SKKN Những gải pháp giúp học sinh cảm nhận tốt giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm truyện thơ trung đại Việt Nam - Ngữ văn 9

doc 5 trang sangkien 10121
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Những gải pháp giúp học sinh cảm nhận tốt giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm truyện thơ trung đại Việt Nam - Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_nhung_gai_phap_giup_hoc_sinh_cam_nhan_tot_gia_tri_noi_d.doc

Nội dung text: SKKN Những gải pháp giúp học sinh cảm nhận tốt giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm truyện thơ trung đại Việt Nam - Ngữ văn 9

  1. PHÒNG GD- ĐT PHONG ĐIỀN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS ĐIỀN HOÀ Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Điền Hoà , ngày 5 tháng 3 năm 2012 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề nghị công nhận danh hiệu: Lao động tiên tiên tiến. Tên đề tài: NHỮNG GẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH CẢM NHẬN TỐT GIÁ TRỊ NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT TÁC PHẨM TRUYỆN THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM - NGỮ VĂN 9. I. Sơ yếu lí lịch: - Họ và tên: CAO NGỌC CÁCH - Nam - Ngày tháng năm sinh: 15- 02 – 1964 - Quê quán : Điền Hải – Phong Điền- TTH. - Nơi thường trú: Điền Hải – Phong Điền- TTH. - Đơn vị công tác: Trường THCS Điền Hoà. - Chức vụ hiện nay: Tổ phó tổ xã hội. -Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm Ngữ Văn. - Những khó khăn , thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo của BGH nhà trường, tổ chuyên môn, sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Tập thể HĐSP đoàn kết, vui vẻ, xây dựng giúp nhau cùng tiến bộ. Những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu. Học sinh không có kế hoạch học tập, cũng như không có phương pháp học tập bộ môn. Một số học sinh có khả năng thì học lệch, không chon học bộ môn. II. Sơ lược thành tích cá nhân: Chấp hành tốt đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt nội qui, qui chế của cơ quan , tham gia tốt hoạt động phong trào hội, thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình. Danh hiệu thi đua: Lao động tiên tiến 3 năm liền. III. Mục đích yêu cầu của đề tài SKKN: - Để dáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH nói chung và bộ môn Ngữ Văn nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. - Nhằm để thực hiện tốt việc cụ thể hoá những yêu cầu tìm hiểu nội dung, nghệ thuật trong dạy học dọc hiểu văn bản- Ngữ Văn lớp 9. - Đáp ứng dạy học nâng cao chất lượng bộ môn, tạo hứng thú, định hướng thái độ học tập tốt Ngữ Văn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
  2. - Kết hợp rèn kĩ năng trong học tập bộ môn, nhất là kĩ năng tiếp cận văn bản, trau dồi khả năng cảm thụ văn học, trau dồi tình cảm mĩ cảm cho học sinh. - Thông qua việc cảm nhận tốt giá trị nội dung, nghệ thuật của học sinh để tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức, nhân cách lối sống. IV. Những giải pháp cụ thể: A. Nhóm giải pháp thứ nhất: Cảm nhận tốt giá trị nội dung các tác phẩm truyện thơ trung đại Việt Nam- Ngữ Văn lớp 9. 1. Phân tích, giảng bình minh hoạ khắc sâu hai giá trị nội dung lớn của truyện thơ trung đại Việt Nam – Ngữ Văn 9: Với hai tác phẩm tiêu biểu cho dòng văn học này là Truyện Kiều của Nguyễn Du và Lục Vân Tiên của nguyễn Đình Chiểu, GV phải xác định rõ hai giá trị nội dung lớn là: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. a. Trước hết GV phải cung cấp đầy đủ nội dung giá trị hiện thực và nhân đạo thông qua các đoạn trích văn bản được trích giảng. - Ví dụ: Đó là bức tranh hiện thực của xã hội phong kiến bất công, tàn bạo đã chà đạp lên nhân phẩm, quyền sống con người. Đó là số phận bất hạnh của người phụ nữ của người phụ nữ đức hạnh, tài hoa trong xã hội phong kiến bị vùi dập, đẫy đưa. Một tấn bi kịch thân phận người phụ nữ mà Nguyễn Du đã khắc hoạ rõ nét qua từng dòng truyện thơ của mình. “ Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu - Ví dụ: Đó là hiện thực của một xã hội bất công, coi thưòng đạo lí trong thời loạn lạc dưới ngòi bút đanh thép của Nguyễn Đình Chiểu: Bên cạnh giá trị hiện thực, truyện thơ trung đại còn chứa một giá trị nhân đạo sâu sắc. Đó là lên án chế độ phong kiến tàn nhẫn vô nhân đạo. Đó là sự cảm thông trước số phận bi kịch của con người, đạc biệt là thân phận người phụ nữ. Đó là sự khẳng định đề cao tài năng, nhân phẩm và ước mơ khát vọng chân chính của người phụ nữ trong xã hội phong kiến tàn bạo. b. Trên cơ sở cung cấp các giá trị đó, GV cần giảng bình minh hoạ làm rõ nét nội dung ý nghĩa đó. - Cần phải nắm vững tư liệu về tác phẩm truyện thơ trung đại. Ví dụ: Về Truyên Kiều của Nguyễn Du. Phần tóm tắt: Cuộc đời Kiều là cuộc đời của phép tính 4 nhân 2 ( 2 lần Kiều xuống tóc đi tu, 2lần Kiều bị ép vào lầu xanh, 2lần làm vợ lẽ người ta, 2lần tự chết.). Về tư tưởng chủ đạo, những câu mở đầu, những câu kết thúc Truyện Kiều. Bằng các điển tích từ dân gian từ chân dung các nhân vật như: Mã Giám Sinh, Tú Bà, Hoạn Thư, Thúc Sinh ” Lầu xanh có mụ Tú Bà, Làn chơi đã trở về già kết duyên.” “ Bề ngoài thơn thớy màu da Mà trong nham hiểm giết người không dao”.( Hoạn Thư) “Bạc tình nổi tiếng lầu xanh Một tay chôn biết mấy cành phù dung”.
  3. Về các phong tục, đạo lí, tư tưởng như : Trung – hiếu – tiết – nghĩa, Tài mệnh tương đố, Công -dung -ngôn -hạnh 2. Rút ra bài học ý nghĩa giáo dục: - Về thực trạng xã hội của chúng ta hiện nay đối với phụ nữ, vai trò vị thế của người phụ nữ, về quyền lợi và nghĩa vụ của người phụ nữ - Về vẻ đẹp, phẩm chất đáng kính của người phụ nữ: Về vẻ đẹp tuyền thống và hình ảnh người phụ nữ trong xã hội hiện đại. - Về khát vọng, ước mơ giúp ích cho đời, cống hiến cho quê hương đất nước. - Về ý thức trau dồi bản thân, rèn luyện đạo đức, học tập mở rộng hiểu biết B. Nhóm giải pháp thứ hai: Cảm nhận tốt giá trị nghệ thuật. 1. Giáo viên phân tích những đặc sắc nghệ thuật của truyện thơ trung dại. - Đó là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc cả ngôn ngữ và thể loại. Sự thẻ hiện khả năng biểu cảm, miêu tả vô cùng phong phú, tài tình của Nguyễn Du. Sự vận dụng thể thơ lục bát đạt đến đỉnh cao điêu luyện, nhuần nhuyễn. Nghệ thuật kết hợp tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh ngụ tình, miêu tả nội tâm nhân vật, tả người bằng phương pháp ước lệ. - Đó là một kho từ điển về từ ngữ và biện pháp tu từ tiếng Việt - Đó là một lối ngôn ngữ giản dị, đậm chất dân gian địa phương, gần gũi thân thiết của người dân Nam bộ trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. 2. Giáo vên minh hoạ bằng các tuyên ngôn nghệ thuật trong thơ văn trung đại: “ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” ( Nguyễn Du) “ Sự đời thà khuất đôi tròng thịt Lòng đạo xin tròn một tấm gương Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” ( Nguyễn Đình Chiểu). • Lưu ý : Để giúp HS cảm nhận tốt giá trị nghệ thuật, ngoài việc phân tích minh hoạ, GV cần tích hợp việc vận dụng những đặc sắc nghệ thuật đó vào việc đọc hiểu văn bản và thực hành trong Tập làm văn. V. Những ảnh hưởng của đề tài: Trong khuôn khổ phạm vi của một đề tài SKKN cũng như khả năng nghiên cưú tập hợp và trình bày có hạn, tôi thiết nghĩ rằng sẽ có những ảnh hưởng nhát định: - Đối với đồng nghiệp:Góp phần cho việc trau dồi chuyên môn nghiệp vụ trong việc đổi mới PPDH theo yêu cầu hiện nay. - Tích luỹ thêm một số kinh nghiệm nhỏ trong việc giúp HS cảm nhận tốt giá trị văn học trung đại Việt Nam. - Đối với quản lí giaó dục: Góp phần định hướng việc đổi mới PPDH nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện của nhà trường hiện nay.
  4. VI. Kết luận: Văn học trung đại Việt Nam đánh dáu một bước tién lớn trong nền văn học Việt Nam. Với những thành tựu rực rỡ của mình, văn học trung đai Việt Nam đã để lại cho kho tàn văn học nước nhà những giá trị nội dung và nghệ thuật to lớn. Nổi bạt là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Phần trích giảng trong chương trình Ngữ văn THCS nói chung và Ngữ văn 9 nói riêng khá khá phong phú, nhiều ý nghĩa. Sau nhiều năm giảng dạy Ngữ văn 9, những dấu ấn về các tác phẩm này cho bản thân khá sâu đậm. Cũng từ đó bản thân đã đúc rút kinh nghiệm để truyền đạt giúp HS cảm nhận tốt giá trị nội dung và nghệ thuật, góp phần trân trọng giá trị văn hoá đới sống, con người Việt Nam từ tác phảm văn chương khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đặc biệt là nhận thức về tư tưởng, đạo đức nhân cách Thiết nghĩ đây cũng là cái đích của dạy Văn, học Văn: Hướng đến cái Chân- Thện- Mĩ. Mặc dù có nhiều cố gắng sưu tầm biên soạn và trình bày, song không tránh khỏi những thiếu sót, bản thân rất mong Hội đồng khoa học nhà trường góp ý xay dựng để đề tài có ý nghĩa thiết thực hơn. Điền Hoà Tháng 3 năm 2012 Người thực hiện CAO NGỌC CÁCH Ý kiến của HĐKH