tôi chiếu slide hình ảnh minh họa và khắc sâu hơn nghĩa của từ ngữ.
  4. Đến hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân tích bài thơ Tôi chiếu slide từng đoạn thơ và hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho các em tìm hiểu, phân tích, kết hợp với việc đưa các hình ảnh , video đã chuẩn bị sẵn để làm minh chứng, làm cho lời giảng của bản thân, sự phân tích chân thật, có độ tin cậy, thuyết phục hơn, sự hiểu biết của học sinh cũng chính xác, rõ và sâu sắc hơn, ý nghĩa bài học về cuộc sống, gia đình, quê hương, tổ quốc được các em tiếp nhận một cách tự nhiên hơn. Ví dụ : Tôi cho các em thảo luận nhóm 4 em, thời gian 3 phút, trả lời câu hỏi Em có nhận xét gì về cách nói của nhà thơ trong 4 dòng thơ đầu? Qua 4 dòng thơ đó, em thấy nhà thơ muốn nói với con điều gì ? Hay khi phân tích đoạn 2, tôi nêu câu hỏi kích thích tư duy học sinh: Em hiểu như thế nào về câu thơ “ Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương, còn quê hương thì làm phong tục”?,thời gian suy nghĩ độc lập 1 phút, sau đó tôi chiếu slide hình ảnh gợi ý về việc làm của người dân tộc Tày, nơi ở của họ, clip về phong tục, lễ hội của người Tày để giúp học sinh định hướng ý trả lời . Khi các em có câu trả lời, tôi nêu câu hỏi tiếp : Từ những điều em vừa trình bày, em biết được thêm điều gì về cuộc sống và tâm hồn của người miền núi? Hoặc khi dạy xong đoạn cuối, lời dặn dò của người cha đối với con, tôi cho học sinh nghe một đoạn ngâm thơ bài “ Điều cha muốn nói” theo phong cách của người vùng đồng bằng Nam bộ, để các em so sánh điểm giống và khác nhau về âm điệu, về nội dung, ngôn ngữ Cuối cùng tôi chốt ý của toàn bài: Tình cảm mà cha mẹ dành cho con cái là vô bờ bến, dù cha mẹ là người miền núi hay đồng bằng. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC So sánh với các tiết dạy cùng khối lớp năm học 2012-2013, thì tiết dạy thực hành ở ba lớp 9A, B, C ở học kì 2 năm học 2013- 2014 và 2014-2015 đạt kết quả khá cao . Đặc biệt là năm học 2014- 2015 sau khi có một số bổ sung về hình ảnh, clip các em thích thú học hơn, chăm chú lắng nghe, tích cực trao đổi thảo luận hơn , mạnh dạn trình bày những ý kiến cá nhân của mình, trong đó có nhiều học sinh dạng nhút nhát, cá biệt nay cũng hòa đồng vào tập thể, biết mạnh dạn phát biểu nhiều ý kiến rất riêng và hay, không còn hiện tượng quay qua quay lại, làm việc riêng, hay ngủ gật như những năm học trước. Cụ thể như sau: Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 Số HS hứng Tỉ lệ hiểu bài Tỉ lệ hiểu bài sau tiết Số HS hứng thú học sau tiết dạy- Lớp/SS dạy- qua khảo sát Lớp/SS thú học thông thông qua qua khảo sát ( Tb trở lên) qua phát biểu phát biểu ( Tb trở lên) 9A: 33 20 22 9A: 34 30 31 9B: 28 22 22 9B: 31 27 29 9C: 29 21 22 9C: 31 29 29 V. ĐÁNH GIÁ VỀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN Qua thực tế nhiều năm giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THCS Khánh Bình
  5. Tây Bắc, nhất là Ngữ văn lớp 9, đối với bài thơ Nói với con thật sự là một thơ khó dạy, khó truyền thụ đối với giáo viên và khó tiếp nhận đối với học sinh. Tuy nhiên từ khi có công nghệ thông tin, có các điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường hỗ trợ, bản thân thực hiện sáng kiến “ Sử dụng công nghệ thông tin để soạn tiết giáo án trình chiếu dạy một tác phẩm thơ mang phong cách miền núi đạt hiệu quả”, đã đem lại kết quả nhất định trong giờ học văn . Sáng kiến “ Sử dụng công nghệ thông tin để soạn tiết giáo án trình chiếu dạy một tác phẩm thơ mang phong cách miền núi đạt hiệu quả” là quá trình bản thân tự mày mò, nghiên cứu, đối chiếu với thực tiễn giảng dạy qua nhiều năm, từ việc vận dụng phương pháp dạy học cũ sang ứng dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học mới. Sáng kiến đã được vận dụng giảng dạy trên lớp và đạt được thành công nhất định , đã được sự đóng góp và ghi nhận về tính hiệu quả của nó từ việc đồng nghiệp và Ban chuyên môn trường đi dự giờ tiết dạy, khảo sát tinh thần, ý thức, kết quả học tập của học sinh. Tổ chuyên môn đã vận dụng cho các bài khác ở lớp 9 và các lớp dưới kể cả môn Âm nhạc cũng đạt kết quả khả quan. VI. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT - Nhà trường cần có những quy định cho giáo viên trong việc đầu tư, tìm tòi, học hỏi công nghệ thông tin. Vận dụng kiến thức học được để soạn và trình bày một tiết giáo án kết hợp trình chiếu với giáo án Word theo hướng tích cực. - Nhà trường nên quy định số tiết soạn trình chiếu tăng lên, đa dạng về môn, kiểu bài trong hệ thống môn học ở nhà trường để rèn luyện năng lực cho giáo viên. - Ban giám hiệu và tổ chuyên môn thường xuyên đi dự giờ, thăm lớp để động viên nhắc nhở kịp thời việc giáo viên thực hiện dạy học theo hướng “ Phát triển năng lực học sinh” một cách có hiệu quả. - Bản thân mỗi giáo viên phải có ý thức tự rèn luyện kĩ năng sư phạm của mình, trong quá trình giảng dạy phải tập cho Học sinh thói quen suy nghĩ, phát biểu, ghi chép để nhớ những điều học tập được Khánh Bình Tây Bắc, ngày 20 tháng 3 năm 2015 Người viết Phan Việt Quốc