SKKN Phương pháp tìm hiểu về màu sắc nhàm phát triển kĩ năng vẽ màu trong phân môn trang trí đối với học sinh ở cấp THCS

pdf 22 trang honganh1 15/05/2023 2260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp tìm hiểu về màu sắc nhàm phát triển kĩ năng vẽ màu trong phân môn trang trí đối với học sinh ở cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_phuong_phap_tim_hieu_ve_mau_sac_nham_phat_trien_ki_nang.pdf

Nội dung text: SKKN Phương pháp tìm hiểu về màu sắc nhàm phát triển kĩ năng vẽ màu trong phân môn trang trí đối với học sinh ở cấp THCS

  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN 1. Mô tả bản chất của sáng kiến: 1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thực hiện. 1.1.1. Các giải pháp thực hiện: Để thực hiện sáng kiến này trước tiên tôi khảo sát chất lượng học sinh các khối lớp 6,7,8,9 để nắm bắt tình hình học sinh. Qua kết quả khảo sát chất lượng học sinh cũng như tình hình thực tế khi giảng dạy, tôi thấy học sinh chưa mạnh dạn thể hiện ý tưởng của mình vào thực hành. Kĩ năng áp dụng lí thuyết vào thực tế đời sống, kĩ năng giải quyết vấn đề còn hạn chế, học sinh không hứng thú trong tiết học dẫn đến hiệu quả tiết học chưa cao. Ngoài ra đối tượng học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên việc tiếp cận phương pháp học trải nghiệm của các em còn rất hạn chế. Các em ngại tiếp xúc với bạn bè, và ngại đưa ra ý kiến của mình vì cứ nghĩ mình sẽ không làm được. Trước những thực trạng hiện nay tôi đề ra các giải pháp như sau: - Giáo viên chủ động xây dựng nghiên cứu nội dung chủ đề học tập, kế hoạch, nội dung giảng dạy phù hợp với kĩ năng, nhận thức của học sinh và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. - Dựa trên nội dung từng tiết học giáo viên lựa chọn quy trình, phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh để vận dụng vào tiết học. Thống kê chất lượng môn mĩ thuật đầu năm học 2019 - 2020, tôi thu được kết quả như sau: Kết quả khảo sát bằng phiếu điều tra Thời gian TSHS KẾT QUẢ KHẢO SÁT Rất thích Thích Không thích Đầu năm học 246 37% 37% 26% 2020 -2021 Kết quả chất lượng giáo dục bộ môn Năm học TSHS Loại Đạt Chưa đạt SL Tỉ lệ% SL Tỉ lệ% 2020-2021 246 231 93,90 15 36,09
  2. 1.1.2. Các bước và cách thực hiện giải pháp: 1.1.3. Xây dựng chủ đề học tập và kế hoạch dạy học theo chủ đề. * Xây dựng chủ đề học tập. Chủ đề học tập là sự tích hợp những nội dung từ một số đơn vị kiến thức, bài học, môn học có liên quan đến nhau làm thành nội dung bài học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn. Nhờ đó, học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn, có cơ hội làm việc hợp tác theo nhóm để cùng nhau tìm ra kiến thức, cách giải quyết vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau để vận dụng vào thực tiễn. Học theo chủ đề giúp học sinh có thể thu thập từ nhiều nguồn, nhiều kênh học tập khác nhau. Dạy học theo chủ đề là những gợi ý giúp cho giáo viên Mĩ thuật sắp xếp các bài học riêng lẻ của các phân môn trong chương trình Mĩ thuật hiện hành để vận dụng dạy học sao cho phù hợp với thực tế mà vẫn đảm bảo mục tiêu giáo dục. Trong cách dạy và học mới, nội dung kiến thức môn Mĩ thuật được lựa chọn đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng, thái độ trong chương trình hiện hành gắn với thực tiễn và có giá trị với người học. Số tiết học của một chủ đề có thể là 2, 3 hoặc 4 tiết sao cho phù hợp với thực tế địa phương và năng lực của học sinh. Theo phương pháp mới thì giáo viên được chủ động xây dựng chủ đề học tập, kế hoạch, nội dung giảng dạy trên cơ sở căn cứ vào chương trình hiện hành và kĩ năng nhận thức của học sinh. Do đó, để xây dựng các chủ đề cho phù hợp trước hết giáo viên cần nghiên cứu nội dung, chương trình Mĩ thuật hiện hành để xây dựng các chủ đề cho đảm bảo mục tiêu giáo dục của môn học. Ví dụ: Lớp 6 Chủ Số Ghi Tuần Tên Chủ đề Hoạt động chủ đề đề tiết chú - Tìm hiểu vài nét về 1,2,3 1 3 Sơ lược Mĩ thuật MTVN thời kì Đồ đá, Đồ Việt Nam thời đồng. đại Đồ đá, Đồ - Mô phỏng họa tiết trên đồng trống đồng đông sơn. (2 tiết) Lớp 7 Tuầ Chủ Số Ghi Tên Chủ đề Hoạt động chủ đề n đề tiết chú - Tìm hiểu Mĩ thuật thời 1,2,3, Sơ lược Mĩ thuật Trần (1226 – 1400).
  3. 4 1 4 Việt Nam thời - Mô phỏng tác phẩm Trần chạm khắc thời Trần. - Ứng dụng họa tiết cổ thời Trần trong trang trí trang phục áo dài truyền thống. - Trưng bày, giới thiệu sản phẩm Lớp 8 Chủ Số Ghi Tuần Tên Chủ đề Hoạt động chủ đề đề tiết chú - Kí họa dáng người 3,4,5, 2 4 Tết trung thu - Tạo hình dáng người theo 6 chủ đề : ”Tết trung thu” (nặn, xé dán ) - Tạo hoạt cảnh - Trưng bày, nhận xét sản phẩm Lớp 9 Chủ Số Ghi Tuần Tên Chủ đề Hoạt động chủ đề đề tiết chú - Tạo hình con rối dây 5,6,7,8 3 4 Tạo hình con - Thiết kế tạo dựng sân rối và sân khấu khấu biểu diễn rối biểu diễn rối. - Trình bày tiểu phẩm rối - Trưng bày, nhận xét sản phẩm Hiệu quả sau khi áp dụng: Khi dạy học theo chủ đề học tập, tôi thấy học sinh rất hào hứng. Vì nhờ đó, học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn, có cơ hội làm việc hợp tác theo nhóm, được kết nối với thực tế và rèn luyện được nhiều kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. Từ đó, tạo ra được nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú. * Kế hoạch giảng dạy một chủ đề học tập. (Giáo án) Sau khi xây dựng được các chủ đề học tập, giáo viên cần linh hoạt, chủ động, sáng tạo thực hiện sao cho phù hợp với thực tế dạy học của mình mà
  4. vẫn đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình. Để vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học mới vào thực tiễn một cách hiệu quả, Tôi đã xây dựng các tiết dạy theo một chủ đề như sau: VÍ DỤ Mĩ thuật 8: Chủ đề 2: TẾT TRUNG THU (4 tiết) I. Mục tiêu cần đạt: - Biết cách kí họa dáng người, tạo hình được dáng người phù hợp với bối cảnh tết Trung Thu - Tạo được sản phẩm về đề tài Tết Trung Thu - Hiểu thêm ý nghĩa và các hoạt động của Tết trung Thu - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. II. Phương pháp và hình thức tổ chức - Phương pháp: Gợi mở, trực quan, luyện tập thực hành; - Hình thức tổ chức: + Hoạt động cá nhân + Hoạt động nhóm III. Đồ dùng và phương tiện: Chuẩn bị của GV: - Hình minh họa phù hợp với chủ đề: Tết Trung Thu - Sách Học mĩ thuật lớp 8 theo định hướng phát triển năng lực Chuẩn bị của HS: - Sách Học mĩ thuật lớp 8 theo định hướng phát triển năng lực - Sưu tầm tranh ảnh, các sản phẩm về Tết Trung thu - Giấy vẽ, màu vẽ, hồ dán, giấy màu Tiết 1: Hướng dẫn học sinh kí hoạ dáng người. Giáo viên cho học sinh quan sát, tìm hiểu về tỉ lệ người, các dáng hoạt động của con người, nội dung chủ đề Tết trung thu thông qua các câu hỏi để học sinh thảo luận. Học sinh thảo luận nhóm, tìm ra những kiến thức cơ bản về dáng người và chủ đề Tết trung thu Kí hoạ được một số dáng người phù hợp với các hoạt động của tết Trung thu.
  5. Ở hoạt động này, tôi sử dụng phương pháp tổ chức: cho HS tạo một số dáng hoạt động theo chủ đề để các nhóm cùng nhau ký hoạ Tiết 2: Tạo hình dáng người theo chủ đề : ”Tết trung thu” (nặn, xé dán ) Ở phần này tôi gợi ý cho học sinh tạo hình dáng người và các loại đèn trung thu, mặt nạ, đồ chơi phù hợp chủ đề. Các nhóm thảo luận thống nhất nội dung và phân ông thành viên tạo các các sản phẩm từ những nguyên vật liệu đã chuẩn bị (giấy, chai lọ phế thải, đất nặn ).Tiết này tôi sử dụng phương pháp: Hoạt động nhóm, tạo hình theo chủ đề từ vật liệu tìm được Tiết 3: Tạo hoạt cảnh Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn những sản phẩm phù hợp với nhau để tạo thành bố cục chung theo ý tưởng hay câu chuyện của nhóm. Gợi ý cho học sinh về nhân vật, thêm chi tiết tạo bối cảnh (mô hình) cho sản phẩm nhóm thêm sinh động.
  6. Ở hoạt động này, tôi sử dụng phương pháp: Quan sát, gợi mở, hoạt động nhóm, tạo hình từ vật liệu tìm được. Tiết 4: Trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Khi các em hoàn thành bài học, giáo viên hướng dẫn các nhóm trưng bày sản phẩm, thuyết trình, chia sẻ ý tưởng bằng câu chuyện của nhóm hoặc sắm vai nhân vật trong tranh hay trình diễn theo nội dung bức tranh của mình. Các nhóm khác thảo luận và đưa ra ý kiến nhận xét. Với phương pháp liên kết học sinh với tác phẩm, bằng nhiều hình thức khác nhau giúp phát triển năng lực biểu đạt và năng lực giao tiếp của học sinh. Kết quả đạt được: Khi lập kế hoạch giảng dạy tốt là giáo viên đã thành công một phần trong quá trình dạy học. Giáo viên sẽ chủ động hướng học sinh theo các hoạt động đã đề ra một cách trình tự, khoa học và gắn kết với nhau. Học sinh dễ tiếp thu bài hơn và phát huy khả năng tưởng tượng, sáng tạo và năng lực của từng đối tượng học sinh. Từ đó, hiệu quả sản phẩm các em làm ra sẽ sáng tạo và phong phú rõ rệt so với cách tổ chức dạy truyền thống. 1.1.4. Quy trình tổ chức tiết dạy Mĩ thuật mới phù hợp với chủ đề học tập và thực tế địa phương. a. Quy trình vẽ cùng nhau: Trong giáo dục Mĩ thuật, học sinh được phát triển không ngừng và có sự khác biệt của mỗi em về khả năng quan sát trí tưởng tượng, trí nhớ và cách thức thể hiện con người con vật, đồ vật về hình dáng, đặc điểm, cấu trúc, tỉ lệ Với phương pháp này, học sinh sẽ biến quan sát của mình từ đời sống hàng ngày để tự tạo các dáng hoạt động vui chơi, làm việc và học tập. Các em có thể không tự minh xây dựng 1 bài vẽ hoàn chỉnh, nhưng từng thành viên sẽ đóng góp sản phẩm trí tuệ của mình để cùng tạo ra một sản phẩm chung, phong phú và sinh động. Ví dụ: Mĩ thuật 7, Chủ đề 5: “Cuộc sống quanh em”, giáo viên có thể tổ chức chia nhóm cho học sinh vui chơi tại sân trường như: đá cầu, nhảy
  7. dây, chơi ô ăn quan và mỗi em học sinh sẽ vẽ một dáng người ở vị trí khác nhau, góc nhìn khác nhau. Khi đó, giáo viên có thể quan sát bài vẽ của từng em và có sự giúp đỡ, định hướng thêm cho phù hợp. Mỗi bài vẽ của cá nhân sẽ được tập hợp lại tạo thành một kho hình ảnh. Để sau này từ hình ảnh đó các em sẽ vẽ lại hoặc cắt xé theo dáng để sắp xếp lại thành một tác phẩm lớn theo nhóm. Từng tác phẩm của cá nhân sẽ được tổ hợp thành sản phẩm của chủ đề Mỗi nhóm sẽ nghiên cứu các hình ảnh có sẵn rồi suy nghĩ và thảo luận về đề tài hay câu chuyện của nhóm (có thể là chuyện vui, chuyện buồn hoặc hài hước) để tạo ra bức tranh. Với hình thức này, học sinh sẽ tạo ra những câu chuyện có nội dung khác nhau thông qua việc di chuyển vị trí của hình vẽ đã cắt, xé theo dáng lên khổ giấy lớn của nhóm. Các nhóm có thể thảo luận, di chuyển các hình vẽ, số lượng nhân vật để tìm bố cục cho bức tranh và thêm những hình ảnh về không gian, địa điểm để làm rõ nội dung bức tranh của nhóm mình. Kết quả sau khi áp dụng: Tôi đã thấy mình thành công trong tiết học vì học sinh có thể phác họa được các bộ phận cơ thể nhanh và ấn tượng. Tự tạo lại các dáng hoạt động từ những tình huống trong học tập, vui chơi và làm việc. Cuối hoạt động học sinh có khả năng hợp tác để tìm ra ý kiến chung và phát triển ý tưởng sắp xếp hình ảnh theo nội dung chủ đề. b. Tạo hình từ vật tìm được: Nếu như trước kia, khi thực hành Mĩ thuật, sản phẩm của học sinh chỉ là những bức tranh vẽ và xé dán bằng giấy màu. Thì nay, khi áp dụng phương pháp mới, sản phẩm của học sinh sẽ phong phú hơn. Học sinh có thể tạo hình bằng những chiếc lá, từ những hộp giấy, xốp, vỏ lon bia, vỏ chai nhựa Sắp xếp thành những tác phẩm 2, 3 chiều rất đẹp mắt. Ví dụ: chủ đề 10 -MT7:“Giao thông” HS có thể dùng xốp hay một số vật phế thải tạo thành mô hình đường phố và các phương tiện tham gia giao thông.