SKKN Sáng kiến về một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử Lớp 7 tại trường THCS Thống Nhất

doc 37 trang sangkien 31/08/2022 6782
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sáng kiến về một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử Lớp 7 tại trường THCS Thống Nhất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_sang_kien_ve_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_mon.doc

Nội dung text: SKKN Sáng kiến về một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử Lớp 7 tại trường THCS Thống Nhất

  1. Một sơ biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch sử 7 MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1. Kể chuyện lịch sử trong giờ dạy 3 2. Sử dụng hình ảnh minh họa . 10 3. Cung cấp tư liệu cho HS 16 4. Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề . 29 III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 33 1. Kết quả 33 2. Bài học kinh nghiệm . 32 Trường THCS Thống Nhất Trang 1
  2. Một sơ biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch sử 7 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Môn lịch sử trong nhà trường phổ thông nói chung ở lớp 7 nói riêng có chức năng và nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ. Không chỉ ở nước ta mà ở các nước tiên tiến trên thế giới cũng chú trọng việc dạy môn lịch sử vì nó đào tạo con người có bản sắc dân tộc. Trong quá trình giảng dạy và kết quả học tập của học sinh, tôi đã xác định lịch sử là một bộ môn khoa học có ưu thế hình thành nhân sinh quan cho học sinh, rèn tư duy sáng tạo cho các em, đặc biệt giúp cho học sinh từ hiểu biết lịch sử mà rút ra kinh nghiệm quý giá để xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Để đạt được kết quả trên thì việc áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy vào tiết học lịch sử là rất quan trọng. Trong quá trình giảng dạy, ngoài các phương pháp thường dùng tôi chú trọng vào việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, kể chuyện lịch sử, sử dụng kênh hình, liên hệ với thực tế để giáo dục tư tưởng cho HS, Qua một thời gian áp dụng tôi thấy rất có hiệu quả. Trên cơ sở đó tôi tổng hợp thành Sáng kiến: “ Sáng kiến về một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch sử lớp 7 tại trường THCS Thống Nhất”. Các câu chuyện lịch sử, tranh ảnh, không chỉ có tác dụng làm nổi bật nội dung, mà còn là nguồn tri thức không thể thiếu đựợc trong bài học. Nếu những câu chuyện lịch sử, tranh ảnh được sử dụng tốt, sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ hai hệ thống tín hiệu với nhau: tai nghe, mắt thấy, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, gây được mối liên hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát huy đựơc năng lực chú ý quan sát, hứng thú của học sinh. Trường THCS Thống Nhất Trang 2
  3. Một sơ biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch sử 7 II. GIẢI QUYÊT VẤN ĐỀ 1. Kể chuyện lịch sử trong giờ dạy. Có thể nói rằng, bất cứ nơi nào, ở đâu những câu chuyện kể luôn luôn mang lại hiệu quả. Đặc biệt là tính giáo dục của các câu chuyện, môn lịch sử cũng không là ngoại lệ. Điếu quan trọng là ta phải biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để nó phát huy giá trị và không làm mất thời gian của tiết học. Khi sử dụng giáo viên phải biết chắt lọc, kể gọn và sau mỗi câu chuyện phải biết đặt những câu hỏi hoặc gợi ý cho học sinh nêu lên suy nghĩ của mình, từ đó giáo dục tư tưởng cho HS. Ví dụ 1: Khi dạy bài 9 – Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê, ở mục I 2 giáo viên có thể kể về thái hậu Dương Vân Nga: Khi đề cao võ công văn trị của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, những vị anh hùng của công cuộc thống nhất đất nước không thể không nhắc đến công lao cua Dương Vân Nga đối với đất nước. Cỏ thể xem Dương Vâm Nga là cái cầu nối giữa Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, người làm cho côg cuộc thống nhất đất nứơc do Đinh Bộ Lĩnh khởi xưởng được Lê Hoàn hoàn tất. Sự nghiệp chính trị của người phụ nữ ấykhông được sử cũ chú ý đến mà lại cứ tập trung vào thân phận làm vợ của bà. Vốn là con của ông Dương Thế Hiển quê ở vùng Nho Quan, Ninh Bình rồi trở thành vợ của Đinh Bộ Lĩnh, nên sau khi chồng bị ám hại, để lại đứa con 6 tuổi kế nghiệp Hoàng đế, Dương Vân Nga đã phải cáng đáng những khó khăn vượt quá sức mình. Sự nghiệp thống nhất đất nước vừa mới hoàn thành thì bị đe doạ từ nhiều phía. Bên ngoài phong kiến phương bắc sửa soạn đại binh xâm lược. Bên trong, các triều thần phân biệt tranh chấp ngay gắt có nguy cơ xảy ra nội chiến lớn. Là người có tầm nhìn xa thấy rộng, Dương Vân Nga nhận thấy chỉ có Thập đạo tướng quân Lê Hoàn là người có khả năng giải quyết tình hình nghiêm trọng ấy. Nếu Dương Vân Nga không biết đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích của dòng họ, bà có thể dựa vào một quyền thần để chống lại một quyền thần khác, ngoan cố bảo vệ ngai vàng cho đứa con nhỏ của mình, sẽ Trường THCS Thống Nhất Trang 3
  4. Một sơ biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch sử 7 gây ra nạn bè đảng tranh chấp, đẩy đất nước vào thảm cảnh rối loạn. Vậy mà chỉ vì Dương Vân Nga lây chiếc áo bào choàng lên vai Lê Hoàn, về sau lại tở thành vợ của Lê Hoàn mà sử sách phong kiến đã xoá sạch công lao của bà. Ngược lại với cách nhìn nhận trên, nhân dân ta có thái độ rộng lượng và đúng đắn. Sử cũ chép: “Tục dân lập đền thờ tô ba pho tượng Tiên Hoàng, Đại Hành và Dương Vân Nga cùng ngồi”. Vùng Hoa Lư còn lưu nhiều truyền thuyết đẹp về Dương Vân Nga nằm ghi nhận công lao của bà. Đến thời Lê Mạt, An phủ sứ Lê Thúc Hiển ra lệnh cấm thờ chung ba nhân vật của sự nghiệp thống nhất hồi cuối thế kỉ thứ 10 thì dư luận dân gian đã phê phán quyết liệt. Truyền thuyết ở Hoa Lư còn kể rằng: sau khi Lê Thúc Hiển làm cái việc buộc lụa trắng vào cổ tay bức tượng Dương Vân Nga, dong tượng bà từ đền thờ Đinh Bộ Lĩnh về đền thờ Lê Hoàn, thì trở về kinh, viên quan họ Lê ấy đã lăn ra chết vì đứt ruột. ( Theo Các triều đại Việt Nam) Kể chuyện này giáo viên chú ý bỏ qua những đoạn đánh giá nhận xét mà tập trung vào đoạn Dương Vân Nga lấy áo bào khoác lên người Lê Hoàn, cách đối xử của mọi người đối với bà. Từ đó đặt câu hỏi để HS thể hiện ý kiến của mình đối với thái hậu Dương Vân Nga, qua đó giáo dục tư tưởng cho HS. Ví dụ 2. Khi dạy bài 14 – Ba lần kháng chiến chống quan xâm lược Mông – Nguyên, ở mục IV – Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử, có thể kể về Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN Hơn bảy trăm năm trước, cả Á – Âu đang trong cơn kinh hoàng, khiếp đảm về cái hoạ Tác – ta (giặc Mông ), khi chúng lướt trên vó ngựa viễn chinh tàn phá hết nước này sang nước khác. Từ Thái Bình Dương sang tận bên bờ Địa Trung Hải, khắp Á – Âu chưa có một danh tướng nào ngăn cản được. Giáo hoàng La Mã sợ hãi đến nỗi “ tuỷ khô, thân gầy, sức kiệt”. Người Đức hàng ngày cầu nguyện: “ Xin Trường THCS Thống Nhất Trang 4
  5. Một sơ biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch sử 7 chúa cứu vớt chúng con khỏi cơn thịnh nộ Tác – ta !”, vó ngựa của chúng đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó. Vậy mà ở miền Đông Nam châu Á, lũ giặc Tác – ta phải kinh hồn, lạc phách trước ý chí chiến đấu và tài nghệ quân sự tuyệt vời của quân dân Đại Việt dưới sự chỉ huy thiên tài của Quốc Công Tiết chế, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Công lao to lớn của Người, ba lần tổng chỉ huy quân dân Đại Việt cả phá quân Nguyên – Mông hung bạo, đánh cho chúng thất điên bát đảo, Trấn Nam Vương Thoát Hoan chui vào ống đồng có người kéo qua biên ải mới thoát chết. Với tài thao lược, trí dũng song toàn, luôn đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết, Trần Hưng Đạo không chỉ sống mãi trong lòng mọi người dân đất Việt mà còn vang danh khắp năm châu bốn biển. Trần Quốc Tuấn (1228 – 1300) là một anh hùng kiệt xuất của dân tộc ta đồng thời là danh nhân quân sự cổ kim của thế giới. Người sinh ngày 10-12-1228 (Mậu tý), là con của An sinh vương Trần Liễu (anh ruột Trần Thái Tông – Trần Cảnh). Người dung mạo hùng vĩ, thông minh hơn người, đủ tài văn võ, chuyên tâm nghiên cứu lục tam thao lược của người xưa và dành cả tâm huyết, hiểu biết của mình để viết: Binh thư yếu lược, Hịch tướng sĩ để dạy các tướng cầm quân đánh giặc, khích lệ lòng yêu nước của quân dân Đại Việt. Trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần hai, thấy rõ nếu để ngành trưởng và ngành thứ xích mích, nghi kị lẫn nhau thì chỉ có lợi cho kẻ thù. Người đã chủ động giao lưu hoà hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự đoàn kết nhất trí trong Vương triều, bảo đám đánh thắng quân thù . Chuyện kể rằng: Một hôm Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ở bến Bình Than sai người mời Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ rồi sai người nấu nước thơm tự mình tắm rửa với Trần Quang Khải, từ đó vĩnh viễn xoá bỏ hiềm khích giữa hai chi họ (Quốc Tuấn là con của Trần Liễu ngành trưởng , Quang Khải con của Trần Cảnh ngành thứ ). Lần khác, Quốc Tuấn đem việc xích mích hỏi các con, Trần Quốc Tảng có ý khích ông nến cướp ngôi của chi thứ. Trường THCS Thống Nhất Trang 5
  6. Một sơ biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch sử 7 Ông nổi giận rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. May nhờ các con và những người tâm phúc van xin, ông mới bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng : - Từ nay cho đến khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn thằng nghịch tử, phản thầy này nữa. Trong kháng chiến ông luôn hộ giá bên vua, tay chống gậy bịt sắt .dư luận xì xào sợ ông giết vua. Ông liền bỏ luôn phần bịt sắt, chỉ chống gậy để tránh hiềm nghi, làm yêu lòng dân quân. Ba lần chống giặc Nguyên – Mông, các vua Trần đều giao cho ông chức Tiết chế(tổng tư lệnh quân đội ), vì ông biết dùng người tài, thương yêu binh lính vì vậy tướng sĩ hết lòng thương yêu ông. Đạo quân cha con ấy trở thành đạo quân bách chiến bách thắng. Trần Quốc Tuấn là vị tướng trụ cột của triều đình. Ông đã soạn hai bộ binh thư :Binh thư yếu lược và Vạn Khiếp tổng bí truỵền thư để răn dạy các tướng cầm quân đánh giặc.khi giặc Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược, ông viết “ Hịch tướng sĩ”, truyền lệnh cho các tướng, dạy bảo họ lẽ thắng bại, tiến lui. Hịch tướng sĩ rất hùng hồn, thống thiết, khẳng định văn chương của một bậc đại bút . Trần Quốc Tuấn là một bậc đại tướng gồm đủ đức và tài. Là tướng nhân oâng thương dân như quân, chỉ cho họ con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều nghĩa. Là tướng trí, ông xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, tạo nên những trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời. Là tướng tín, ông bày tỏ trước quân lính theo ông sẽ được gì, trái lời ông sẽ gặp hoạ. Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên, ông đều được giao trọg trách điều sát binh mã và đều la[65 được công lớn. Hai tháng trước khi mất, vua Anh tông đến thăm và hỏi: - Nếu chẳng may khanh mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao ? Ông đã trăng trối những lới tâm huyết ,sâu sắc, đúng cho mọi thời đại : - Thời bình phải khoan thứ sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước. Trường THCS Thống Nhất Trang 6