SKKN Phương pháp huấn luyện môn cầu lông cho hoch sinh ở trường THCS

doc 25 trang sangkien 12423
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp huấn luyện môn cầu lông cho hoch sinh ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_huan_luyen_mon_cau_long_cho_hoch_sinh_o_tru.doc

Nội dung text: SKKN Phương pháp huấn luyện môn cầu lông cho hoch sinh ở trường THCS

  1. MỤC LỤC DANH MỤC TRANG PHẦN I : MỞ ĐẦU 2 I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3 IV. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 3 V. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3 PHẦN II : NỘI DUNG 4 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 II. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY 4 III. CHỌN ĐỐI TƯỢNG 4 IV. BIỆN PHÁP 5 PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 20 1
  2. PHẦN I. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài. "Sức khoẻ là cái xe chở tri thức" nó là vốn quý nhất của con người, ngạn ngữ Nga có câu "Có sức khoẻ thì sẽ có 100 điều ước, không có sức khoẻ thì chỉ có một điều ước duy nhất đó là có sức khoẻ". Vì thế mà nền giáo dục của chúng ta đã đem môn học Thể dục vào ở tất cả các cấp học, với mục đích nâng cao sức khoẻ cho mọi người, đào tạo thế hệ trẻ có một thể lực dồi dào đáp ứng được công cuộc" Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước" . Việc giáo dục thể chất, chăm lo đời sống tinh thần nâng cao sức khoẻ cho thế hệ trẻ đã được Đảng và nhà nước ta đặc biệt chú trọng quan tâm. Ngay sau khi thành lập nước Bác Hồ của chúng ta đã ra sắc lệnh thành lập một nha thanh niên và thể dục. Người dạy " Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công ". Công cuộc xây dựng đất nước trong tình hình mới, trong nghị quyết IV ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã nêu " con người phát triển cao trí tuệ , cường tráng về thể chất , phong phú về tinh thần , trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới , đồng thời là mục tiêu của xã hội chủ nghĩa." Cùng với chỉ thị 36 CT/TW của ban bí thư TW Đảng khoá VIII "về công tác Thể dục thể thao trong tình hình mới" ghi rõ :"phải phấn đấu đạt được các mục tiêu về Giáo dục thể chất trong trường học, đồng thời phải kiện toàn hệ thống đào tạo cán bộ giáo viên, huấn luyên viên, vận động viên trẻ " điều đó cũng nói lên yêu cầu của người giáo viên giảng dạy môn thể dục trong trường học phải luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình , cũng như tìm ra các phương pháp mới để giảng dạy cho học sinh đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng được với sự phát triển của xã hội. Ngành giáo dục và đào tạo của chúng ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của các môn thể thao. Đặc biệt là đáp ứng với phong trào tập luyện và thi đấu môn Cầu lông rộng khắp trên toàn quốc,vì vậy môn Cầu Lông đã được đem vào chương trình học với nội dung tự chọn. Xét về thực tế môn Cầu lông ở Việt Nam chúng ta nói chung và ở Vĩnh Phúc chúng ta nói riêng mặc dù phong trào rộng khắp từ nông thôn cho đến thành thị, từ miền ngược cho đến miền xuôi. Nhưng cũng chỉ dừng lại ở phong trào, còn thành tích cao thì đang còn bị hạn chế , chưa đạt được thứ hạng cao. Quan sát các trận đấu cầu lông trong huyện, các giải Hội khoẻ phù đổng cấp tỉnh , qua phỏng vấn các HLV, các nhà chuyên môn tất cả đều nhận thấy rằng"các vận động viên , học sinh , của chúng ta thi đấu chưa đạt hiệu quả cao là do thể lực, kĩ thuật còn yếu, chưa đáp ứng được với yêu cầu ở các trận đấu kéo dài căng thẳng". Chính vì vậy mà trong dạy học cho học sinh ở trường THCS việc đưa các bài tập bổ trợ thể lực, phương pháp huấn luyện là rất cần thiết và quan trọng trong việc nâng cao thể lực, kĩ thuật cho từng môn học từ đó các em mới có thể thực 2
  3. hiện đúng được các yêu cầu của kỹ thuật và chiến thuật của chương trình môn TT tự chọn, từ đó nâng cao trình độ của người tập luyện. Nếu giáo viên giảng dạy mà không áp dụng tốt các phương pháp và bài tập bổ trợ thì hiệu quả sẽ không có. Đặc biệt là môn Cầu Lông, vì thể lực của các em yếu nên không di chuyển được để thực hiện kỷ thuật khi học cũng như trong khi đấu tập. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn “Phương pháp huấn luyện môn cầu lông cho hoch sinh ở trường THCS” làm đề tài nghiên cứu của mình. II. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu: - Tìm hiểu, nghiên cứu phân phối chương trình, sách giáo khoa và thực tiễn dạy học môn tự chọn ( Cầu lông) ở trường THCS. - Phương pháp tập luyện - Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thể lực môn cầu lông - 20 Vận động viên trường THCS Bồ Lý- Tam Đảo- Vĩnh Phúc. III. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu. - Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp kiểm tra đánh giá các tố chất thể lực và kỷ thuật - Phương pháp tính toán và xử lí số liệu. IV.Thời gian nghiên cứu . - Thời gian : Từ tháng 9 đến tháng 5 năm học 2013-2014. - Địa điểm: Trường THCS Bồ Lý- Tam Đảo- Vĩnh Phúc. - Trang thiết bị: Vợt cầu lông, quả cầu lông Ba sao ,cột lưới, sân cầu lông hỗn hợp, đồng hồ bấm giây, dây nhảy, còi. V. Mục đích của nghiên cứu - Đề tài đã giải quyết được sự yếu kém về phương pháp, thể lực của học sinh nói chung và thể lực chuyên môn cầu lông nói riêng . - Mục tiêu của tôi đó là đem đề tài trao đổi với các đồng nghiệp nhằm mục đích nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân góp phần vào việc nâng cao hành tích của học sinh trong thi đấu môn cầu lông. 3
  4. PHẦN II. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận: Cầu lông là một môn thể thao dân tộc, có lịch sử lâu đời và phát triển rộng rãi trong nhân dân. Cầu lông là một môn thể thao có thể tiến hành bất cứ ở đâu và chơi thời gian nào cũng được, không đòi hỏi chuẩn bị công phu về địa điểm và dụng cụ, có thể chơi một mình, có thể thi vài người và có thể thi hai bên một, hai, ba người. Vì vậy với học sinh THCS, trước khi được học ở trường về môn học Cầu lông, đa số các em đã được tiếp xúc với bộ môn này từ thực tế, từ trong các trò chơi dân gian các em thường tham gia từ khi còn nhỏ, nên nhiều em đã hình thành các thói quen khó sửa chữa. Đa số các em đá cầu theo quán tính và thói quen cho nên thành tích của các em thường không cao và không ổn định. II. Thực trạng giảng dạy môn cầu lông hiện nay. Trong chương trình giảng dạy môn Thể thao tự chọn (Cầu Lông) ở trường THCS các em chỉ được học các trang bị kỹ thuật, phương pháp tập luyện, các bài tập bổ trợ. Nhưng do thời gian các em dành cho việc tập luyện, kinh phí còn nhiều hạn chế. Do vậy mà kĩ thuật, thể lực chưa đạt được thành tích cao. Nếu người giáo viên không đưa các bài tập bổ trợ và có phương pháp huấn luyên phù hợp thì: -Thứ nhất : HS chỉ biết được kỹ thuật cơ bản chứ khi áp dụng kỹ thuật đó vào thi đấu thì không thực hiện được vì thiếu thể lực di chuyển chậm, lực cổ tay không đủ để đánh đường cầu đúng yêu cầu. - Thứ hai : Nếu không củng cố thể lực chuyên môn cho các em nội dung học lặp lại nhiều lần thể lực chuyên môn của người học yếu dẫn đến người học bị sớm mệt mỏi nhàm chán thiếu hứng thú tập luyện. - Thứ ba: Phương pháp tập luyện không phong phú, đa dạng thì làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán. - Thứ tư: Phương pháp huấn luyện không phù hợp thì không nâng cao được thành tích, cũng như khong tao được hứng thú cho HS. Với phong trào Cầu Lông rộng khắp như bây giờ việc tiếp thu một vài kỹ thuật động tác đánh cầu hay kỹ thuật di chuyển đối với các em học sinh lứa tuổi này là không khó. Để các em phát triển thêm về thể lực, cũng như có điều kiện để phát triển kỹ thuật động tác đánh cầu, kỹ thuật di chuyển từ kỹ năng đến kỹ xảo thì yêu cầu người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi, đầu tư vào giờ dạy một cách công phu và đưa các bài tập mới cho các em tập luyện, tránh tập đi tập lại một vài động tác gây nhàm chán cho các em và gây mất hứng thú về học môn cầu lông của các em. Khi đó giờ dạy của giáo viên mới có chất lượng cao, học sinh tích cực tự giác hơn trong học tập cũng như trong tập luyện. Từ đó chúng ta thực hiện được mục đích cơ bản là giáo dục sức khoẻ cho học sinh, phát triển thể lực chuyên môn là nền tảng cho phát triển môn thể thao được nhiều người ưa thích có thành tích cao hơn. III. Chọn đối tượng. Đối tượng tôi chọn học sinh 6,7, 8 nam nữ tương đương với nhau. Thể lực giữa các em lúc chọn vào là ngẫu nhiên gần như bằng nhau. Được chia làm 2 4
  5. nhóm; 10 học sinh thuộc nhóm làm thực nghiệm, 10 học sinh để đối chứng. Nhóm thứ nhất: tập luyện bình thường theo chương trình giáo án cho HS đại trà là 10 học sinh Nhóm thứ hai: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm áp dụng các phương pháp, bài tập bổ trợ phát triển thể lực môn cầu lông vào giảng dạy 10 VĐV. IV. Biện pháp thực hiện: Các phương pháp huấn luyện kĩ thuật, bài tập bổ trợ vào giờ học cầu lông để phát triển thể lực nâng cao thành tích môn Cầu lông. Để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học Cầu lông tôi đã nghiên cứu và vận dụng đem vào giảng dạy các phương pháp, bài tập bổ trợ phát triển thể lực với thời gian từ 10 – 15 phút/tiết ( vào phần thể lực của mỗi tiết giáo án bồi dưỡng đội tuyển) liên tục từ tiết thứ nhất cho đến tiết cuối cùng của chương trình huấn luyện cầu lông. CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT CẦU LÔNG 1. Nhiệm vụ: - Trang bị đầy đủ, toàn diện các kĩ thuật cầu lông hiện đại, - Nắm vững và phối hợp các kĩ thuật trong những tình huống diễn biến phức tạp của điều kiện thi đấu. - Phát huy cao độ những hiệu quả sử dụng hiệu quả kĩ thuật trong những tình huống phức tạp của điều kiện thi đấu. - Thường xuyên hoàn thiện kĩ thuật kết hợp với việc phát triển các tố chất và năng lực liên quan để tăng cường hiệu quả sử dụng kĩ thuật trong tập luyện và thi đấu. 2.Yêu cầu: Quá trình huấn luyện kĩ thuật cần quá triệt những yêu cầu sau: - Đảm bảo yêu cầu của các nguyên tắc giảng dạy đi từ đễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ đã biết đến chưa biết. - Giảng dạy kĩ thuật phải được tiến hành một cách tuần tự hợp lí sao cho có thể tận dụng được những qui luật của chuyển kĩ xảo trong giảng dạy động tác - Thường xuyên theo dõi các diễn biến quá trình tiếp thu kĩ thuật, sửa chữa các sai lầm mà người học mắc phải một các kịp thời. - Sử dụng phối hợp một cách khoa học và hợp lí các phương pháp huấn luyện trong GDTC để nhằm gúp người học tiếp thu nhanh các kĩ thuật cần trang bị trong quá trình tập luyện. 3. Các giai đoạn huấn luyện kĩ thuật cầu lông. 3.1. Giai đoạn huấn luyện ban đầu. Ở giai đoạn này cần giảng dạy cho người học nhận thức đúng về mục đích và nhiệm vụ của động tác mình cần học thông qua việc sử dụng các phương pháp trực quan để học có khái niệm tư duy đúng đắn về kĩ thuật của giáo viên đề ra, với các kĩ thuật phúc tạp khi tiến hành có thể đơn giản hoá bằng các phương 5