SKKN Nghiên cứu vấn đề đổi mới phương pháp trong giảng dạy Hóa học Lớp 8
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nghiên cứu vấn đề đổi mới phương pháp trong giảng dạy Hóa học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_nghien_cuu_van_de_doi_moi_phuong_phap_trong_giang_day_h.doc
Nội dung text: SKKN Nghiên cứu vấn đề đổi mới phương pháp trong giảng dạy Hóa học Lớp 8
- Nghiên Cứu Vấn Đề Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Hóa Học 8 ___ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐẠ TÔNG ___ giải pháp hữu ích NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HÓA HỌC 8 GIÁO VIÊN : NGÔ THỊ HUYỀN Tổ : SINH – HÓA ĐẠ TÔNG , THÁNG 10 NĂM 2004 23
- Nghiên Cứu Vấn Đề Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Hóa Học 8 ___ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HÓA HỌC 8 Phần I Lời Nói Đầu I/ NHẬN THỨC TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HÓA HỌC 8 Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức , trí dục , thể chất , thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA . Để đạt được mục tiêu đó thì phải đạt được mục tiêu của trung học cơ sở là phải giúp học sinh củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học để học sinh có trình độ học vấn phổ thông THCS và có những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để học sinh tiếp tục học THPT ,TH chuyên nghiệp , học nghề hoăc tham gia lao động sản xuất , xây dựng và bảo vệ tổ quốc .Và chúng ta đang đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin trên thế giới. Chúng ta đã quay lại nhìn lại thực trạng nền Giáo dục của ta , chương trình còn mang nặng tính hàn lâm, các khâu thực hành ,ứng dụng chưa được chú trọng , chương trình chưa thật sự lôgíc kém sự liên môn , còn phương pháp thì mang nặng tính thuyết trình , học trò thụ động ,môn hóa học là môn thực nghiệm nhưng lại ít bài thí nghiệm và giáo viên lại ít làm thí nghiệm do ngại làm hay do thiếu dụng cụ, cách kiểm tra đánh giá chưa khách quan, xác thực,công bằng . Với những lí do trên ngành giáo dục đã làm một cuộc cách mạng “THAY ĐỔI CHƯƠNG TRÌNH NỘI DUNG SÁCH GIÁO KHOA VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP TRONG GIẢNG DẠY “. Cuộc cải cách này đã thực hịên được ba năm ,là một giáo viên đã dạy hai năm chương trình mới theo đổi mới phương pháp giảng dạy tôi thấy đây là việc làm rất hữu ích và thiết thực của ngành giáo dục. Đối với nơi vùng cao của chúng ta thì trường THPT có đến 99% học sinh là con em người dân tộc thiểu số thì sự khác biệt về ngôn ngữ tập quán ,đời sống kinh tế còn rất thấp ,điều kiện đi học của học sinh thì vô cùng thiếu thốn và việc nhận thức giác ngộ học tập còn kém ,nên công cuộc này gặp rất nhiều gian nan và khó khăn . Tuy vậy, tôi xin mạnh dạn đi vào nghiên cứu vấn đề ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP TRONG GIẢNG DẠY nhằm nắm rõ được các phương pháp mới và cũ ,biết được cách tổ chức một phương pháp để có sự chọn lọc và áp dụng có hiệu quả các phương pháp vào trong việc giảng dạy phù hợp với thực tiễn của trường THPT Đạ Tông. II/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HÓA HỌC 8 : Nghiên cứu vấn đề đổi mới phương pháp trong giảng dạy hóa học lớp 8 là một vấn đề rất mới .Tôi chỉ đi vào nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy môn hóa học 8 chương trình mới cải cách , chủ yếu đi sâu vào những phương pháp mới ,những phương pháp đặc trưng của bộ môn chứ không đi sâu vào hết tất cả các phương pháp giảng dạy môn hóa học. 23
- Nghiên Cứu Vấn Đề Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Hóa Học 8 ___ Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU A/ CƠ SỞ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC : Quán triệt tư tưởng lấy học sinh làm trung tâm tính đặc trưng của môn hóa học là tạo điều kiện cho người học hoạt động kết hợp tính đặc thù của hóa học sẽ tạo điều kiện cho người học hoạt động và coi trọng thao tác của thầy và trò , trong dạy học hóa học sinh phải trở thành chủ thể của mọi hoạt động ,tự giác , sáng tạo . Phương pháp dạy học hóa học phải thực hiện được phương pháp nhận thức khoa học hóa học ,tính đặc trưng của bộ môn thực nghiệm này.Do đó phải tăng cường thí nghiệm cho học sinh ,sử dụng phương tiện trực quan cho học sinh tự nghiên cứu học sinh biết sử dụng phương tiện trực quan và được sử dụng các dụng cụ và phương tiện hiện đại . Cần tăng cường năng lực nhận thức tức là thực hiện học đi đôi với hành ,gắn liền với đời sống sản xuất ,tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề . Trên cơ sở thực hiện những phương pháp cũ và phát huy tiềm năng của phương pháp cũ ,dần dần đổi mới phương pháp mới để không tạo ra mâu thuẫn giữa phương pháp mới ,hiện đại với phương pháp truyền thống , nhưng vận phải nhanh chóng tiếp thu phương pháp hiện đại ,phải thấy được dạy học là một công việc linh hoạt và đầy sáng tạo . Sáng tạo ra phương pháp mới bằng cách liên kết nhiều phương pháp riêng rẽ thành phương pháp phức hợp ,bằng cách liên kết giữa các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại tạo ra phương pháp dạy học phức hợp ,chuyển hóa phương pháp khoa học thành phương pháp đặc thù bộ môn . B/ THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : I/ Đổi mới phương pháp dạy học: Trước hết là phải đổi mới phương pháp dạy của người thầy . hoạt động của người thầy đóng vai trò chỉ đạo hoạt động của trò ,tổ chức điều khiển các hoạt động của học sinh theo các mục tiêu cụ thể: - Người thầy giáo phải thiết kế hoạt động trên lớp của học sinh theo mục tiêu nội dung bài giảng . - Người thầy giáo phải tổ chức các hoạt động trên lớp của học sinh để học sinh có thể hoạt động theo cá nhân hoặc theo nhóm , nêu những vấn đề cần tìm hiểu , tổ chức hoạt động tìm tòi ,phát triển nhận thức ,hình thành kĩ năng ,kĩ xảo về hóa học cho học sinh . - Người thầy định hướng điều chỉnh các hoạt đông của học sinh những kiến thức không có trong sách giáo khoa mà học sinh không thể tìm tòi ,hay phát hiện trong cuộc sống hay trên lớp . - Người giáo viên phải thiết kế việc sử dụng các phương tiện trực quan , hoạt động thực tế,thí nghiệm , mô hình làm nguồn khai thác phát hiện kiến thức, kĩ năng về hóa học. - Người giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tế trong đời sống , sản xuất. II/ Giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp : 23
- Nghiên Cứu Vấn Đề Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Hóa Học 8 ___ - Giáo viên phải là người thực sự có kiến thức chuyên môn , để giáo viên là người “nói ít biết nhiều”. - Giáo viên phải biết cách tổ chức cho học sinh hoạt động ,để học sinh tự phát hiện , tự rút ra kiến thức , tự chiếm lĩnh khái niệm và vận dụng kiến thức . - Giáo viên biết thiết kế giáo án theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học . - Giáo viên biết cách tổ chức tốt hoạt động dạy và học trên lớp như xử lý tình huống một cách linh hoạt , sử dụng tốt các phương pháp dạy học thích hợp , biết cách tổ chức học sinh hoạt đông hợp tác theo nhóm để mọi người cùng tham gia chia xẻ kinh nghiệm ,học hỏi lẫn nhau . - Giáo viên biết sử dụng triệt để các phương tiện trực quan hiệu quả theo yêu cầu sư phạm . - Giáo viên biết sử dụng hệ thống câu hỏi , phiếu yêu cầu (phiếu học tập) một cách có hiệu qủa , nhằm tạo điều kiện cho học sinh hoạt động tích cực. - Giáo viên biết sử dụng các thiết bị hiện đại trong dạy học hóa học và biết sáng tạo chế tạo ra thiết bị và dụng cụ phục vụ cho dạy học hóa học. III/ Học sinh thực hiện phương pháp học hóa học theo tinh thần đổi mới : - Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên để nhận nhiệm vụ . - Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao một cách tự giác , tích cực , độc lập hợp tác ,không thụ động nghe giáo viên và xem các bạn làm việc mà luôn quan sát thí nghiệm , làm thí nghiệm , mô tả thí nghiệm , phải tự rút ra kết luận , các khái niệm hóa học , tính chất và cách điều chế chất . - Học sinh phải luôn tự đặt câu hỏi thắc mắc khi chưa hiểu hay chưa rõ về hiện tượng hóa học . - Học sinh luôn có ý thức vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết nhiệm vụ thực tiễn đời sống thực tiễn có liên quan đến hóa học . - Học sinh tích cực tự giác tìm tòi kiến thức thức ở sách giáo khoa, trên lớp và ở các phương tiện thông tin đại chúng khác . C/ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC : Phương pháp dạy học hóa học có thể hiểu là cách hoạt động cộng tác có mục đích giữa giáo viên và học sinh , trong đó thống nhất sự điều khiển của GV với sự điều khiển của học sinh làm nhằm cho học sinh chiếm lĩnh khái niệm hóa học . Vậy phương pháp dạy học hóa học gồm hai nhóm phương pháp chính: I/ Nhóm phương pháp trực quan : Vì hóa học là môn khoa học thực nghiệm chuyên đi sâu vào nghiên cứu các chất và sự biến đổi chất ,ứng dụng của các chất nên phương pháp trực quan là phương pháp chủ đạo của dạy học hóa học. Khi áp dung phương pháp này vào bài dạy cụ thể thì vẫn sử dụng kèm theo một số phương pháp dùng lời như phương pháp trần thuật , phương pháp diễn giảng , phương pháp đàm thoại gợi mở , đàm thoại nêu vấn đề Trong nhóm phương pháp này thì cách dạy của giáo viên là : giáo viên dùng phương tiện trực quan (thí nghiệm , đồ dùng dạy học , thiết bị nghe nhìn ) làm nguồn thông tin để cung cấp kiến thức học sinh ; còn lời nói của giáo viên đóng vai trò hướng dẫn quá trình tiếp nhận kiến thức học sinh . Cụ thể là giáo viên hướng dẫn học sinh giải thích hiện tượng quan sát được , từ đó mà học sinh có được kiến thức đúng đắn . Trong phương pháp dạy học hóa học thì nhóm phương pháp trực quan gồm có nhiều phương pháp nhưng thường sử dụng hai phương pháp chủ yếu là : + Phương pháp thí nghiệm biểu diễn của giáo viên. + Phương pháp thí nghiệm của học sinh . 1/ Phương pháp thí nghiệm biểu diễn của giáo viên 23