SKKN Sử dụng câu chuyện pháp luật nhằm giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh Lớp 12 trường Trung học Phổ thông Thuận An
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng câu chuyện pháp luật nhằm giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh Lớp 12 trường Trung học Phổ thông Thuận An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_su_dung_cau_chuyen_phap_luat_nham_giao_duc_y_thuc_phap.docx
Nội dung text: SKKN Sử dụng câu chuyện pháp luật nhằm giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh Lớp 12 trường Trung học Phổ thông Thuận An
- SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT NHẰM GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THUẬN AN I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong dạy học môn Giáo dục công dân nói chung và công dân với pháp luật nói riêng, có thể sử dụng nhiều hình thức, phương pháp dạy học khác nhau để lĩnh hội phần kiến thức bài học có hiệu quả. Để giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 12 khi học về phần “Công dân với pháp luật”, tôi lựa chọn các câu chuyện pháp luật để dẫn dắt vào nội dung bài học, tiết học hoặc làm rõ một đơn vị kiến thức của bài để giúp học sinh phần nào ý thức được việc chấp hành pháp luật trong cuộc sống hằng ngày. Vì môn GDCD có vai trò quan trọng, trực tiếp trong việc giáo dục cho học sinh ý thức, hành vi và nhân cách con người toàn diện. Với các năm giảng dạy môn Giáo dục công dân tại trường THPT Thuận An ở các lớp 12, các em thường có tư tưởng xem nhẹ môn học này vì các em cho rằng đó là môn phụ không thi tốt nghiệp nên nhiều em có thái độ thờ ơ, học mang tính đối phó, hình thức. Hơn nữa, các điều luật thường khó nhớ và quá nhiều, bài học thường dài với nhiều nội dung thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, một số em yếu và thiếu về kiến thức pháp luật. Vì vậy, để tránh nhàn chán trong việc tiếp cận kiến thức về pháp luật và tạo hứng thú cho các em về tìm hiểu các điều luật, ở một số lớp và tiết của các bài học, tôi đã sử dụng các câu chuyện pháp luật nhằm tích hợp pháp luật vào bài dạy cho học sinh với mục đích nhằm khắc sâu kiến thức, từ đó hình thành ý thức pháp luật cho các em. Hơn nữa, chúng ta biết rằng pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội và quay trở lại phục vụ đời sống xã hội. Trên cơ sở tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc giáo dục pháp luật hiện nay, đặc biệt cho những công dân trẻ tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường, hiểu được vai trò to lớn của pháp luật đối với đời sống xã hội, của mỗi người, đến việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; và đặc biệt là trong việc thực hiện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Để nhằm giúp người học hình thành và phát triển nhân cách, kỹ năng sống và tri thức pháp luật một cách đầy đủ và ngày càng hoàn thiện hơn; đồng thời giáo dục ý thức thực hiện pháp luật cho các em học sinh trong cuộc sống hằng ngày, thông qua các câu chuyện có thật đã phần nào tạo nên được sự hứng thú trong học tập cho học sinh. Từ đó, giúp các em hiểu hơn tầm quan trọng của việc chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước, trau dồi tri thức pháp luật và ý thức công dân mà cụ thể là trong môn Giáo dục công dân. Cụ thể, qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân ở trường THPT Thuận An, bản thân tôi đã tích hợp kiến thức pháp luật vào bộ môn để giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh, đặc biệt là học sinh khối 12 để học sinh có ý thức tuân thủ pháp luật và có khả năng thực hiện đúng những quy định của pháp luật. Như vậy, có nhiều cách để nâng cao hiệu quả học tập và tạo hứng thú trong giờ học để giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh tại trường qua các năm giảng dạy, bản thân tôi với những kinh 1
- nghiệm hơn mười năm giảng dạy môn học này và giáo dục học sinh của mình, tôi mạnh dạn xin chia sẻ, đúc rút kinh nghiệm qua hoạt động dạy học môn Giáo dục Công dân tại trường THPT Thuận An với đề tài: “Sử dụng câu chuyện pháp luật nhằm giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh tại trường THPT Thuận An” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho mình. 2
- II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Những vấn đề lí luận chung Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung Ương 4 khóa VII (1- 1993), Nghị quyết Trung Ương 2 khóa VIII (12- 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục 2005 có sửa đổi, bổ sung 2009. Quyết định số 1928-Qđ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường": Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật và hành vi chấp hành pháp luật của nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và người học, góp phần ổn định môi trường giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đối với giáo dục phổ thông: nâng cao chất lượng dạy và học môn học đạo đức, môn học giáo dục công dân theo hướng cung cấp các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền và nghĩa vụ trong các lĩnh vực pháp luật gắn với cuộc sống và học tập của học sinh. Chú trọng các nội dung về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống tệ nạn xã hội như bạo lực học đường, thái độ thờ ơ, vô cảm Đặc biệt chú trọng giáo dục nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, thói quen xử sự theo pháp luật của học sinh. Chương trình môn học đạo đức, giáo dục công dân trong giáo dục phổ thông phải có độ mở nhất định để có thể vận dụng phù hợp với từng vùng miền khác nhau; ”. Đặc biệt là Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Số 29 – NQ/TW/11/2013). “Đổi mới chương trình nhằm phát triển phẩm chất và năng lực người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức và thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân.” Đối với môn học GDCD là môn học trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, phù hợp với lứa tuổi học sinh về thới giới quan, nhân sinh quan, giá trị đạo đức, trri thức pháp luật, lối sống, Nhà nước ta quản lí mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, mọi hoạt động của cơ quan, cá nhân, tổ chức và kể cả nhà nước cũng được thực thi theo đúng Hiến pháp và pháp luật của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để quản lí xã hội bằng pháp luật nhà nước phải đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục, tuyên truyền pháp luật đến với mọi tầng lớp nhân dân dưới nhiều hình thức khác nhau như thông qua các phương tiện truyền thông, tổ chức các hội thi, các chuyên đề ở các khu dân cư, các câu chuyện pháp luật, Đưa nội dung pháp luật vào giảng dạy ở trường là một trong những biện pháp giáo dục, tuyên truyền có hiệu quả để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của học sinh. Giáo dục, tuyên truyền pháp luật bằng các câu chuyện có thật trong cuộc sống hằng ngày thông qua việc tích hợp pháp luật vào giảng dạy bộ môn Giáo dục Công dân là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao ý thức thực hiện pháp luật của học sinh, giúp thay đổi hành vi của học sinh trong việc thực thi pháp luật trong đời sống thực tế góp phần xây dựng một xã hội pháp quyền Xã hội chủ nghĩa 3
- đúng như khái niệm của Nhà nước ta trong đó có câu “Quản lí mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật”. 2. Thực trạng của vấn đề: 2.1. Thuận lợi: Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh luôn được Chi bộ mà hiện nay là Đảng bộ, BGH nhà trường THPT Thuận An quan tâm, nghiêm túc thực hiện bằng các hình thức phổ biến như: tuyên truyền, giáo dục vào các tiết chào cờ đầu tuần, thông qua đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong giờ sinh hoạt lớp, thông qua các hoạt động của Đoàn trường, giáo dục ngoại giờ lên lớp, đặc biệt thường xuyên là thông qua các bài học thuộc nội dung pháp luật ở lớp 12 trong bộ môn GDCD tại trường THPT Thuận An. Nhiều câu chuyện kể mang tính thời sự, phản ánh được thực trạng hiện nay như về xâm phạm các quyền tự do cơ bản của con người, về sở hữu trí tuệ, vi phạm môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước, Các câu chuyện pháp luật có thật giúp học sinh có hứng thú tìm tòi các tình tiết và tìm cách giải quyết tạo hứng thú cho các em. Như vậy, có rất nhiều nguồn thông tin qua các câu chuyện để giúp giáo viên thực hiện được đổi mới phương pháp dạy hoc, đa dạng hóa hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh tức dùng pháp luật để dạy pháp luật. Đa số học sinh quan tâm, có hứng thú khi được tiếp thu nội dung pháp luật thông qua các câu chuyện kể gắn liền với học sinh như Luật Giao thông Đường bộ, Luật Hôn nhân và Gia đình, Bình đẳng giới, 2.2.Khó khăn Các câu chuyện pháp luật thường dài, nếu người dạy quá sa đà thành ra là kể chuyện, hơn nữa các văn bản pháp luật thường xuyên được sửa đổi, bổ sung nên buộc các giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD phải liên tục cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới để nghiên cứu đưa vào giảng dạy, giáo dục cho học sinh. Mỗi câu chuyện pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nếu giáo viên không có sự chọn lọc nội dung câu chuyện phù hợp dẫn đến ôm đồm kiến thức, trích dẫn quá nhiều câu chuyện vào một nội dung cần phản ánh nên sẽ không đem lại hiệu quả cao cho tiết dạy. Một số giáo viên chưa có chất giọng phù hợp dẫn đến việc học sinh cảm thấy mất hứng thú khi học các nội dung có sử dụng phương pháp kể chuyện. Vì thế, cần phải kết hợp phù hợp để các câu chuyện pháp luật đó không làm nặng thêm nội dung bài học mà từ các câu chuyện đó học sinh có ý thức hơn trong việc chấp hành và thực hiện pháp luật. Một số học sinh coi đây là môn phụ, không thi tốt nghiệp nên có nhiều lúc lơ là, không tập trung và thường học đối phó. Là môn học “khô khan” nên HS ít có hứng thú, học bài mang tính miễn cưỡng. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 3.1. Sử dụng các câu chuyện pháp luật để dẫn dắt vào nội dung bài học, tiết học, đơn vi kiến thức. 4
- Sử dụng các câu chuyện pháp luật để vào bài mới. Đây là hình thức giáo viên dùng một câu chuyện pháp luật có nội dung phù hợp với chủ đề bài học để đưa học sinh vào bài thay cho phần giới thiệu bài thông thường. Từ nội dung câu chuyện giáo viên làm rõ chủ đề của bài học và bằng những câu hỏi có tính logic để dẫn học sinh vào bài mới, giúp các em có hứng thú hơn. Để thay thế cho phần giới thiệu bài bằng cách thuyết trình thông thường, GV có thể sử dụng một câu chuyện pháp luật để gây hứng thú cho HS khi bước vào bài mới. Ví dụ: Để dẫn dắt HS vào bài 1 “Pháp luật và đời sống”, GV có thể sử dụng câu chuyện sau: Một học sinh lớp 9 phạm tội giết người Vào khoảng 11 giờ ngày 21/9/2013, sau khi tan học, Nguyễn Đức Quỳnh, học sinh lớp 9, trường THCS Chu Văn An, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum cùng với Hoàng và Tuấn Anh(bạn học lớp 9 cùng trường với Quỳnh) đi bộ từ trường về nhà. Khi cả ba đến đoạn đường Hoàng Văn Thái, thì phát hiện 4 thanh niên đi hai xe máy, gồm có Kiệt(HS 9B trường THCS Chu Văn An), Nguyễn Văn Trúc(SN 1997) và hai thanh niên khác không biết tên chạy tới chặn đường. Kiệt ngồi sau xe máy nhảy xuống dùng tay, chân đánh, đá vào người của Hoàng. Đồng thời Trúc cũng nhảy xuống xe, chạy tới đánh liên tiếp vào mặt Quỳnh. Bất ngờ bị đánh giữ dội mà không biết lí do, Quỳnh với tay ra sau lưng lấy con dao bấm để sẵn trong ba lô HS ra rồi đâm vào hông trái của Trúc. Thấy Quỳnh phản ứng quyết liệt và vẫn cầm con dao trên tay. Trúc vội vàng bỏ chạy vào phía nhà của người dân. Quỳnh rượt theo và đâm thêm nhiều nhát vào người Trúc. Trúc cùng đường quay lại, dùng hết sức giữ chặt tay của Quỳnh không cho đâm tiếp. Đúng vào lúc hai bên đang giằng co, thì ông Nguyễn Đức Thanh(là bố của Quỳnh, trú tại: tổ 4, phường Trần Hưng Đạo) nhà ở gần đó vội chạy đến can ngăn, tước con dao bấm từ tay của Quỳnh vứt đi. Còn Trúc do thấy vết thương chảy máu ít nghỉ không có vấn đề gì, nên vẫn chạy xe máy đi tiếp. Nhưng chạy khoảng được 2 mét thì các vết thương bắt đầu chảy ra nhiều máu gây choáng và Trúc đã té xuống lề đường. Mặc dù được người dân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum, nhưng do bị đâm thủng tim nên Trúc đã tử vong. (Báo Công an TP HCM, 21/9/2013) Hỏi: Thái độ của em như thế nào khi nghe câu chuyện trên? GV: Câu chuyện trên nói về hành vi vi phạm pháp luật hình sự của HS hiện nay, cảnh báo về hiện tượng tệ nạn bạo lực học đường đang gia tăng hết sức nguy hiểm, gây ra nhiều cái chết thương tâm cho học sinh, để lại nỗi đau cho các bậc phụ huynh, nhà trường và xã hội. Đây là hồi chuông cảnh báo với tất cả học sinh không nên vi phạm pháp luật. Hay khi dạy bài 6, SGK GDCD 12: Công dân với các quyền tự do cơ bản, giáo viên có thể sử dụng câu chuyện: Đạp chết hàng xóm vì câu chửi đổng 5