Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy cách vẽ trong phân môn vẽ trang trí của Mỹ thuật THCS

doc 16 trang sangkien 31/08/2022 5900
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy cách vẽ trong phân môn vẽ trang trí của Mỹ thuật THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_cach_ve_trong_phan_mon.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy cách vẽ trong phân môn vẽ trang trí của Mỹ thuật THCS

  1. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Cụm từ chữ cái viết tắt THCS Trung học cơ sở ĐDDH Đồ dùng dạy học
  2. Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy cách vẽ trong phân môn vẽ trang trí MỤC LỤC Phần A: Phần mở đầu . 4 I. Lí do chọn đề tài 4 II. Phạm vi của đề tài 4 III. Đối tượng nghiên cứu . 4 IV. Phương pháp nghiên cứu 4 Phần B: Phần nội dung . . 5 I. Cơ sở lý luận 5 II. Thực trạng về giảng dạy 5 1- Tình hình giảng dạy của giáo viên 5 2- Tình hình học tập của học sinh 6 III. Nội dung chương trình của phân môn vẽ trang trí trong chương trình Mỹ thuật THCS: 7 1. Lý thuyết: 7 2. Thực hành: 7 IV. Phương tiện trực quan và phương pháp khai thác kiến thức trên phương tiện trực quan: 7 1. Các loại đồ dùng trực quan: 7 2. Lựa chọn và sử sụng ĐDDH: 8 3. Phương pháp xây dựng, truyền đạt các quy trình tiến hành bài thực hành đối với phân môn vẽ trang trí: 10 VD: Mỹ thuật lớp 6: 11 VD: Mỹ thuật 8: 13, 15 Hiệu quả 16 Phần C. Kết quả 16 Phần D . Phần kết luận 17 * Kiến nghị 17 * Tài liệu tham khảo 18 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy cách vẽ trong phân môn vẽ trang trí A. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Mỹ Thuật là môn học mà qua đó giúp học sinh cảm nhận được "Cái đẹp", yêu thích, trân trọng và giữ gìn "Cái đẹp". Mặt khác giúp học sinh sáng tạo nên cái đẹp và có những định huớng cho tương lai của bản thân mình. Ngoài ra còn giúp các em học những môn học khác tốt hơn như: Toán, Lý, Hóa hoặc những môn học xã hội khác Từ đó, hình thành nên cho học sinh nhân cách sống theo "cái đẹp", hướng đến cái "Chân - Thiện - Mỹ". Vậy phải giáo dục "cái đẹp" đó cho học sinh như thế nào để ngoài việc cảm thụ được "cái đẹp" các em còn có thể vận dụng sự hiểu biết của mình vào sáng tạo, tạo nên những sản phẩm theo suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của bản thân một cách dễ dàng hơn, không bỡ ngỡ, mà theo đúng quy trình thực hiện? Từ những suy nghĩ trên, trong quá trình giảng dạy, qua kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy phân môn Vẽ trang trí là một phân môn tương đối khó trong bốn phân môn của bộ môn Mỹ thuật THCS. Vì vậy tôi chọn đề tài "Phương pháp dạy cách vẽ trong phân môn vẽ trang trí của Mỹ thuật THCS" nhằm đem ý kiến của cá nhân mình góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn này. II. Phạm vi của đề tài: Nghiên cứu các phương pháp trực quan, thuyết trình, cách sắp xếp các bước vẽ khoa học, xúc tích trong phân môn vẽ trang trí của bộ môn Mỹ thuật THCS. III. Đối tượng nghiên cứu: - Thiết bị, đồ dùng dạy học (ĐDDH) phân môn vẽ trang trí của Mỹ thuật THCS. - Các bước vẽ trang trí, sắp xếp thời gian hợp lý cho phân môn. IV. Phương pháp nghiên cứu: - Sử dụng phương pháp: + Quan sát, thực nghiệm, phân tích, Tổng hợp. + Phương pháp kiểm tra đánh giá, thực nghiệm giảng dạy. 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy cách vẽ trong phân môn vẽ trang trí + Tiến hành thực hiện chuyên đề. - Để thực hiện được các phương pháp trên chủ yếu là dự giờ, trao đổi, kiểm tra, hội thảo chuyên đề. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN - Vẽ trang trí giúp học sinh có cách nhìn cách cảm về bố cục, đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt và có thể tạo ra các họa tiết, hình trang trí đẹp - Vẽ trang trí phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo. II. Thực trạng về giảng dạy, học tập môn Mỹ thuật ở trường THCS 1- Tình hình giảng dạy của giáo viên: Mỹ thuật là một môn học khá mới đối với huyện nhà, bởi vậy mà giáo viên không có điều kiện học hỏi, rút kinh nghiệm từ những đồng nghiệp đi trước. Mặt khác, sự đầu tư cơ sở vật chất, ĐDDH cho đặc thù bộ môn chưa có, cho nên vấn đề giảng dạy của bộ môn rất khó khăn đối với giáo viên. Tuy vậy, không vì những khó khăn trên mà giáo viên bất mãn hay dạy sơ sài mang tính đối phó. Qua tìm hiểu, dự giờ các tiết dạy của đồng nghiệp, tôi thấy giáo viên rất yêu nghề, cố gắng khắc phục những hạn chế trên, nhiệt tình, tích cực dự giờ thăm lớp, trao đổi, học hỏi lẫn nhau, tự sưu tầm, tìm hiểu nhiều tư liệu để nâng cao kiến thức cho mình và sử dụng đồ dùng dạy học, tích cực làm đồ dùng dạy học có sự đầu tư và nghiên cứu cao, đem lại giá trị giảng dạy tốt, phù hợp với từng phân môn của Mỹ thuật. Song, do đội ngũ giáo viên còn quá trẻ, dạy chưa được nhiều, kinh nghiệm giảng dạy chưa cao cộng với những khó khăn trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giảng dạy của bộ môn này. Vấn đề nổi trội, đáng quan tâm nhất ở đây là sự truyền đạt kiến thức cho học sinh qua từng bước vẽ để các em dựa vào đó mà thể hiện bài vẽ của mình theo đúng quy trình thực hiện, nắm vững kiến thức cơ bản để vận dụng vào bài vẽ của mình nhằm đem lại hiệu quả, chất lượng cao cho quá trình dạy và học, từ đó các em có thể vận dụng vào các bài vẽ tương tự ứng 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy cách vẽ trong phân môn vẽ trang trí dụng vào cuộc sống, đảm bảo tính khoa học, sự chính xác, cân đối, phù hợp với từng đối tượng. Nhưng qua thực tế, hầu như giáo viên chưa đảm bảo đựơc yêu cầu này. Mặt khác, sự khai thác kiến thức từ đồ dùng dạy học cũng góp phần không nhỏ đến kết quả của quá trình dạy - học của phân môn. Giáo viên chưa cho học sinh quan sát, nhận xét, phát hiện ra những chỗ được và chưa được, chỗ đáng học hỏi và chỗ cần phải tránh trong những bài vẽ được dùng làm đồ dùng dạy học. Bên cạnh những yếu tố chủ quan nêu trên, do đặc thù của phân môn, phân phối chương trình vừa lý thuyết vừa thực hành trong một tiết nên thời gian để giáo viên vừa truyền đạt kiến thức kỹ cho học sinh lại vừa đảm bảo thời gian đủ để học sinh thực hành tại lớp là quá khó. Bởi vậy mà giáo viên phải nghiên cứu bài trước khi dạy thật kỹ, chuẩn bị đồ dùng dạy học thật chu đáo, mang tính "đại diện", xúc tích cao, thành lập các bước vẽ lôgíc, khoa học, đảm bảo nội dung, dể hiểu để học sinh dễ dàng vận dụng vào bài vẽ của mình. Dù thế nào đi chăng nữa thì thời gian thực hành tại lớp vẫn không thể đảm bảo trong một tiết học, cho nên giáo viên cho học sinh tiếp tục về nhà làm bài, tiết sau giáo viên kiểm tra việc làm bài ở nhà của học sinh là chủ yếu. 2- Tình hình học tập của học sinh: Do học sinh có tư tưởng đây là môn học phụ nên không chú trọng học tập cũng như không có sự đầu tư về thời gian vật chất cũng như tư duy sáng tạo Vả lại, Mỹ thuật là môn mà học sinh thể hiện năng khiếu riêng rõ rệt nên những em nào có năng khiếu thì siêng năng, ham học, còn những em không có năng khiếu thì không muốn học hoặc học chỉ mang tính "đối phó". Mặt khác, đối với học sinh dân tộc thiểu số, không thể phủ nhận rằng có em rất ham học và có năng khiếu rõ rệt, thái độ học tập nghiêm túc, nhưng hầu hết với đối tượng học sinh này thì các em không chuẩn bị đồ dùng học tập, đơn giản và cần thiết nhất như bút chì, giấy vẽ, thước các em cũng không có, các bạn quyên góp, ủng hộ cho thì các em cũng vứt hết, không quan tâm. 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy cách vẽ trong phân môn vẽ trang trí Do đó chất lượng dạy và học còn rất nhiều khó khăn. III. Nội dung chương trình của phân môn vẽ trang trí trong chương trình Mỹ thuật THCS: Chương trình Mỹ thuật THCS nói chung, phân môn vẽ trang trí nói riêng là một cấu tạo đồng tâm. Các đơn vị kiến thức được bổ sung, nâng cao dần ở từng lớp, ở mỗi cấp học, khối lớp học. 1-Lý thuyết: Tìm hiểu về: + Cách sắp xếp trong trang trí. + Màu sắc và phương pháp sử dụng. + Phương pháp vẽ trang trí, như kẻ trục đối xứng, phác thảo mảng, vẽ đậm nhạt,vẽ hoạ tiết, vẽ màu + Hoạ tiết, hoạ tiết dân tộc + Đơn giản và cách điệu. + Chữ và kẻ chữ 2- Thực hành: + Trang trí cơ bản, chẳng hạn như trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, đường diềm + Trang trí ứng dụng: Như các bài trang trí thảm, khăn trải bàn, lọ cắm hoa, trại, bìa sách, bìa lịch, viết khẩu hiệu, vẽ biểu đồ, phóng tranh IV. Phương tiện trực quan và phương pháp khai thác kiến thức trên phương tiện trực quan: 1. Các loại đồ dùng trực quan: Mỹ thuật là môn học rất đa dạng, phong phú về ĐDDH nói chung và đồ dùng trực quan nói riêng. Đồ dùng trực quan được chia làm: - Vật thật: 6
  7. Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy cách vẽ trong phân môn vẽ trang trí Mỗi bài trang trí ứng dụng đều có thể dễ dàng sưu tầm mẫu vật thật sẵn có, như khăn trải bàn, hoạ tiết dân tộc, lọ hoa, bìa sách , là loại đồ dùng rất gần gũi với đời sống hàng ngày của học sinh. Bởi vậy giáo viên nên cố gắng cho học sinh quan sát mẫu thật để các em khắc sâu kiến thức và hứng thú với tiết học, làm tiết dạy sinh động, đem lại hiệu quả cao. - Vật tượng hình: Là các bức vẽ, hình minh hoạ, tranh ảnh, phim, video . nhằm làm các em khắc sâu thêm kiến thức, nắm rõ quy trình thực hiện, tạo sự sinh động cho tiết học. Ngoài ra lời nói diễn cảm có hình ảnh cũng có tính trực quan, bởi nó dựng lên một hình ảnh, một khung cảnh sinh động trước người nghe. 2. Lựa chọn và sử sụng ĐDDH: ĐDDH là phương tiện hết sức quan trọng trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh. Giúp học sinh lĩnh hội tri thức nhanh, nhớ lâu và hứng thú hơn. Bởi vậy mà người dạy, người học cần có sự chuẩn bị, sưu tầm trước cho tiết học phù hợp với nội dung của bài, tránh trùng lặp. Cần phân loại ĐDDH: Hình để cung cấp khái niệm, hình ảnh để phát huy khả năng suy nghỉ, phát huy năng lực sáng tạo, khích lệ tinh thần học tập. Hình minh họa để hướng dẫn học sinh phương pháp làm bài tập. Biết kết hợp ĐDDH như mẫu thật, hình ảnh, tranh vẽ đúng lúc phù hợp thì chất lượng bài học càng được phát huy. Biết kết hợp nhịp nhàng giữa lời giảng và động tác chỉ đồ dùng dạy học, cùng với nét vẽ nhanh minh họa trên bảng để cho sự lĩnh hội của học sinh được “đồng thời” bằng cả thị giác và thính giác. Tránh trường hợp sử dụng ĐDDH chưa có trọng tâm, chưa thực sự chú ý về tính thẩm mỹ của nó, như: chưa chọn lọc được hình mẫu đẹp về hình, về cấu trúc, màu sắc , trình bày đồ dùng chưa khoa học, ít sử dụng kết quả học tập của học sinh làm ĐDDH. Như khi dạy bài 4: “Tạo dáng và trang trí chậu cảnh” (Mỹ Thuật 8), trước tiên ta nên cho học sinh quan sát, nhận xét một số chậu cảnh thật, sau đó cho các em tham khảo các tranh ảnh về các loại chậu cảnh cũng như chức năng của chúng. Sau cùng, cho các em tham khảo một số bài vẽ của các anh, chị học năm trước để 7