SKKN Phương pháp giảng dạy cách vẽ trong phân môn Vẽ trang trí của Mỹ thuật THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp giảng dạy cách vẽ trong phân môn Vẽ trang trí của Mỹ thuật THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_phuong_phap_giang_day_cach_ve_trong_phan_mon_ve_trang_t.doc
Nội dung text: SKKN Phương pháp giảng dạy cách vẽ trong phân môn Vẽ trang trí của Mỹ thuật THCS
- PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁCH VẼ TRONG PHÂN MÔN VẼ TRANG TRÍ CỦA MỸ THUẬT THCS A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: “Cái đẹp” là một yếu tố không thể thiếu trong mỗi con người! Nó giúp cho chúng ta biết sống tốt đẹp hơn, có ích hơn cho bản thân, gia đình và xã hội. Vì vậy, môn Mỹ thuật được đưa vào giảng dạy trong trường học nhằm tạo nên những cảm nhận đúng đắn về “Cái Đẹp” cho mỗi con người từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Mặt khác giúp học sinh yêu thích, trân trọng và giữ gìn "Cái đẹp", sáng tạo nên cái đẹp và có những định huớng cho tương lai của bản thân mình. Ngoài ra còn giúp các em học những môn học khác tốt hơn Vậy phải giáo dục "cái đẹp" đó cho học sinh như thế nào để ngoài việc cảm thụ được "cái đẹp" các em còn có thể vận dụng sự hiểu biết của mình vào sáng tạo, tạo nên những sản phẩm theo suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của bản thân một cách dễ dàng hơn, không bỡ ngỡ, mà theo đúng quy trình thực hiện? Từ những suy nghĩ trên, trong quá trình giảng dạy và qua kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy phân môn Vẽ trang trí là một phân môn tương đối khó trong bốn phân môn của bộ môn Mỹ thuật THCS, nhất là đối với HS dân tộc thiểu số ở trường THCS Lương Thế Vinh, xã YaLy, huyện Sa Thầy của tôi. Vì vậy tôi chọn đề tài “Phương pháp giảng dạy cách vẽ trong phân môn vẽ trang trí của Mỹ thuật THCS” nhằm đem ý kiến của cá nhân mình góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn này. 1. Cơ sở lý luận: Tôi nhớ có ai đó từng nói: “Một người biết yêu hoa hồng thì không thể làm điều ác được”. Vì vậy môn học Mỹ thuật là môn học hết sức quan trọng đối với học sinh. Nó làm cho các em biết yêu, biết trân trọng và biết sáng tạo cái đẹp, từ đó hình thành cho các em nhân cách, lối sống tốt đẹp để làm hành trang cho các em bước vào đời, giúp các em phát triển toàn diện để góp phần dựng xây đất nước. Với nhu cầu thẩm mỹ phức tạp và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, con người đã sáng tạo ra nhiều hình thức và thể loại trang trí rất phong phú. Trang trí thể hiện cái đẹp của sự trình bày bằng nghệ thuật sắp xếp, đường nét, màu sắc, hình mảng. Nó bắt nguồn từ cuộc sống thường ngày, chịu ảnh hưởng của từng thời đại, từng quan điểm và từng tôn giáo khác nhau. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta không thể thiếu nghệ thuật trang trí (kiến trúc đô thị; trang trí nội, ngoại thất; trang trí phục trang; trang trí điện ảnh, sân khấu ), nó tạo nên cuộc sống sinh động và tươi đẹp hơn. Với học sinh THCS, phân môn vẽ trang trí không chỉ là môn học giúp các em thư giãn, yêu mến cái đẹp mà bước đầu hình thành những ước mơ, những định hướng tương lai cho những em yêu thích và có năng khiếu về lĩnh vực này. Nhưng để học sinh phát huy hết tính sáng tạo của mình đối với tiết học thì quả không phải là đơn giản. Điều này phụ thuộc vào sự nhiệt tình, lòng yêu nghề, kỹ năng truyền đạt kiến thức và cả kinh nghiệm đứng lớp của giáo viên. Trong tình hình môn Mỹ thuật còn là môn học mới so với những môn khác, đội ngũ giáo viên thưa, trẻ, chưa có kinh nghiệm và sự nhận thức chưa cao của phụ huynh và học sinh đối với môn học này thì vấn đề chất lượng của môn học thật sự chưa cao. Do đó người dạy cần phải thường xuyên tìm tòi, học hỏi để nâng NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM DOÃN THỊ MÃI TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH 1
- PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁCH VẼ TRONG PHÂN MÔN VẼ TRANG TRÍ CỦA MỸ THUẬT THCS cao năng lực chuyên môn và phải có những sáng kiến mới nhằm tạo hứng thú học tập, sáng tạo cho học sinh, giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức và áp dụng tốt vào các bài thực hành. 2. Cơ sở thực tiễn: Với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính làm việc hiệu quả của học sinh, người giáo viên ngoài việc khai thác ĐDDH, hệ thống câu hỏi khoa học, những gợi ý, ví dụ cụ thể, hợp lý đối với từng đối tượng học sinh thì giáo viên còn cần phải linh hoạt xây dựng lại hệ thống kiến thức của phân môn sao cho đồng nhất xuyên suốt từ lớp 6 đến lớp 9 để các em dễ nhớ, dễ hình dung kiến thức khi áp dụng vào bài thực hành, tạo hứng thú học tập cho các em. Nội dung kiến thức của bộ môn là những bài trang trí cơ bản (trang trí hình vuông, hình chữ nhật, trang trí hình tròn, trang trí đường diềm ) được lặp đi lặp lại nhằm giúp các em nắm vững cách sắp xếp bố cục và phát huy tính tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Những bài trang trí ứng dụng đều gắn liền với cuộc sống quen thuộc thường ngày rất gần gũi với các em, như: Trang trí hộp mứt, trang trí trại hè, trang trí báo tường, trang trí lọ hoa, trang trí mặt nạ, trang trí túi xách . Điều đó đã tạo sự thuận lợi cho học sinh thể hiện bài vẽ của mình và nâng cao kiến thức bộ môn. Với thực tiễn đối tượng học sinh của trường THCS Lương Thế Vinh – xã YaLy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum thì hầu hết các em là học sinh dân tộc thiểu số, sự nhận thức của các em còn chậm, phong trào học tập của các em còn chưa cao, điều kiện của các em còn chưa đầy đủ, vì vậy giáo viên cần phải biết cô lọc lại hệ thống kiến thức, giúp các em dễ dàng áp dụng những kiến thức đó là một việc hết sức cần thiết. Qua quá trình giảng dạy 4 năm ở trường THCS Lương Thế Vinh, nắm bắt được tình hình thực tế trên, tôi đã có sáng kiến này và đã thực hiện rất thành công trong quá trình giảng dạy ở học kỳ II năm học 2012 – 2013 so với học kỳ I và những năm trước khi chưa áp dụng sáng kiến này. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Giúp học sinh nắm bắt được các bước vẽ nhanh, súc tích và thể hiện bài vẽ trang trí có hiệu quả. - Tạo sự hứng thú, say mê học tập và sáng tạo của học sinh đối với môn học nói chung và phân môn vẽ trang trí nói riêng. - Học sinh tạo ra được những sản phẩm có chất lượng, có giá trị. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: - Tìm ra cách xây dựng các bước vẽ trang trí cô đọng, súc tích, dễ hiểu, dễ áp dụng vào thực hành trong phân môn vẽ trang trí xuyên suốt từ kiến thức lớp 6 đến lớp 9. - Tìm ra cách khai thác thiết bị, đồ dùng dạy học (ĐDDH) một cách khoa học và hiệu quả đối với phân môn vẽ trang trí của Mỹ thuật THCS. - Sắp xếp thời gian hợp lý cho tiết học phân môn vẽ trang trí. IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM DOÃN THỊ MÃI TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH 2
- PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁCH VẼ TRONG PHÂN MÔN VẼ TRANG TRÍ CỦA MỸ THUẬT THCS 1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 6,7, 8, 9 trường THCS Lương Thế Vinh huyện SaThầy 2. Phạm vi nghiên cứu: Sử dụng một số phương pháp giảng dạy và xây dựng các bước vẽ khoa học, súc tích trong phân môn vẽ trang trí của bộ môn Mỹ thuật ở chương trình lớp 6, 7, 8, 9 THCS. V. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC: Nếu nắm bắt được khả năng thể hiện các bước vẽ trong trang trí của học sinh thì sẽ có phương pháp hướng dẫn các em thể hiện bài vẽ đạt hiệu quả. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: - Lập hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho đối tượng học sinh. - Quan sát các em hoạt động thực hành để rút ra kết luận. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp quan sát - Phương pháp phân tích - Phương pháp tổng hợp - Phương pháp thực nghiệm giảng dạy - Phương pháp kiểm tra đánh giá. - Tiến hành thực hiện chuyên đề. - Để thực hiện được các phương pháp trên chủ yếu là dự giờ, trao đổi, kiểm tra, hội thảo chuyên đề. VII. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Dựạ trên các đợt tập huấn đổi mới phương pháp dạy học của các năm học qua. - “Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS” chu kỳ III (2004 – 2007) - “Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS” - Viện khoa học giáo dục 1997 - “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Mỹ thuật THCS” (Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam – năm 2010) - Sách giáo khoa và sách giáo viên Mỹ thuật 6, 7, 8, 9. NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM DOÃN THỊ MÃI TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH 3
- PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁCH VẼ TRONG PHÂN MÔN VẼ TRANG TRÍ CỦA MỸ THUẬT THCS B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. THỰC TRẠNG VỀ GIẢNG DẠY, HỌC TẬP MÔN MỸ THUẬT Ở TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH, XÃ YALY, HUYỆN SA THẦY: 1. Tình hình giảng dạy của giáo viên: Mỹ thuật là một môn học khá mới đối với huyện nhà, bởi vậy mà giáo viên không có điều kiện học hỏi, rút kinh nghiệm từ những đồng nghiệp đi trước. Mặt khác, sự đầu tư cơ sở vật chất, ĐDDH cho đặc thù bộ môn chưa có, cho nên vấn đề giảng dạy của bộ môn rất khó khăn đối với giáo viên. Tuy vậy, không vì những khó khăn trên mà giáo viên bất mãn hay dạy sơ sài mang tính đối phó. Qua tìm hiểu, dự giờ các tiết dạy của đồng nghiệp, tôi thấy giáo viên rất yêu nghề, cố gắng khắc phục những hạn chế trên, nhiệt tình, tích cực dự giờ thăm lớp, trao đổi, học hỏi lẫn nhau, tự sưu tầm, tìm hiểu nhiều tư liệu để nâng cao kiến thức cho mình và sử dụng đồ dùng dạy học, tích cực làm đồ dùng dạy học có sự đầu tư và nghiên cứu cao, đem lại giá trị giảng dạy tốt, phù hợp với từng phân môn của Mỹ thuật. Song, do đội ngũ giáo viên còn quá trẻ, mới ra trường, kinh nghiệm giảng dạy chưa cao cộng với những khó khăn trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu qủa giảng dạy của bộ môn này. Vấn đề nổi trội, đáng quan tâm nhất ở đây là sự truyền đạt kiến thức cho học sinh qua từng bước vẽ để các em dựa vào đó mà thể hiện bài vẽ của mình theo đúng quy trình thực hiện, nắm vững kiến thức cơ bản để vận dụng vào bài vẽ của mình nhằm đem lại hiệu quả, chất lượng cao cho quá trình dạy và học, từ đó các em có thể vận dụng vào các bài vẽ tương tự ứng dụng vào cuộc sống, đảm bảo tính khoa học, sự chính xác, cân đối, phù hợp với từng đối tượng. Nhưng qua thực tế, hầu như giáo viên chưa đảm bảo đựơc yêu cầu này. Mặt khác, sự khai thác kiến thức từ đồ dùng dạy học cũng góp phần không nhỏ đến kết quả của qúa trình dạy - học của phân môn. Giáo viên chưa cho học sinh quan sát, nhận xét, phát hiện ra những chỗ được và chưa được, chỗ đáng học hỏi và chỗ cần phải tránh trong những bài vẽ được dùng làm đồ dùng dạy học. Bên cạnh những yếu tố chủ quan nêu trên, do đặc thù của phân môn, phân phối chương trình có nhiều bài vừa lý thuyết vừa thực hành trong một tiết nên thời gian để giáo viên vừa truyền đạt kiến thức kỹ cho học sinh lại vừa đảm bảo thời gian đủ để học sinh thực hành tại lớp là quá khó. Bởi vậy mà giáo viên phải nghiên cứu bài trước khi dạy thật kỹ, chuẩn bị đồ dùng dạy học thật chu đáo, mang tính "đại diện", súc tích cao, thành lập các bước vẽ lôgíc, khoa học, đảm bảo nội dung, dễ hiểu để học sinh dễ dàng vận dụng vào bài vẽ của mình. Dù thế nào đi chăng nữa thì thời gian thực hành tại lớp vẫn không thể đảm bảo trong một tiết học, cho nên giáo viên cho học sinh tiếp tục về nhà làm bài, tiết sau giáo viên kiểm tra việc làm bài ở nhà của học sinh là chủ yếu. 2. Tình hình học tập của học sinh: Do học sinh có tư tưởng đây là môn học phụ nên không chú trọng học tập cũng như không có sự đầu tư về thời gian, vật chất cũng như tư duy sáng tạo NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM DOÃN THỊ MÃI TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH 4