SKKN Phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong các tiết dạy phân môn Vẽ tranh bộ môn Mĩ thuật ở trường THCS

doc 18 trang sangkien 7360
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong các tiết dạy phân môn Vẽ tranh bộ môn Mĩ thuật ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_sang_tao_cua_hoc_sinh_trong_cac.doc

Nội dung text: SKKN Phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong các tiết dạy phân môn Vẽ tranh bộ môn Mĩ thuật ở trường THCS

  1. SKKN “Phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong các tiết dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật 6” ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Phần thứ nhất Mở đầu: 1- Lý do chọn đề tài: 1.1/ Về mặt lý luận: Mỗi người mỗi nghề đều mang những đặc thù, đặc trưng riêng của từng ngành nghề sao cho phù hợp với từng năng lực sở trường của mình. Nghề dạy học được coi là một nghề cao quý bởi sản phẩm chủ yếu là nhân cách con người. Muốn trở thành con người hữu ích, đều phải dựa vào sự giáo dục của nhà trường. Dạy học đã khó, dạy mỹ thuật càng khó hơn. Bởi ngoài việc dạy học sinh những kiến thức cơ bản thì việc học mỹ thuật còn phải đem lại niềm vui cho mọi người, làm cho mọi người nhìn ra cái đẹp, thấy cái đẹp ở trong mình, xung quanh mình trở nên gần gũi đáng yêu hơn. đồng thời học mỹ thuật giúp mọi người tự tạo ra cái đẹp theo ý mình, theo cách hiểu cách lý giải của bản thân, làm cho cuộc sống thêm tươi vui hạnh phúc. Dạy và học mĩ thuật ở thcs không nhằm đào tạo họa sĩ hay người làm nghệ thuật mà nhằm giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh. chủ yếu tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống hằng ngày. Để làm được điều đó cần hiểu về cách nhìn cách cảm nhận, lý giải hiện tượng sự vật của học sinh hay nói cách khác là “ngôn ngữ tạo hình” trong bộ môn mĩ thuật, mà cụ thể ở đề tài nghiên cứu này được tìm hiểu thông qua phân môn vẽ tranh.Việc tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ tạo hình ở học sinh thcs sẽ giúp cho giáo viên giảng dạy đánh giá một cách tích cực đúng đắn, gây hứng thú cho cả người học và người dạy, tìm ra được phương pháp, cách thức giảng dạy phù hợp đối tượng, lứa tuổi. tuy nhiên dạy như thế nào? dạy thật tốt hay bình thường còn phụ thuộc ý thức, đạo đức nghề nghiệp của mỗi chúng ta năng lực chuyên môn. 1.2/ Về mặt thực tiễn: Với mong muốn trở thành người giáo viên dạy tốt, dạy giỏi, hoàn thành tốt công tác nhiệm vụ, mỗi người giáo viên cần có rất nhiều yếu tố: chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức kinh nghiệm, và lòng say nghề yêu trẻ. Trong thực tế dạy Mĩ thuật, đặc biệt trong các giờ dạy tiết vẽ tranh giáo viên vẫn còn rất lúng túng, thực hiện chưa có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh. Trang 1
  2. SKKN “Phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong các tiết dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật 6” ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– a) Biểu hiện: - Giáo viên còn phải làm việc nhiều trong giờ dạy học: - Trong giờ dạy vẽ tranh giáo viên còn nói rất nhiều (thuyết giảng, lý giải, bình, khái quát, liên hệ ) - Học sinh ít được hoạt động để tự tìm ra kiến thức. Các em chỉ được trả lời các câu hỏi phát hiện đơn giản, hầu như thời gian của giờ học, học sinh chỉ ngồi nghe và ghi chép. - Việc sử dụng phương tiện dạy học chưa hợp lý, chưa khoa học. b) Đánh giá chất lượng của những giờ học đó: - Tiết học trở nên nặng nề, căng thẳng. - Không phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh; Học sinh trở nên thụ động làm theo các gợi ý của thầy là chủ yếu. - Giáo viên phải nói nhiều nhưng kiến thức đọng lại trong đầu học sinh chẳng là bao vì học sinh không được tự mình tìm ra tri thức chỉ thụ động nghe và ghi chép. 1.3/ Về tính cấp thiết của đề tài: Là một giáo viên mĩ thuật trực tiếp giảng dạy tôi luôn băn khoăn và cố gắng học hỏi về vấn đề vận dụng việc đổi mới phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy phân môn vẽ tranh. Làm thế nào qua một tiết học mà giáo viên vừa tổ chức cho học sinh biết được mục đích của đề tài vừa vẽ được một tác phẩm mang đúng nghĩa là giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, mở rộng vốn sống vốn kinh nghiệm cho học sinh? Làm thế nào để học sinh phát huy được tính tích cực của mình mà vẫn đảm bảo đặc trưng bộ môn? “Phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong các tiết dạy phân môn vẽ tranh bộ môn mĩ thuật ở trường THCS” theo hướng đổi mới phương pháp thì làm thế nào? Đó là vấn đề tôi quan tâm và là lý do tôi chon đề tài này. 2- Mục đích nghiên cứu: Trong đề tài này hoàn toàn vì một mục đích chung của mục tiêu dạy học mĩ thuật trường THCS là; Tuỳ từng địa phương, từng đối tượng học sinh ta có thể áp dụng các bước lên lớp và cách dạy cho phù hợp. Những yêu cầu của tiết dạy phân môn vẽ tranh cần đạt được là một tiết phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, học sinh không những cảm thụ vẽ đẹp tranh đề tài mà còn biết thực hành vào bài vẽ, biết vận dụng vào cuộc sống giúp cho cuộc sống ngày thêm hồn nhiên trong mắt trẻ thơ. 3- Đối tượng nghiên cứu: Trang 2
  3. SKKN “Phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong các tiết dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật 6” ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– - Nghiên cứu nguyên tắc, yêu cầu khi thiết kế và tổ chức các hoạt động trong dạy phân môn vẽ tranh ở chương trình mỹ thuật lớp 6 ở trường THCS. - Nghiên cứu phương hướng thiết kế và tổ chức các hoạt động trong giờ dạy phân môn vẽ tranh. - Đối tượng nghiên cứu là học sinh trường Lớp 6 THCS Hồng Đại 4-Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài này tôi chỉ đưa ra các cách cơ bản và đơn giản khi thực hiện thiết kế và thực hiện hoạt động dạy và học, trong phạm vi của các tiết trong phân môn vẽ tranh đề tài. 5- Nhiệm vụ nghiên cứu: - Xây dựng được phương hướng thiết kế các hoạt động trong dạy phân môn vẽ tranh. - Xây dựng cách thức tổ chức các hoạt động trong giờ dạy phân môn vẽ tranh 6- Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu lý thuyết để tìm ra cơ sở lý luận. - Khảo sát thực tế dạy học mỹ thật ở lớp 6 trường THCS. - Phân tích, lý giải, đối chiếu, chứng minh. 7. Thời gian nghiên cứu; Bắt đầu từ năm học 2014 khi tôi được phân công công tác tại trường THCS Hồng Đại được trực tiếp giảng dạy môn mỹ thuật khối 6 và qua các đợt tập huấn dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Phần thứ hai- Nội dung Chương I - Cơ sở lý luận của đề tài 1- lý luận của đề tài. Đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội về kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh, quốc phòng, những năm vừa qua Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển của giáo dục, đặc biệt là chất lượng của nó. Cùng với nhu cầu phát triển ngày càng cao của con người về đức dục, trí dục và thể dục, thì mỹ dục cũng không ngừng được phát triển và dần có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con ng- ời và nhất là thế hệ trẻ, mà đối tượng nghiên cứu ở đây là học sinh THCS. Với bộ môn mỹ thuật hiện nay nói riêng, giáo viên giảng dạy mỹ thuật còn ít kinh nghiệm, không có cơ hội thảo luận và nghiên cứu sâu vấn đề. Bởi thời lượng tiết còn ít, mỗi trường chỉ có một giáo viên. việc trao đổi và thảo luận gặp nhiều Trang 3
  4. SKKN “Phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong các tiết dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật 6” ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– khó khăn. Đồng thời đây cũng là bộ môn mối được đưa vào gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của con người, luôn luôn hướng tới cái đẹp, tìm kiếm và sáng tạo cái đẹp. Nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ của con người ngày càng cao cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, cho nên việc nhìn nhận và thưởng thức cái đẹp của đại bộ phận nhân dân là vấn đề tất yếu khách quan, không chỉ là đối với người lớn, mà tất cả các đối tượng, từng lớp, lứa tuổi trong xã hội. Giảng dạy mỹ thuật ở lớp 6 trường THCS cũng nhằm mục tiêu trên. Trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần chú ý đặc điểm lứa tuổi học sinh, mỗi lứa tuổi sẻ có cách cảm nhận suy nghĩ và lý giải về cái đẹp khác nhau. Người lớn có cách cảm nhận lôgic và khoa học tạo nên một cái đẹp hoàn thiện, còn trẻ em thì có cách cảm nhận ngây thơ, nhìn sự vật qua lăng kính màu hồng, không vướng bận những nguyên tắc, trăn trở mà chủ yếu tập trung tình cảm sự yêu thích của mình vào bài vẽ. Cho nên bài vẽ học sinh thường đem lại cho ta nhiều cảm xúc và tình cảm mới lạ. Nói là vậy nhưng mỗi lứa tuổi, mỗi mức độ cách cảm nhận của con người mỗi đổi thay. Là người giáo viên dạy mỹ thuật cần nắm bắt được đặc điểm này của học sinh đễ có phương pháp giảng dạy tốt nhất, phát huy được năng lực sự đam mê của các em. Đây cũng là lý do tôi chọn để viết chuyên đề “Phát huy tính tích cực sáng tạo trong các tiết dạy phân môn vẽ tranh ở trường THCS”. Dạy mỹ thuật cũng như dạy các bộ môn khác đối tượng chủ yếu là học sinh, dạy cho học sinh theo những nội dung yêu cầu chương trình đã quy định. Nhưng dù dạy bất cứ cái gì thì cần phải tìm hiểu rõ đối tượng cần truyền đạt là ai, đối tượng nào, truyền đạt ở mức độ nào. ở đây đối tượng tìm hiểu là học sinh THCS, mà cụ thể là học sinh lớp 6 THCS Hồng Đại. Lứa tuổi từ 11 đến 15 với những đặc điểm tính cách nhận thức riêng. Bộ môn mỹ thuật là môn học mà kiến thức của nó vừa cụ thể, rõ ràng vừa chung chung trừu tượng, khó thấy khó nhìn, là loại kiến thức có ở xung quanh ta, lấy những sự vật hiện tượng quanh ta đễ biểu đạt. Điều đó đòi hỏi giáo viên ngoài việc phải nắm vững kiến thức chuyên môn thì cần phải nắm vững kiến thức ở các bộ môn liên quan như “tâm lý học lứa tuổi, xã hội khoa học tự nhiên, ” Trong đó cái cốt lõi cần phải nắm là đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của học sinh lớp 6 mà cụ thể ở đề tài nghiên cứu này nó nằm trong phạm vi phân môn vẽ tranh. Trang 4
  5. SKKN “Phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong các tiết dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật 6” ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của hội hoạ nói chung bao gồm nhiều yếu tố, như tính không gian, tính tạo hình trực tiếp trong đó bao gồm đường nét hình khối, màu sắc Và ngôn ngữ tạo hình của học sinh lớp 6 cũng không nằm ngoài những yếu tố đó. Học sinh lớp 6 có cách nhìn, cách cảm nhận lý giải như thế nào về những sự vật hiện tượng xung quanh, về hình khối , màu sắc sự cảm nhận đó có khác gì so với sự cảm nhận của người lớn, của từng lứa tuổi khác nhau. Nó có những điểm thuận lợi khó khăn gì và những điểm mạnh điểm yếu trong cách nhìn nhận, cảm thụ của học sinh lớp 6. Đó là những điều cần phải nghiên cứu tìm hiểu đễ bổ sung vào lượng kiến thức chuyên môn của người giáo viên giảng dạy bộ môn mỹ thuật. 2- Cơ sở thực tiễn các luận điểm- quan điểm khoa học: 2.1. Thực tế của việc dạy phân môn vẽ tranh theo tinh thần đổi mới phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh. Cho đến hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được triển khai một cách sâu rộng ở tất cả các bộ môn nhưng việc tổ chức cho học sinh học tập trong giờ dạy phân môn vẽ tranh, đặc biệt việc thiết kế và tổ chức các hoạt động trong giờ dạy phân môn vẽ tranh phát huy tính tích cực của học sinh còn nhiều vấn đề cần trao đổi, bàn bạc, rút kinh nghiệm. Qua dự giờ, thăm lớp, qua sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn tôi thấy các giáo viên trong các trường THCS khi thiết kế và tổ chức các hoạt động trong giờ dạy học văn theo hướng đổi mới phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh có một số ưu và nhược điểm sau: a) Ưu điểm - Giáo viên đã tổ chức cho học sinh tự mình phát hiện chi tiết, hình ảnh. - Giáo viên chú ý đưa ra những câu hỏi phát vấn để học sinh suy nghĩ tìm ra đáp án cụ thể các đáp án là ý tưởng là vẻ hồn nhiên của tuổi thơ. - Học sinh đã được thảo luận nhóm, làm thực hành nhóm, đánh giá theo nhóm - Giáo viên có sử dụng một số phương tiện dạy học hiện đại như: Băng đĩa, máy chiếu đa năng b) Mặt hạn chế Trang 5