SKKN Phát triển chiến thuật và thể lực trong thi đấu bóng rổ cho học sinh trường THPT 19-5

doc 28 trang sangkien 26/08/2022 3640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển chiến thuật và thể lực trong thi đấu bóng rổ cho học sinh trường THPT 19-5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_phat_trien_chien_thuat_va_the_luc_trong_thi_dau_bong_ro.doc
  • doc5. Quyet dinh phan cong nhiem vu De tai.doc
  • docBia De cuong anh Dong.doc
  • docDe cuong anh Dong.doc

Nội dung text: SKKN Phát triển chiến thuật và thể lực trong thi đấu bóng rổ cho học sinh trường THPT 19-5

  1. SỞ GD VÀ ĐT HÒA BÌNH TRƯỜNG THPT 19/5 PHÁT TRIỂN CHIẾN THUẬT ,VÀ THỂ LỰC TRONG THI ĐẤU BÓNG RỔ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT 19-5 Tác giả: NGUYỄN QUANG ĐÔNG Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm Thể dục Chức vụ: UV BCH Công đoàn Đơn vị công tác: Trường THPT 19/5 Đồng tác giả: BÙI THÀNH TRUNG Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm Thể dục Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường THPT 19-5 HÒA BÌNH-2017
  2. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành sáng kiến, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu và thầy trò trường THPT 19/5. Nhân đây, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc các đồng chí, đồng nghiệp và các em học sinh đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian qua. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn và thầy cô Giáo viên chủ nhiệm đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài này. Đặc biệt, chúng tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè anh em là những người thợ, người làm nghề tự do đã chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn chúng tôi hoàn thành đề tài này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các đồng chí, đồng nghiệp bạn bè, người thân đã quan tâm giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian qua. Hòa Bình, ngày 25 tháng 5 năm 2017 CÁC TÁC GIẢ Nguyễn Quang Đông Bùi Thành Trung
  3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở CBQL,GV,NV Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên QG Quốc gia CSVC,TB Cơ sở vật chất, thiết bị GD Giáo dục HS Học sinh GV Giáo viên UBND Ủy ban nhân dân CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục QL Quản lý XHHGD Xã hội hóa giáo dục PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa
  4. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ NỘI DUNG KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. SỞ GD & ĐT HÒA BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT 19-5 Độc lập –Tự do –Hạnh phúc Số: 27/QĐ-THPT 19-5 Kim Bôi, ngày 23 tháng 9 năm 2016 QUYẾT ĐỊNH Phân công nhiệm vụ các thành viên thực hiện Đề tài, Sáng kiến, Giải pháp khoa học tập thể năm học 2016-2017 HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT 19-5 Căn cứ vào công văn số: 1677/SGD&ĐT-VP ngày 15 tháng 9 năm 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình về việc hướng dẫn đăng kí Đề tài, Sáng kiến, Giải pháp khoa học; Xét đề nghị của ông Nguyễn Trọng Thắng –Thư ký Hội đồng nhà trường; QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Phân công nhiệm vụ đối với các thành viên thực hiện Đề tài, Sáng kiến, Giải pháp khoa học tập thể năm học 2016-2017 (Có danh sách kèm theo). Điều 2. Các ông bà có tên tại Điều 1 căn cứ quyết định thi hành ./. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - Sở GD&ĐT Hòa Bình - Lưu TKHĐ Lê Văn Vinh
  6. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ (Kèm theo quyết định Số: 27 /QĐ-THPT 19-5 ngày 23 tháng 9 năm 2016) 1. Tên sáng kiến: PHÁT TRIỂN CHIẾN THUẬT, VÀ THỂ LỰC TRONG THI ĐẤU BÓNG RỔ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT 19/5 2. Nhóm nghiên cứu: Nguyễn Quang Đông, Bùi Thành Trung 3. Phân công nhiệm vụ thực hiện: T Họ và Nhiệm vụ thực hiện Ghi T tên chú - Viết đề tài Nguyễn - Phụ trách chung, là chủ nhiệm đề tài 1 Quang - Áp dụng vào thực tiễn giảng dạy và công tác giáo dục Đông khác trong trường - Chỉnh sửa nội dung, hình thức để tài Bùi - Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo về tích hợp liên môn 2 Thành và phát triển năng lực Trung - Chỉ đạo các hoạt động tập thể - Liên hệ với các ban ngành
  7. CHƯƠNG I TỔNG QUAN Trong công cuộc đổi mới, để xây dựng Đât nước ngày càng vững mạnh, ngành Thể dục Thể thao (TDTT) cũng như các ngành khoa học khác đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của nước nhà Đê hòa nhập với sự phát triển TDTT của khu vực và Thế giới, nhằm nâng cao uy tín trên vũ đài quốc tế; Đê thực hiện được điều đó, trong văn kiện Đại hội của Đảng đã xác định : ” Đây mạnh hoạt động TDTT, nâng cao thể trạng và tầm vóc của người Việt Nam, phát triển phong trào TDTT quần chúng và mạng lưới TDTT rộng khắp. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, vận động viên thể thao thành tích cao, đưa Việt Nam lên trình độ cao trong khu vực Đông Nam Á và có vị trí cao trong nhiều bộ môn ” Thể thao trong trường học là nội dung quan trọng, không thể thiếu bởi cùng với các mặt Đức - Trí - Mỹ - Lao động, Thể thao giúp học sinh phát triển một cách toàn diện. Luyện tập thể dục thể thao là hoạt động giúp cho con người tăng cường thể lực, nâng cao sức khoẻ, đồng thời giáo dục cho học sinh các phẩm chất ý chí, lòng dũng cảm và tính trung thực. Ngoài ra, tham gia hoạt động thể dục thể thao các em học sinh có nhiều cơ hội giao lưu học hỏi mở rộng mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau, giúp các em hoà đồng tự tin trong giao tiếp, rèn luyện tính trung thực, đoàn kết trong tập thể. Đồng thời các em còn có nhiều cơ hội thể hiện khả năng nổi trội của mình qua các môn thể thao, say sưa hứng thú với môn thể thao yêu thích. Bóng rổ là một trong những môn thể thao có tác dụng thúc đẩy phát triển toàn diện các tố chất vận động cho người tập như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sức khéo léo và khả năng phối hợp vận động. Bóng rổ còn giúp cho học sinh phát huy được tính dũng cảm, quyết đoán trong từng tình huống thi đấu và khả năng tư duy chiến thuật . 1
  8. Qua 10 năm giảng dạy môn thể dục tại trường THPT 19-5 tôi nhận thấy một thực tế: Đa số mới đầu các em đón nhận môn bóng rổ một cách hứng thú, tham gia nhiệt tình, hăng hái. Tuy nhiên sau một thời gian, hứng thú của các em có phần giảm hơn so với trước. Thực tế là, trong chương trình học, bóng rổ là môn thể thao tự chọn, thời gian học tương đối ngắn, đòi hỏi nhiều kỹ thuật và sức bền của thể lực. Vì thế học sinh khó nắm bắt hết kiến thức và vận dụng vào môn học một cách hiệu quả, đôi khi làm giảm tính tích cực của học sinh, gây căng thẳng mệt mỏi cho các em. Từ thực trạng trên tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp giúp duy trì sự phát triển tập luyện môn bóng rổ cho học sinh, thu hút lôi cuốn các em tham gia hăng say nhiệt tình và bổ sung thêm các bài tập giúp các em phát triển thể lực qua việc tập luyện thể dục trong trường học với đề tài: “PHÁT TRIỂN CHIẾN THUẬT ,VÀ THỂ LỰC TRONG THI ĐẤU BÓNG RỔ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT 19-5” CHƯƠNG II MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Nêu vấn đề của Sáng kiến Đối với học sinh các trường THPT nói chung, trường THPT 19-5 nói riêng thì bóng rổ vẫn là bộ môn tương đối mới mẻ, đồng thời cũng là bộ môn mới được đưa vào chương trình giáo dục thể chất bậc phổ thông một số năm gần đây. Do đó, học sinh tham gia vẫn còn nhiều trở ngại, chưa thật tự giác. Mặt khác, sự quan tâm của các nhà trường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đối với bóng rổ còn chưa nhiều, thể hiện qua các giải đấu cấp tỉnh trong những năm vừa qua, số đội tham gia còn chưa nhiều. Tiêu biểu chủ yếu có các đơn vị trên địa bàn thành phố Hòa Bình như các trường: THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, THPT DTNT tỉnh, THPT Công Nghiệp. Trên địa bàn huyện, hầu như duy nhất chỉ có trường THPT 19-5 có sự quan tâm, đầu tư đối với bộ môn Bóng rổ. Hiện nay trường THPT 2
  9. 19-5 có 2 sân bóng rổ đúng quy cách, sắp tới có đầu tư thêm 1 sân sau nhà đa năng. So với nhiều đơn vị, có thể đã được cấp rổ, cột nhưng những thiết bị này dường như còn nằm trong kho ?. Về mặt lý thuyết, bóng rổ đã và đang được triển khai vào trong các nhà trường phổ thông; như là một trong những bộ môn tự chọn có khả năng thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh. Trên địa bàn huyện Kim Bôi, các trường THCS như Vĩnh Tiến, Tú Sơn, cũng có sự quan tâm đầu tư cho bộ môn thể thao này. Xuất phát từ những thực trạng về lý luận cũng như thực tiễn như trên, tôi quyết định lựa chọn sáng kiến “phát huy tính tích cực, tự giác trong luyện tập bóng rổ cho học sinh trường THPT 19-5”. Với mong muốn đó là: - Giúp học sinh học nâng cao tính tích cực và chủ động hơn nữa trong môn học bóng rổ - Giải quyết được sự yếu kém về thể lực của học sinh nói chung và thể lực chuyên môn bóng rổ nói riêng . - Mục tiêu của tôi đó là đem đề tài trao đổi với các đồng nghiệp nhằm mục đích nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân góp phần vào việc nâng cao ý thức tập luyện và thể lực, năng lực làm việc của học sinh. 2. Giải pháp thực hiện sáng kiến 2.1. Biện pháp phát triển chiến thuật trong thi đấu. Biện pháp 1: Nhận thức về tư duy chiến thuật và thể lực của học sinh về môn bóng rổ. Trong thi đấu và tập luyện môn bóng rổ là cách để các em phát triển tố chất, thể lực một cách toàn diện như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, tính trung thực, đoàn kết, phát triển thể hình cân đối và có sức khoẻ tốt để học các môn khác. Học sinh nhận thức được thì sẽ có động cơ học tập tốt hơn và có ý thức tự giác, tích cực để đạt hiệu quả cao trong thi đấu. 3
  10. Biện pháp 2: Trang phục học môn Thể dục. Tôi luôn nhắc nhở các em trong suốt quá trình tập luyện phải mang giày thể thao nhằm hạn chể những chấn thương trong qua trình học. Mặt khác nếu các em đi giày các em sẽ mạnh dạn tập, dễ di chuyển hơn. Đây cũng là yếu tố giúp cho các em hưng phấn, tích cực tập luyện hơn nữa. Biện pháp 3. Giáo viên phổ biến chiến thuật theo từng kỹ thuật của cá nhân của các em học sinh, đảm bảo tính chính xác, khoa học và kĩ thuật trong việc truyền đạt cho các em. Nắm vững chiến thuật đã được đặt ra trong các buổi tập để áp dụng đa được đặt ra trong thi đấu cơ bản môn bóng rổ là việc quan trọng của người giáo viên thể dục, đó là yếu tố thu hút, lôi cuốn sự chú ý của các em. Nếu giáo viên không nắm chắc kiến thức cơ bản sẽ làm cho học sinh lơ là, chán nản trong việc quan sát và tập luyện. Vì thế trước mỗi buổi tập tôi đều nghiên cứu, tìm tòi và vạch ra kế hoạch cụ thể cho mối bài tập, truyền đạt kiến thức từ dễ đến khó, phương pháp tập luyện từ nhẹ đến nặng, phù hợp với từng đối tượng học sinh nhưng vấn đảm bảo được tính chính xác của từng động tác tạo cho học sinh hưng phấn và tích cực tập luyện hơn. Biện pháp 4. Đổi mới trong phương pháp tập luyện và thi đấu một cách hiệu quả tốt nhất. Sử dụng phương pháp trực quan trong tập luyện để các em có thể dễ quan sát như: tranh ảnh minh hoạ từng giai đoạn, kỹ thuật động tác. Ví dụ : + Dạy kỹ thuật chuyền bóng bằng một tay trên vai có tranh minh họa thư thế thân người, minh họa tay chuyền bóng như thế nào( Khi chuyền bóng hai tay cầm bóng từ trước ngực hơi ngả ra sau rồi nhanh chóng xoay người về hướng chuyền khuỷu tay chuyền bóng đưa từ sau – ra trước cẳng tay duỗi và đưa bóng về trước).trong tình huống phản công nhanh khi đội bạn chưa chú ý kỹ thuật này đòi hỏi thể lực của các em tiền đạo phải nhanh phải mạnh 4