SKKN Phương pháp giúp học sinh học tốt bộ môn Lịch sử 7 qua việc sử dụng các sơ đồ dạy và học

doc 16 trang sangkien 05/09/2022 7123
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp giúp học sinh học tốt bộ môn Lịch sử 7 qua việc sử dụng các sơ đồ dạy và học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_bo_mon_lich_su_7_qua.doc

Nội dung text: SKKN Phương pháp giúp học sinh học tốt bộ môn Lịch sử 7 qua việc sử dụng các sơ đồ dạy và học

  1. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong giai đoạn cả nước đang cùng thực hiện công cuộc đổi mới, cùng với sự đổi mới của ngành giáo dục trong trào lưu đổi mới chung của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc dạy, học Lịch sử cũng có nhiều đổi thay quan trọng về quan niệm, nội dung, phương pháp. Kết quả bước đầu được thể hiện ở chương trình Lịch sử cải cách ở hệ thống sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kỹ năng, tài liệu tham khảo về nội dung và phương pháp dạy và học. Song việc phát triển của giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đào tạo của thế hệ trẻ trong thời kì mới. Việc dạy, học Lịch sử cũng trong tình hình như vậy. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều: điều kiện kinh tế, xã hội còn khó khăn, phương pháp dạy, học chưa đạt đến trình độ tiên tiến Trong thực tế việc dạy học Lịch sử , chưa phát huy được năng lực tự nhận thức, phát triển trí thông minh của học sinh. Để có thể giúp học sinh hiểu bài nhanh chóng giáo viên có thể sử dụng các sơ đồ có sẵn trong sách giáo khoa hoặc tự thiết kế để cụ thể hóa các sự kiện lịch sử và hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh. Sơ đồ là một loại đồ dùng trực quan quy ước, nếu sử dụng tốt sẽ đem lại hiệu quả cao. Để nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng đổi mới yêu cầu mỗi giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng từng tiết dạy của mình. Trên cơ sở thực tế qua kết quả đạt được qua quá trình giảng dạy chương trình thay sách của bộ môn Lịch sử 7; để góp một phần vào đổi mới phương pháp dạy học, phù hợp với mục tiêu đào tạo và nội dung sách giáo khoa mới bản thân xin phép được nêu một đề tài nhỏ về đổi mới phương pháp dạy học: “Phương pháp giúp học sinh học tốt bộ mô Lịch sử 7 qua việc sử dụng các sơ đồ dạy và học” 1
  2. * Cơ sở thực tiễn: Nhằm làm thay đổi cách dạy và học Lịch sử ở trường phổ thông nói chung và tại trường TH-THCS Hưng Trạch nói riêng, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử. Trong chương trình và sách giáo khoa Lịch sử 7 có sử dụng sơ đồ nhưng chưa phong phú; trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên rất ngại sử dụng sơ đồ (có thể do nhận thức về phương pháp này, do sợ thiếu thời gian lên lớp, tốn kém ) Những bài học Sơ kết, bộ máy nhà nước qua sơ đồ, học sinh nhánh chóng hình dung lại quá trình lịch sử đã học, nhận thức được cơ chế bộ máy nhà nước trong từng thời kỳ và khắc sâu hơn trong trí nhớ, đồng thời học sinh dể dàng hiểu được nội dung của quá trình lịch sử ấy. Trong thực tiễn dạy học, khi dạy những bài học này tôi đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp đạt được kết quả riêng. Trong những phương pháp mà tôi đã vận dụng, phương pháp trực quan - trình bày theo sơ đồ đã mang lại hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn lịch sử trong đời sống xã hội. Một số học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ môn lịch sử, coi đó là môn học phụ, môn học thuộc lòng, không cần đầu tư công sức nhiều, dẫn đến hậu quả học sinh không nắm đựơc những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến trong thực tế ở nhiều trường. Qua nhiều năm giảng dạy lịch sử , bản thân tôi luôn trăn trở để tìm ra những phương pháp giúp học sinh hứng thú học tập bộ môn hơn và đạt kết quả cao hơn . Một trong những phương pháp có hiệu quả tôi đã thực hiện gây hứng thú học tập cho học sinh là sử dụng các sơ đồ để dạy và củng cố bài học. Trên cơ sở đó, bản thân tôi đã chọn đề tài nhỏ về đổi mới phương pháp dạy học: “Phương pháp giúp học sinh học tốt bộ mô Lịch sử 7 qua việc sử dụng các sơ đồ dạy và học” 2
  3. * Mục đích nghiên cứu: Rút kinh nghiệm trong việc sử dụng sơ đồ dạy học tự làm trong giảng dạy Lịch sử 7 nói riêng và bộ môn lịch sử ở trường THCS nhằm đưa ra những cách dạy học tối ưu nhất, góp phần nâng cao khả năng xây dựng và sử dụng sơ đồ cho giáo viên. Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức. Giúp cho đồng nghiệp - giáo viên dạy môn Lịch sử cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực, nhằm giúp cho học sinh yêu thích học tập môn Lịch sử , đồng thời học sinh nắm vững kiến thức. 2. Phạm vi nghiên cứu: Áp dụng cho nhiều bài học Lịch sử lớp 7 phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng, giới hạn trong việc tạo kĩ năng xây dựng và sử dụng sơ đồ cho giáo viên và học sinh, giúp học sinh hình thành kĩ năng, phương pháp học tập tốt hơn thông qua sơ đồ. II. PHẦN NỘI DUNG: 1. Thực trạng : 1.1.Thuận lợi: Giáo viên có nhiều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học như: ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng dồ dùng trực quan, sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề, thuyết trình . Giáo viên tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, hỗ trợ kiến thức cho nhau, thông qua hoạt động này những học sinh yếu kém sẽ được sự hướng dẫn của giáo viên và các học sinh khá giỏi, học sinh sẽ nắm chắc kiến thức và hiểu sâu hơn về bản chất của sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp và khai thác triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, mô hình, ứng dụng công nghệ thông tin Học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi giáo viên đặt ra, một số em có chuẩn bị bài mới ở nhà. Đa số học sinh tham gia tích cực trong việc thảo luận nhóm và đã đưa hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức. 1.2. Khó khăn: 3
  4. Một số tiết giáo viên vẫn chưa phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, nắm vững kiến thức, vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học một chiều. Một số tiết giáo viên chỉ nêu vài câu hỏi và chỉ gọi một số học sinh khá, giỏi trả lời, chưa có câu hỏi giành cho đối tượng học sinh yếu, kém, làm cho đối tượng này ít được chú ý và không được tham gia hoạt động đều này làm cho các em tự ti về năng lực của mình, các em cảm thấy chán nản và không yêu thích môn lịch sử. Học sinh chưa có tinh thần học tập, một số em vừa học vừa làm, việc tiếp thu bài chậm nên từ đó học sinh chưa xác định nội dung của bài học, tiếp thu bài một cách máy móc, các em luôn có tư tưởng lịch sử là môn phụ nên không cần thiết. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện: Trong dạy học lịch sử, do không trực tiếp quan sát các sự kiện nên phương pháp trực quan góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đồ dùng trực quan có nhiều loại trong đó sơ đồ thuộc loại đồ dùng quy ước. Nhiều bài dạy lịch sử có rất nhiều thông tin và sự kiện học sinh không thể nhớ hết, nhưng giáo viên hệ thống bằng sơ đồ thì bài học sẽ trở nên ngắn gọn và dễ hiểu. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm bản thân xin đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ trong việc sử dụng các sơ đồ để dạy học bộ môn lịch sử. 2.1. Yêu cầu của việc xây dựng sơ đồ: Để đảm bảo việc đưa sơ đồ vào dạy học lịch sử 7 có hiệu quả cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Đảm bảo tính khoa học: nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung của bài học, các mối quan hệ phải là bản chất, khách quan chứ không phải do người xây dựng sắp đặt. - Đảm bảo tính sư phạm: sơ đồ phải có tính khái quát hóa cao, qua sơ đồ học sinh có thể nhận thấy ngay các mối quan hệ khách quan, biện chứng. 4
  5. - Đảm bảo tính mĩ thuật: bố cục của sơ đồ phải hợp lí, cân đối, nổi bật trọng tâm và các nhóm kiến thức. - Đối với học sinh trong quá trình học Trong giờ học phải chú ý nghe giảng bài, tích cực phát biểu ý kiến, xây dựng bài, không tiếp thu máy móc phải có suy nghĩ. Học sinh phải đọc trước bài mới trong sách giáo khoa, chuẩn bị tất cả các câu hỏi trong sách giáo khoa phần sẽ học. Học sinh tự giác học tập, dựa vào kiến thức giáo viên truyền thụ học sinh phải biết tự mình tìm tòi, sáng tạo, phân tích sự kiện hoặc so sánh sự kiện này với sự kiện khác. - Đối với giáo viên: Chuẩn bị tất cả đồ dùng dạy học khi lên lớp: giáo án (hoặc giáo án điện tử), bản đồ tranh ảnh, sơ đồ hệ thống kiến thức . Khi giảng bài mới phải kết hợp nhiều phương pháp và kết hợp với liên hệ kiến thức cũ. Không nên đưa ra những câu hỏi quá đơn giản như: có, đúng, không, sai. Nếu đặt câu hỏi như vậy phải kèm theo vế sau như vì sao? Hoặc tại sao? Câu hỏi phải đi từ dễ đến khó, nếu đặt câu hỏi khó sẽ làm cho học sinh căng thẳng. Nếu câu hỏi khó giáo viên nên gợi ý cho học sinh trả lời, không nên cho học sinh suy nghĩ quá lâu làm không khí lớp nặng nề. Khi học sinh trả lời giáo viên phải nhận xét câu trả lời của học sinh, nếu thiếu có thể cho một học sinh khác bổ sung hoặc giáo viên trình bày cụ thể. Nội dung bài phải thật ngắn gọn cô động nhưng phải đảm bảo nội dung cơ bản, cần nhấn mạnh ý chính của bài. 3.2. Các bước xây dựng: Giáo viên nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy, lựa chọn ra những bài, những phần có khả năng áp dụng phương pháp sơ đồ có hiệu quả nhất. Tiếp theo giáo 5
  6. viên phân tích nội dung bài dạy, xác định sự kiện, nội dung phù hợp cần truyền đạt, hình thành. - Bước 1: Tổ chức các đỉnh của sơ đồ - đối với các sơ đồ bộ máy nhà nước ( chọn kiến thức cơ bản, vừa đủ, cô đọng, xúc tích ). - Bước 2: Thiết lập các cạnh ( các cạnh nối những nội dung ở các đỉnh có liên quan ) - Bước 3: Hoàn thiện ( kiểm tra lại tấc cả để điều chỉnh sơ đồ phù hợp với nội dung dạy học và logic nội dung, đảm bảo tính thẩm mĩ và dể hiểu ). Trong dạy học Lịch sử ta có thể xây dựng các kiểu sơ đồ sau: - Sử dụng sơ đồ để hình thành kiến thức mới. - Sử dụng sơ đồ để củng cố hoàn thiện kiến thức. - Sử dụng sơ đồ để kiểm tra đánh giá. - Sử dụng sơ đồ sơ, tổng kết chương, phần. 3. 3. Tổ chức thực hiện: 3.3.1. Sử dụng sơ đồ để hình thành kiến thức mới. Trong nội dung này cần dùng sơ đồ để giới thiệu những kiến thức mới làm cho học sinh nắm được, ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc. Mặt khác học sinh phải biết móc xích kiến thức vừa học với kiến thức đã học ở các bài trước, vì vậy giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy và trình độ học sinh để sử dụng phương pháp dạy học cho có hiệu quả. Có thể sử dụng sơ đồ theo nhiều cách. Giáo viên lập sơ đồ lên bảng rồi dùng phương pháp giảng giải cho học sinh hiểu và nắm bắt kiến thức. Phương pháp này có thể dùng khi ta dạy những bài đầu tiên để học sinh làm quen với phương pháp sơ đồ hoá hoặc khi ta dạy với đối tượng học sinh trung bình. Nhược điểm của phương pháp này là hiệu quả không cao vì học sinh nắm kiến thức một cách máy móc không phát huy được tính sáng tạo và tư duy độc lập của học sinh. - Ví dụ: Khi dạy bài 9: Nước Đại Việt thời Đinh - Tiền Lê(Lịch sử 7), giáo viên hướng dẫn học sinh thiết kế sơ đồ như sau: 6