SKKN Kinh nghiệm sử dụng trò chơi học tập trong tiết ôn tập cuối năm môn Lịch sử Lớp 7 để đồng nghiệp cùng tham khảo

doc 16 trang sangkien 01/09/2022 7243
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm sử dụng trò chơi học tập trong tiết ôn tập cuối năm môn Lịch sử Lớp 7 để đồng nghiệp cùng tham khảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_su_dung_tro_choi_hoc_tap_trong_tiet_on_tap.doc

Nội dung text: SKKN Kinh nghiệm sử dụng trò chơi học tập trong tiết ôn tập cuối năm môn Lịch sử Lớp 7 để đồng nghiệp cùng tham khảo

  1. A. LỜI MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay sự công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta đang bước vào giai đoạn mới, đặt ra yêu cầu giáo dục nước ta phải đổi mới để nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đòi hỏi đất nước có nguồn nhân lực có trình độ học vấn rộng, có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ và chuyên môn hóa nhằm đảm bảo chất lượng công việc với hiệu quả cao. Vấn đề trên đặt ra cho ngành giáo dục phải không ngừng đổi mới trong đó đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh là việc làm cần thiết và được đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong toàn bộ quá trình . Phong cách dạy thầy đọc trò chép trong thời gian dài trước đây giờ không còn phù hợp nữa trong các trường học. Sự bùng nổ internet kéo dài sự chia sẽ thông tin mạnh mẽ từ cộng đồng mạng khiến những kiến thức mà người tích lũy không còn là độc tôn nữa. Nên đòi hỏi thầy cô giáo luôn phải tự học, rèn luyện, tự bổ xung kiến thức, không ngừng nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm, sáng tạo ra những ý tưởng hay, những phương pháp dạy học mới, từ đó tạo ra một giờ giảng sinh động, để lại ấn tượng sâu sắc, khó quên trong lòng học sinh. Trò chơi học tập là một trong những phương pháp được nhiều thầy cô lựa chọn nhằm giải quyết những thực trạng giáo giục. Giúp khắc phục tình trạng học thuộc lòng, học vẹt, thầy đọc, trò chép. Trò chơi học tập đem lại hiệu quả cao trong dạy học, gây sự hứng thú trong giờ học. Thông qua trò chơi lịch sử nội dung của bài học được truyền tải đến học sinh một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sâu sắc và dễ hiểu. Thông thường trong con người ta các cách tiếp thu kiến thức: đọc, nghe thấy, nói và tự khám phá kiến thức thì đều tiếp thu ở mức độ khác nhau, con người chỉ nhớ: 10% nhứng gì họ đọc, 20% những gì học nghe, 30% những gì họ thấy, 80% những gì họ nói và 90% những gì họ nói và làm ( tự khám phá). Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức học tập, làm cho hình thức học tập trở nên đa dạng, phong phú hơn. Trò chơi học tập biến quá trình học tập của học sinh trở thành hình thức học tập vui chơi hấp dẫn. Ngoài tác dụng truyền thụ kiến thức cho học sinh nó còn giúp các em hình thành nhân cách khiến cho các em vui vẻ, nhanh nhẹn, cởi mở hơn, tiếp thu bài học một cách tự nhiên, tự giác, tích cực Trong những năm gần đây, đặc biệt ở trường trung học cơ sở, học sinh không còn chú trọng học môn lịch sử, vì các em cho rằng đây là môn phụ nên học tập lơ là, học đối phó, chất lượng môn Lịch sử rất thấp. Vậy để giúp các em học tốt môn học này, trước hết người thầy phải tạo cho các em niềm say mê và 1
  2. hứng thú đối với môn học, trên quan điểm đó giáo viên cần phải lựa chọn phương pháp nào phù hợp với từng tiết dạy, để đáp ứng yêu cầu đổi mới trương trình môn lịch sử theo hướng tích cực, và giúp các em củng cố kiến thức cho kỳ thi cuối năm, bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài: kinh nghiệm sử dụng trò chơi học tập trong tiết ôn tập cuối năm môn Lịch sử lớp 7 để đồng nghiệp cùng tham khảo. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Sử dụng trò chơi dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học lịch sử đặc biệt trong các tiết ôn tập. Giúp các em yêu thích môn lịch sử. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động của học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi, trong đó mục đích của trò chơi là truyền tải mục tiêu của bài học. Cách chơi thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự đánh giá. Trò chơi học tập là một hoạt động của con người nhằm mục đích chủ yếu là tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả nhất, ngoài ra còn giúp các em vui chơi, giải trí và thư giãn. Giúp các em yêu thích môn học hơn. Thông qua trò chơi học tập, giúp học sinh có thể rèn luyện được thể lực, rèn luyện về giác quan, tạo cơ hội giao lưu với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm tổ đây là một hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi, giải trí, thư giản. Nhưng thông qua hoạt động này học sinh có điều kiện học mà chơi, chơi mà học. Khi tham gia các trò chơi học tập học sinh sẽ có điều kiện thể hiện khả năng của mình, giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn, giao tiếp cũng tốt hơn, sống hòa nhã với bạn bè hơn, được suy ngẫm, thử nghiệm các tình huống, các lập luận để đạt kết quả cao. Đặc thù của bộ môn lịch sử là dài, rất nhiều sự kiện lịch sử liên quan đến các mốc thời gian khác nhau, đặc biệt đây là một tiết ôn tập cuối năm nên lượng kiến thức rất nhiều học sinh rất khó nhớ, dẫn đến tình trạng chán học, lười biếng, Vì vậy thông qua hoạt động trò chơi học tập sẽ giúp các em khắc phục được mặt hạn chế trên. Trò chơi học tập còn tạo không khí vui tươi, hồn nhiên, nhẹ nhàng, sinh động trong giờ học. Giúp cho đặc thù bộ môn lịch sử bớt đi sự khô khan, trầm buồn. Giúp các em ghi nhớ sự kiện, nhân vật lịch sử, thấu hiểu bài học một cách nhanh nhất, giúp các em tiếp thu tri thức một cách tích cực và tự giác.Từ đó bồi dưỡng cho các em lòng say mê, yêu thích môn lịch sử. II.THỰC TRẠNG Sử dụng trò chơi học tập ở các môn học nói chung, trong môn lịch sử nói riêng là một trong những phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Việc sử dụng trò chơi học tập mang lại hiệu quả to 2
  3. lớn trong giáo dục.Tuy nhiên trong thực tế trường tôi việc sử dụng trò chơi học tập chưa được áp dụng trong các môn học, đặc biệt chưa sử dụng trong các tiết ôn tập. Nếu có sử dụng chỉ dành cho những bài tập củng cố cuối bài khoảng năm phút. 1.1.Đối với giáo viên: Qua thực tế giảng dạy tiết ôn tập cuối năm môn lịch sử lớp 7 nói riêng ở trường trung học cơ sở, bản thân tôi nhận thấy còn tồn tại những vấn đề sau: Dạy tiết ôn tập cuối năm, chủ yếu giáo viên ôn lại những kiến thức mà các em đã được học một cách sơ sài, lướt qua vì lượng kiến thức cả năm rất nhiều, giáo viên cũng lúng túng không biết nên đưa kiến thức nào vào dạy là phù hợp. Thường thì trong các tiết ôn tập cuối năm giáo viên chỉ cho học sinh làm một số câu hỏi trong các chương đã học và yêu cầu học sinh làm.Với phương pháp này giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động học tập của học sinh. Chưa tạo được cho các em niềm đam mê hứng thú trong học tập, các em học chưa sôi nỗi, tiếp thu bài một cách máy móc, thụ động, học trước quên sau nên chất lượng môn lịch sử chưa cao. 1.2 Đối với học sinh Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS Lê Mao nơi tôi công tác tôi nhận thấy: Phụ huynh ở đây chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc tập của con cái, đa số còn phó mặc cho nhà trường. Đa số các em còn lơ là, chưa chú trọng học môn lịch sử, vì các em suy nghĩ rằng đây là môn phụ nên chỉ mang tính chất đối phó. Nên các em chưa chủ động kiến thức trong các tiết ôn tập. Trong các tiết ôn tập học sinh còn ngại làm việc, còn phụ thuộc vào bạn, chờ đợi vào giáo viên, học tập mang tính chất thụ động. Do sự tồn tại những thực trạng trên nên dẫn đến chất lượng môn lịch sử ở các khối lớp 6, 8, 9 nói chung, khối lớp 7 nói riêng còn thấp. 2. Kết quả thực trạng Dưới đây là kết quả chất lượng môn lịch sử lớp 7 ki I- Năm học 2013 - 2014 trường tôi cụ thể như sau: Lớp Sĩ Gỏi khá TB yếu kém số SL % SL % SL l % SL % SL % 7 60 4 4 14 24 30 50 12 2 0 0 Trong năm học này 2014 - 2015 nhà trường đã phân công tôi dạy môn lịch sử lớp 7, tôi luôn trăn trở rằng, cần phải đổi mới phương pháp dạy học như thế nào để chất lượng môn Lịch sử được nâng lên. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Để tiết ôn tập cuối năm môn lịch sử lớp 7 đạt hiệu quả cao, tôi tiến hành các giải pháp sau: 1.1. Đối với giáo viên Phải chủ động nắm chắc kiến thức bộ môn, xác định được kiến thức trọng tâm của bài. 3
  4. Nắm chắc và phổ biến luật các trò chơi cho các em thấu hiểu. Hiểu được vị trí và tầm quan trọng của tiết ôn tập cuối năm, vì nó có liên quan đến kiến thức bài thi cuối năm của học sinh. Giáo viên chuẩn bị đầy đủ kỹ năng của tiết dạy và tổ chức sinh hoạt các trò chơi theo tinh thần chủ động. Như chuẩn bị máy chiếu, bảng phụ, bút dạ Biết làm chủ thời gian, kiểm soát được tiến trình hoạt động. Trò chơi được lựa chọn tốt, phù hợp với bài giảng. Trò chơi khởi động lúc bắt đầu tiết học giáo viên phải tạo được bầu không khí thân thiện, mới mẻ, sôi động và bình đẳng giữa học sinh và giáo viên. 1.2. Đối với học sinh Phải yêu thích môn học, xác định được vị trí và tầm quan trọng của môn Lịch sử. Học sinh phải chủ động kiến thức, đặc biệt phải ôn tập tốt các kiến thức đã học. Học sinh phải chủ động tìm hiểu luật chơi và chơi nhiệt tình trung thực Chuẩn bị chu đáo các đồ dùng mà thầy cô yêu cầu như giấy rô ky, máy chiếu, bút dạ 2. Tổ chức thực hiện: 2.1. Xác định mục đích trò chơi: Kiến thức: Giúp các em cũng cố lại kiến thức lịch sử mà các em đã được học trong sách giáo khoa lớp 7. Qua đó học sinh nhớ lâu hơn, hiểu sâu sắc hơn về các triều đại phong kiến Việt Nam, về các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử, các bài học lịch sử và ý nghĩa các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo veek độc lập dân tộc. Qua đó giáo dục cho các em lòng yêu quê hương đất nước tha thiết, niềm tự hào dân tộc, sự tôn kính va biết ơn những anh hùng dân tộc đã hi sinh vì đất nước. Rèn cho các em kỹ năng tư duy, tổng hợp, giao tiếp 2.2. Phân loại trò chơi Trò chơi học tập trong môn Lịch sử rất phong phú và đa dạng, có nhiều hình thức chơi khác nhau: như trò chơi ai là triệu phú, ai nhanh hơn ai,xá định nhân vật lịch sử, giải ô chữ, đoán ý đồng đội, ghi nhớ sự kiện Nên khi tổ chức giáo viên phải lựa chọn trò chơi nào phù hợp với mục đích, yêu cầu của bài học mà mang lại hiệu quả giáo dục cao. 2.3. Thiết kế câu hỏi trò chơi: Để giúp các em ôn tập đạt hiệu quả cao thông qua trò chơi học tập thì giáo viên phải khéo léo đưa ra những câu hỏi trọng tâm, nhưng vừa sức đối với học sinh, câu hỏi không quá khó mà cũng không quá dể. Kiến thức câu hỏi không nên thách đố học sinh. vì nếu ra câu hỏi quá khó học sinh không trả lời được, sẽ tốn nhiều thời gian, làm cho không khí lớp học trở nên căng thẳng. Đối với trò chơi đóng vai thì giáo viên phải có sự chuẩn bị trước, giao câu hỏi cho học sinh về nhà học sinh soạn và chuẩn bị trước, nếu trò chơi này mà học sinh không chuẩn bị trước thì lên lớp sẽ không thực hiện được. 4