Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp chọn và huấn luyện vận động viên chạy bền

doc 8 trang sangkien 31/08/2022 3501
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp chọn và huấn luyện vận động viên chạy bền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_chon_va_huan_luyen_van_don.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp chọn và huấn luyện vận động viên chạy bền

  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2012- 2013 I- Sơ yếu lí lịch: Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Ngày sinh: 20 - 9- 1962 Ngày vào ngành: 25 - 4- 1986 Trình độ chuyên môn: Chuyên trách dạy TDTT Hệ đào tạo: Đại học tại chức Bộ môn giảng dạy: Thể dục khối 8,9 II- Nội dung đề tài: - Tên đề tài: PHƯƠNG PHÁP CHỌN VÀ HUẤN LUYỆN VẬN ĐỘNG VIÊN CHẠY BỀN * Lý do chọn đề tài: Trong việc giáo dục toàn diện thể dục là nền móng cho việc thực hiện đức dục, trí dục, mỹ dục và giáo dục lao động và kỹ thuật tổn hợp chỉ dựa trên cơ sở có sức khỏe tốt học sinh mới có điều kiện phát triển các mặt và học tập tốt được. Tập luyện TDTT giúp cơ thể phát triển toàn diện và còn có ý nghĩa to lớn về mặt giáo dưỡng, giúp các em làm quen với các loại hoạt động đa dạng luôn thay đổi, dần dần hình thành khái niệm đúng đắn về thể lực tốc độ, nhịp điệu, biên độ tần số vận động. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh còn hạn chế nhiều ở sức bền, kỹ thuật và chiến thuật khi chạy bền. Để giải quyết những vấn đề trên tôi đã nghiên cứu phương pháp chọn và huấn luyện vận động viên chạy bền. + Nhằm giúp các en nhận thức được về kỹ thuật, chiến thuật trong chạy bền, qua đó luyện tập để phát triển sức bền. + Bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho các em. + Tạo cơ sở để các em học tập tốt các môn TDTT khác. + Là mục tiêu đào tạo nhân tài TDTT trong nhà trường.* Phạm vi thực hiện đề tài: Đối tượng nghiên cứu là học sinh được chọn từ lớp 9A,9B,9C,9D và đội tuyển học sinh của trường.Thời gian thực hiện đề tài là 5 tuần. III- Qúa trình thực hiện đề tài, khảo sát thực tế. 1- Tình trạng khi chưa thực hiện: * Thuận lợi: - Ban giám hiệu nhà trường cũng như Ban lãnh đạo phòng giáo dục đã quan tâm giúp đỡ và mua sắm một số trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy TDTT. - Điều kiện sân bãi rộng, thoáng mát. * Khó khăn: - Quan niệm của phụ huynh và học sinh còn nhận thức chưa đúng về vị thế bộ môn, cho rằng TDTT là môn phụ ít quan tâm, động viên con em mình tập luyện.
  2. - Học sinh chưa có ý thức say mê tập luyện, chưa có sự cố gắng cao, chưa nắm được kỹ thuật, chiến thuật khi tập luyện. 2, Số liệu điều tra trước khi thực hiện: Qua thực tế giảng dạy bộ môn chạy bền tôi thấy đại đa số các em chạy bằng cả bàn chân chiếm tỷ lệ 57% Các em chưa nắm được đặc điểm của chạy bền, các chi tiết kỹ thuật, chiến thuật, ý trí tâm lý khi kiểm tra và thi đấu chiếm 62%. Tố chất thể lực của các em và thành tích trung bình là 62%, khá là 38%, giỏi 0% 3, Những biện pháp thực hiên: Mục tiêu chính của đề tài này tôi muốn đề cập đến vấn đề phương pháp chọn và huấn luyện Vận động viên chạy bền. Vì chạy bền là khả năng duy trì hoạt động của con người trong một thời gian dài với cường độ không đổi hoặc khả năng chống lại sự mệt mỏi. Nó phụ thuộc vào mức độ phát triển hệ thống cơ thể Trong phát triển sức bền có hai loại sức bền chung và sức bền chuyên môn * Giáo dục sức bền chung: được tích lũy dần dần bằng tất cả các bài tập thể lực và huấn luyện cho chuyên môn của từng môn. Phương pháp tốt nhất để phát triển sức bền chung là các bài tập chạy đường dài với cường độ không lớn, khi giáo dục sức bền cần phối hợp các thành phần sau: - Khối lượng - Cường độ - Số lần lặp lại - Quãng nghỉ ( bố trí quãng nghỉ giửa các bài tập và nội dung tập luyện). - Đặc điểm quãng nghỉ ( tính chất nghỉ ngơi) * Giáo dục sức bền chuyên môn: Sử dụng chủ yếu các bài tập có chu kỳ, các bài tập thi đấu, bài tập lựa chọn chuyên môn. - Phương pháp: phải thực hiện bài tập có cường độ cao với cự ly thi đấu thành các đoạn nhỏ để tập luyện với cường độ tối đa và tạo ra những điều kiện để nâng cao tính ổn định của cơ thể khi có những biến đổi bất lợi trong môi trường. - Để chọn và huấn luyện đội tuyển (Vận động viên) của trường về môn chạy bền đạt thành tích cao nhất tôi đã làm như sau: A- Chọn vận động viên: Mục đích chọn những em có thành tích cao thành một đội để nâng cao. Kiểm tra thể hình: người cao, lưng ngắn, chân dài, bắp chân thon nhỏ bàn chân lõm nhiều. Kiểm tra sức nhanh, sức mạnh và sự khéo léo. Các em có thành tích cao, tim phổi tốt thì các em đó có năng khiếu bẩm sinh. Khi chọn được đội tuyển rồi tôi đã động viên gia đình và học sinh chuẩn bị về mọi mặt thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, đạo đức, ý chí tâm lý để bước vào thời kỳ tập luyện và thi đấu. B- Phương pháp huấn luyện chạy bền. a) Kế hoạch tập luyện:
  3. Việc đạt thành tích cao của các em chính là nhờ việc tập luyện theo một chương trình huấn luyện khoa học, hợp lý vì vậy việc lập kế hoạch là khâu quan trọng nhất giúp cho các em đạt thành tích cao nhất mà khả năng của học sinh (Vận động viên) đó có thể đạt được. Do vậy tôi phải lập kế hoạch trước lúc bắt tay vào huấn luyện. Kế hoạch có nhiều loại dài hạn, ngắn hạn năm, tháng tuần. Những ở học sinh cấp II nhất là đối với học sinh lớp 9 tôi đã đên cập đên vấn đề huấn luyện ngắn hạn cụ thể là 4 tuần và chạy bền với cự ly 500m nữ, 800m nam. Nhiện vụ chính của việc huấn luyện là bồi dưỡng đạo đức phẩm chất ý chí tâm lý, kỹ thuật, chiến thuật thể lực chung và chuyêm môn kinh nghiệm và thi đấu. Giáo viên phải nắm được đực điểm tâm sinh lý của từng học sinh để từ đó tác động nói nghe, nhìn và tư duy vận động cho phù hợp. B- Thực tế việc thực hiện huấn luyện chu kỳ ngăn theo từng tuần. Lịch tập cụ thể cự ly 500m nữ, 800m nam. Tuần Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật 1 x x x 2 x x x x 3 x x x x x 4 x x x Thư giãn Thi đấu Việc tập luyện được tập thường xuyên những bài tập phải được lặp đi lặp lại nhiều lần cường độ tập tăng dần qua đó hình thành kỹ năng, kỹ sảo. sau khi tập với cường độ cao xen kẽ các trò chơi vận động cho phù hợp bên cạnh đó tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức ý chí kỹ thuật, chiến thuật nâng cao trình độ tập luyện về mọi mặt. 4) Những biện pháp thực hiện: Tuần 1: Ngày đầu tiên tập luyện Thứ 2 các em làm quen với việc chạy bền có thể chạy chậm đôi lúc có thể vừa chạy chậm vừa thả lỏng cơ thể, chạy bằng cả bàn chân do thói quan cũ. Tôi cho các em tập một số động tác bổ trợ tiếp xúc đất bằng nửa bàn chân trên như động tác bước nhỏ ( giáo viên phân tích) + Tác dụng giảm lực chống trước khi chạy, tăng cường và phát triển tần số. + Yêu cầu về kỹ thuật: cẳng chân thả lỏng, chống trước bằng ½ phía trên bàn chân, gần với điểm dọi của trọng tâm cơ thể chân lăng sau, biên độ hẹp không hất gót ra sau nâng tổng trọng tâm cơ thể lên cao chân thẳng gót không chạm đất, thân trên thả lỏng tự nhiên, vai thả lỏng, mắt nhìn về phía trước, khi thực hiện động tác trọng tâm ít dao động. + Cho học sinh thực hiện: Đứng vịn tay vào tường tại chỗ chuyển trọng tâm sang hai chân. Đứng tại chỗ miết bàn chân ra sau. Đứng tại chỗ miết bàn chân chậm di động và nhanh. Tôi đã theo dõi uốn sửa cho các em còn tập sai như xây dựng lại khái niệm kỹ thuật tập lại động tác từng bước yêu cầu bình tĩnh nghiêm khắc trong quá trình thực hiện.
  4. * Động tác nâng cao gối: + Tác dung: bổ trợ cho động tác lăng trước khi chạy thực hiện chính xác phát triển sức mạnh của các cơ chân, cơ lưng, cơ đùi, tăng cường độ dài và tần số bước. + Yêu cầu kỹ thuật: chống trước chạm đất ½ phía trước bàn chân gập với điểm dọi của trọng tâm cơ thể. Đạp sau chân thẳng nâng trọng tâm lên cao độ đạp sau lớn. Lăng sau không hất gót chủ yếu nâng đùi lên cao ra trước thân trên thẳng tự nhiên cẳng chân thả lỏng + Cho học sinh thực hiện: Tại chỗ dậm chân nâng cao đùi từ chậm đến nhanh dần thành chạy. Đầu gối nâng ngang hông thẳng hướng chân chống luôn thẳng. Chạy nâng cao đùi tại chỗ và di động nhanh dần. Đứng chống tay vào tường người ngả về trước nâng cao đùi. * Động tác đạp sau; + Tác dụng nâng cao năng lực vận động phát triển sức mạnh cơ đùi, cơ cẳng chân và bàn chân. + Yêu cầu kỹ thuật: lăng trước đùi nâng cao gần như chạy, cổ chân thả lỏng, góc độ giữa đùi và cẳng chân gần 90 0 Đạp sau nhanh chóng duỗi hết các khớp từ hông đến cổ chân. Lăng sau khi kết thúc động tác đạp sau chân phải duỗi thẳng rồi nhanh chóng gấp khớp gối đưa ra trước thân người ngả về trước từ 75 0 – 800 mắt nhìn thẳng tự nhiên về phía trước. Tay đánh tự nhiên, tay nọ chân kia toàn bộ động tác phối hợp nhịp nhàng. + Cho các em thực hiện: - Tại chỗ nhảy đổi chân - Chạy đạp sau vịn vào tường - Chạy đạp sau không có vận tốc ban đầu. Khi các em tập thường có những sai lầm không có động tác đạp sau; đạp sau chân chưa duỗi hết, góc độ đạp sau quá lớn. Nguyên nhân các em chưa nắm vững kỹ thuật cơ bản, cơ chân phát triển chưa đáp ứng nhu cầu kỹ thuật. Tôi đã sửa cho các em như sau: + Xây dựng lại khái niệm kỹ thuật, phát triển cơ chân sau đó lặp lại các động tác bổ trợ như trên. Ngày thứ 5 giới thiệu khái niệm về kỹ thuật chạy bền, giải thích đặc điểm chạy bền. - Dạy kỹ thuật chạy trên đường thẳng. Cho các em chạy lặp lại cự ly 80 - 100m thực hiện các động tác bổ trợ cho chạy như động tác bước nhỏ, động tác nâng cao gối, động tác đạp sau, tại chỗ mô phỏng động tác đánh sau. - Dạy kỹ thuật chạy trên đường vòng Biện pháp: Tôi đã giải thích làm mẫu kỹ thuật chạy trên đường vòng, chạy lặp lại theo đường vòng bán kính thu hẹp dần; chạy đường thẳng chuyển vào đường vòng rồi chạy đường vòng ra đường thẳng. - Dạy kỹ thuật xuất phát cao và tăng tốc độ sau khi xuất phát. Biện pháp: Tôi đã phân tích và thị phạm kỹ thuật động tác xuất phát cao.
  5. Cho học sinh tập động tác vào chỗ, sẵn sàng và chạy. Tập kỹ thuật xuất phát cao, chạy lăng sau xuất phát chuyển sang chạy thoải mái giữa quãng cự ly 60 - 70m. Tập xuất phát cao đầu đường vòng. - Hưóng dẫn học sinh hoàn thiện kỹ thuật chạy bền. Biện pháp thực hiện cho các em tập xuất phát cao cự ly 40 - 80. Chạy tăng tốc độ 40- 60m sau đó chạy theo quán tính. Chạy tăng tốc độ 80 - 120m rồi thả lỏng giữa quãng. Ngày thứ 7 chạy tăng tốc độ 400m nữ 600m nam. 200m đầu chạy chậm sau chạy tăng tốc độ về đích Tuần 2: Ngày thứ 3 buổi tập đầu tuần 2 tôi nâng dần cự lỵ cao hơn thi đấu nữ 600m - 700m, nam 1000m. Thứ 5,6 tăng cường độ tập luyện. Thứ 7 nâng cao cường độ tập luyện cao nhất nhưng cự ly có thể bằng thi đấu hoặc ngắn hơn thi đấu. Tuần 3: Thứ 3,4,5,6 chạy lặp lại biến tốc hoặc chạy đuổi nhau x x x x -> kích thích trạng thái thi đấu. Thứ 7 tiếp tục kích thích trạng thái thi đấu kết hợp với hình thức kiểm tra theo hình thức thi đấu. Tuần 4: Thứ 2,3 chạy lặp lại với cự ly ngắn hơn thi đấu nhưng tốc độ cao cự ly 400m nữ 700m nam nghỉ giữa quãng 3 phút - 5 phút chạy lặp lại nhiều lần. Thứ 4 tập với cường độ trung bình đến cường độ cao lặp đi lặp lại nhiều lần Thứ 5 nghỉ ngơi Thứ 6 thư giãn tập nhẹ nhàng Thứ 7 thi đấu chính thức Ngoài các bài tập trên nên thay đổi hình thức tập luyện kết hợp với các trò chơi và các bài tập ở nhà tập chạy vào các buổi sáng sớm ở tất cả các ngày trong tuần. Các điều kiện để phát triển sức bền chung và sức bền chuyên môn tôi đã phân tích rất tỷ mỷ để học sinh nắm được. Qua một tuần tập luyện của các em tôi đã nắm được những đặc điểm về thể lực của các em để sử dụng chiến thuật trong khi chạy. Nếu em nào có sức bền tốt tốc độ còn hạn chế thì ngay sau khi xuất phát chạy càng nhanh càng tốt không để đối phương bám sau cho tới khi về đích. Nếu em nào có tốc độ tốt sức bền yếu, chạy bám theo người có sức bền tốt không được để cách xa khi gần đến đích chuyển sang giai đoạn chạy nước rút phát huy tốc độ vượt đối phương về đích. Chiến thuật trong thể thao là một nghệ thuật thi đấu giữa các đấu thủ nhiệm vụ chính của nó là sử dụng sức lực và khả năng của vận động viên một cách thích hợp nhất để thắng đối thủ.