SKKN Phòng chống “bạo lực học đường” ở trường THPT Phú Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau

doc 10 trang sangkien 18681
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phòng chống “bạo lực học đường” ở trường THPT Phú Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_phong_chong_bao_luc_hoc_duong_o_truong_thpt_phu_hung_hu.doc
  • docTrang bia.doc

Nội dung text: SKKN Phòng chống “bạo lực học đường” ở trường THPT Phú Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau

  1. Phòng – chống “ Bạo lực học đường tại trường THPT Phú Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau Đề tài: Phòng- Chống “ bạo lực học đường” tại trường trung học phổ thông Phú Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Trong di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn Đảng ta: “ Giáo dục đạo đức cách mạng cho đời sau là việc vô cùng quan trọng và cần thiết”. Giáo dục đạo đức, hình thành và xây dựng nhân cách làm người cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của nhà trường nói chung và trường trung học phổ thông nói riêng, nhằm đạt mục tiêu giáo dục của Đảng ta: Giáo dục thế hệ trẻ trở thành những công dân có tình yêu Tổ quốc, tình yêu quê hương thiết tha, có trí thức, có sức khoẻ, có năng lực đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách trong học sinh, Đảng, nhà nước đã có nhiều văn bản hướng dẫn Ngành Giáo dục & Đào tạo, các thầy, cô giáo nêu cao tấm gương đạo đức, có phương pháp giáo dục đúng đắn nhằm đạt mục đích giáo dục. Song song với thành tựu to lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực và giáo dục nhân cách công dân, Ngành Giáo dục còn rất nhiều trăn trở về những khiếm khuyết của một số nhà giáo cùng những biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh. Một trong biểu hiện đó là: “ Bạo lực học đường” “ Bạo lực học đường ” là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay, là nỗi trăn trở của mỗi nhà trường, của người làm công tác giáo dục. Hiện tượng giáo viên đối xử thiếu thân thiện với học sinh, có hành vi ngược đãi, thiếu công bằng trong giáo dục gây bất bình trong xã hội, ảnh hưởng uy tín của người thầy giáo. Tình trạng học sinh ( chủ yếu là học sinh cấp trung học phổ thông và sinh viên các trường nghề, các trường Đại học ) gây gổ, mâu thuẫn dẫn đến có những hành vi không phù hợp với nhân cách học trò: Văng tục, chửi thề, đánh nhau, có những vụ đánh nhau theo kiểu xã hội đen, đánh nhau có tổ chức, sử dụng vũ khí ( Dao, gậy, vật cứng ) gây thương tích cho bạn. Những hành vi trên làm náo động học đường và trật tự, an toàn xã hội, gây hoảng loạn trong trường học, ảnh hưởng tới môi trường giáo dục. Đồng thời là nỗi đau của gia đình: Những bậc cha, mẹ mất công ăn việc làm, buồn phiền, lo lắng mất thời gian để giải quyết chuyện con hư, bầu không khí gia đình ảm đạm, ảnh hưởng đến nề nếp, truyền thống tốt đẹp của gia đình, tình làng nghĩa xóm bị tổn thương, kinh tế gia đình bị ảnh hưởng. Có những vụ đánh nhau cơ quan pháp Trang 1 Người viết: Nguyễn Văn Phú
  2. Phòng – chống “ Bạo lực học đường tại trường THPT Phú Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau luật phải vào cuộc, có những học sinh phải bị truy tố, bị tù giam, hoặc xử lí hành chính, bị nhà trường buộc thôi học. Để ngăn chặn bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, bản thân tôi đã tìm hiểu và đưa ra một số phương án phòng , chống “ bạo lực học đường” tại trường trung học phổ thông Phú Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. PHẦN II NỘI DUNG I.Thực trạng của “ Bạo lực học đường” 1. Nhận diện về “ Bạo lực học đường”: Bạo lực học đường là những hành vi thiếu thân thiện, thường được biểu hiện chủ yếu bằng những hành động “ Đánh nhau” xâm hại đến thân thể người khác bằng những hình thức khác nhau. Nhiều người cho rằng “ Bạo lực học đường” chỉ là những hành vi của học sinh, nhưng nhiều người cho rằng: Đó là những hành vi của trò với trò mà mở rộng ra là hành vi bạo lực giữa thầy với thầy; thầy với trò, người ngoài xâm nhập vào nhà trường. 2. Thực trạng: Những năm gần đây, hiện tượng bạo lực học đường đã xuất hiện nhiều hơn trước ở trong các trường học: Từ nhà trẻ, mẫu giáo đến THCS, THPT, cho đến các trường Cao đẳng, Đại học với những hình thức và đối tượng khác nhau. Hiện tượng thứ nhất: Giáo viên với giáo viên. Hiện tượng này biểu hiện ở nhiều hành vi khác nhau: Giáo viên mâu thuẫn có những lời nói sỉ nhục lẫn nhau, tìm mọi cách ngấm ngầm“ Hãm hại” nhau và cũng có hiện tường đánh nhau. Hiện tượng thứ hai: Giáo viên với học sinh. Hiện tượng này mấy năm gần đây sảy ra nhiều hơn, được biểu hiện: Giáo viên dùng lời nói đến hành động xúc phạm tới thân thể, danh dự, nhân phẩm, làm tổn thương tới sức khoẻ, tâm lí tình cảm của học sinh. Hiện tượng thứ ba: Học sinh đánh nhau với học sinh. Đây là hiện tượng phổ biến được coi là nội dung chính của “ Bạo lực học đường” đang được Ngành Giáo dục & Đào tạo, các trường học và toàn xã hội quan tâm Hiện tượng học sinh đánh nhau không phải là “ Chuyện mới” mà nó diễn ra ở mọi nơi ở trong các nhà trường, không chỉ ở nước ta mà ở trong tất cả các trường học của giáo dục Quốc tế. Hiện tượng này khó nhận diện bời nó sảy ra ngấm ngầm, hoặc bất ngờ, ít được báo trước Hiện tượng học sinh đánh nhau không chỉ xảy ra ở các trường học ở thành phố, những đô thị mà xuất hiện ngày càng nhiều ở các trường vùng Trang 2 Người viết: Nguyễn Văn Phú
  3. Phòng – chống “ Bạo lực học đường tại trường THPT Phú Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hiện tượng này đã được các phương tiện thông tin, trên mạng Internet phản ánh. Học sinh đánh nhau trước đây chủ yếu giữa học sinh nam với nhau, với hình thức đánh nhau “ Tay đôi” ít có nhân vật thứ ba và hình thức đánh nhau cũng đơn giản, hậu quả không lớn. Nhưng vài năm trở lại đây hiện tượng này không chỉ còn đơn giản như trước, mà học sinh đánh nhau theo “ Hội đông” đánh nhau bằng gậy, dao, ống sắt, thậm trí bằng mã tấu- những vật nhọn Bạo lực không chỉ xuất hiện ở nam sinh mà đến nay đã lan sang học sinh nữ. Hiện tượng học sinh nữ đánh nhau tập thể: Túm tóc, đá vào mặt, xé quần áo, cắt hết tóc Hiện tượng học sinh đánh nhau ít xảy ra ở trong lớp học, thường diễn ra bên ngồi cổng trường: Trên đường đến trường và từ trường về nhà, trong các hàng quán, ở trong khu nhà trọ. Hiện tượng “ Bạo lực học đường” đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Ở tỉnh Cà Mau, trong những năm qua hiện tượng “Bạo lực học đường” đã được ngăn chặn nhưng số vụ vẫn chưa giảm nhiều và có xu hướng xuất hiện gia tăng ở một số trường. Hiện tượng giáo viên gây gổ, mất đ kết nội bộ ngấm ngầm thì có xảy ra nhưng đánh nhau thì hầu như không có. Giáo viên trách phạt học sinh quá đáng đã sảy ra ở một vài điểm trường. Hiện tượng giáo viên trường tiểu học trách phạt học: Như chửi , đánh, hoặc dùng biện pháp cho học sinh đánh học sinh. Học sinh ( Chủ yếu là học sinh THPT ) đánh nhau diễn ra năm gần đây ở một số trường THPT ở vùng sâu như trường THPT Cái Nước, Nguyễn Mai hoặc trường ở thành phố Cà Mau: TTGDTX Cà Mau, Nguyễn Việt Khái có tính chất côn đồ đã được dư luận phản ánh. Trường THPT Phú Hưng là trường nằm ở địa bàn nông thôn, học sinh chủ yếu là con, em nông dân vì vậy ngoan và hiền hơn so với học sinh ở trung tâm huyện và thành thị, song hiện tượng học sinh đánh nhau không phải là không có nhưng tính chất chưa nghiêm trọng và được ngăn chặn kịp thời. Hậu quả của “ Bạo lực học đường”: Bạo lực học đường đã gây ra những hậu quả cho nhà trường, gia đình và xã hội: Thầy, cô vi phạm đạo đức nhà giáo bị xử lý kỷ luật, có trường hợp bị buộc thôi việc chuyển sang làm việc khác. Học sinh đánh nhau gây thương tích, ảnh hưởng tới sức khoẻ, có trường hợp phải cấp cứu kịp thời, tâm lý tình cảm bị tổn thương, bạn bè xa lánh. Hành vi của các em còn bị xử lý hành chính có trường hợp bị truy tố trước pháp luật, bị xử phạt tù giam, bị nhà trường kỷ luật bằng nhiều hình thức Trang 3 Người viết: Nguyễn Văn Phú
  4. Phòng – chống “ Bạo lực học đường tại trường THPT Phú Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau khác nhau, các em bị gián đoạn học tập. Những nét đẹp của tuổi học trò bị phai mờ, các em bị Thiệt thòi rất nhiều khi đánh nhau. Hành vi đánh nhau lan truyền rất nhanh trong học sinh, gây sự hoảng loạn dao động trong tâm lý học trò, nhiều em hoang mang sợ hãi. Môi trường giáo dục bị ảnh hưởng, nhà trường, thầy, cô “ Đau đầu” tìm cách giải quyết: Phải tiến hành điều tra, phải tổ chức các cuộc họp, phải kiểm điểm học sinh, phải xử lý kỷ luật. Phong trào xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Học sinh đánh nhau ảnh hưởng đến gia đình: Các bậc cha, mẹ mất thời gian để giải quyết chuyện con mình đánh nhau, không những phải mất tiền bồi thường thiệt hại cho học sinh bị trọng thương, gia đình mất công ăn việc làm, kinh tế gia đình xa sút, không khí tâm lý trong gia đình nặng nề, thậm trí các thành viên trong gia đình nảy sinh mâu thuẫn, một số cha, mẹ không dám cho con đi học ở trường đó. Về dư luận xã hội: Để xảy ra “ bạo lực học đường” làm cho dư luận xã hội chê trách và phản ứng gay gắt, báo trí kịp thời phản ánh, nhân dân đánh giá nhà trường không tốt, thậm trí còn đặt ra những câu hỏi thiếu thân thiện đối với cơ quan quản lý giáo dục các cấp và với thầy, cô giáo trong nhà trường. Về mặt đạo đức xã hội: Bạo lực học đường là hồi chuông báo động đạo đức xã hội xuống cấp, làm vẩy đục đến nét đẹp trong truyền thống đạo đức, thuần phong mĩ thuật của dân tộc. Nói tóm lại: “ bạo lực học đường ” gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho học sinh, môi trường giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội, nếu không kịp thời ngăn chặn để lan rộng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp “ Trồng người” sâu xa hơn là ảnh hưởng đến sự nghiệp xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa của chúng ta. II. Nguyên nhân và giải pháp: Để ngăn chặn kịp thời hiện tượng “ Bạo lực học đường” bảo vệ môi trường giáo dục lành mạnh “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” người làm công tác giáo dục cần phải: I.Tìm hiểu nguyên nhân: 1. Nguyên nhân chủ quan: Tìm hiểu về tâm lý lứa tuổi: các em học sinh cấp THPT hầu hết đều ở lứa tuổi 16, 17, tuổi hoa niên, từ thiếu niên lên thanh niên, từ trẻ con tập làm người lớn, tâm - Sinh lý có sự biến đổi, các em muốn được làm người lớn, muốn được người khác tôn trọng và nhìn nhận là người lớn, mọi biểu hiện hành vi của các em muốn được người khác tôn trọng và chú ý tới. Các em có lòng tự trọng cao, thiếu kiên nhẫn, dễ bị xúc động, vì vậy ai chê trách hoặc thiếu tôn trọng là hay nổi nóng, có lời nói và hành động không chuẩn mực, không tự kiểm soát được. không ý thức được những hành động sai trái của mình sẽ gây hậu quả như thế nào. Tuổi các em bắt đầu khát khao có tình bạn, thích được tâm sự sẻ chia, muốn được yêu và được người khác yêu thương, đặc biệt nếu có bạn gái, hoặc Trang 4 Người viết: Nguyễn Văn Phú