SKKN Nghiên cứu phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện đội tuyển đá cầu ở Trường THPT Lê Văn Thịnh tỉnh Bắc Ninh

doc 28 trang sangkien 01/09/2022 3500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nghiên cứu phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện đội tuyển đá cầu ở Trường THPT Lê Văn Thịnh tỉnh Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_nghien_cuu_phuong_phap_nang_cao_chat_luong_giang_day_va.doc

Nội dung text: SKKN Nghiên cứu phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện đội tuyển đá cầu ở Trường THPT Lê Văn Thịnh tỉnh Bắc Ninh

  1. ở SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THPT LÊ VĂN THỊNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài :“ Nghiên cứu phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện đội tuyển đá cầu ở Trường THPT Lê Văn Thịnh tỉnh Bắc Ninh” Chủ đề tài : §inh §øc ThiÖn Tổ trưởng tổ giáo dục thể chất Trường THPT Lê Văn Thịnh - Tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh tháng 5 năm2014
  2. Phần 1. MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến Trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ, luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước vì thế công tác Giáo dục thể chất (GDTC) trong nhà trường các cấp là một nhân tố quan trọng trong chiến lược giáo dục phát triển toàn diện con người. Trong báo cáo Chính trị Đại hội Đảng VII đã nêu rõ “ Công tác Thể dục thể thao (TDTT) cần được coi trọng nâng cao chất lượng GDTC trong trường học ”, “ Thực hiện GDTC trong các trường học làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên.” Văn kiện Đại hội Đảng đã chỉ rõ “ Giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu chuẩn bị hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI đồng thời khẳng định sự cường tráng về thể chất là nhu cầu cơ bản của bản thân con người, đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các đoàn thể ”. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 có quy định về chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học bao gồm các giờ học nội khóa, tổ chức luyện tập ngoại khóa theo câu lạc bộ thể thao tự chọn, ổn định hệ thống thi đấu thể dục thể thao của học sinh, sinh viên theo chu kỳ 4 năm một lần. Chỉ thị 36/CT/TW ngày 24/3/1994 của Ban Bí thư TW Đảng (khoá VII) giao trách nhiệm cho Bộ Giáo dục - Đào tạo và Tổng cục TDTT thường xuyên phối hợp chỉ đạo tổng kết công tác GDTC, cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể (RLTT), đào tạo giáo viên TDTT cho trường học các cấp, tạo những điều kiện cần thiết và cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học làm cho việc tập luyện
  3. TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, qua đó phát hiện và tuyển chọn được nhiều tài năng thể thao cho quốc gia. Luật giáo dục được Quốc hội khoá IX nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 2/12/1998 và pháp lệnh TDTT được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua tháng 9/2000 quy định: Nhà nước coi trọng TDTT trường học nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh thiếu niên, nhi đồng. GDTC là nội dung giáo dục bắt buộc đối với học sinh được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học. TDTT trường học bao gồm việc tiến hành chương trình GDTC bắt buộc và tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá cho người học. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh được tập luyện TDTT phù hợp với đặc điểm, lứa tuổi và điều kiện từng nơi. GDTC là một bộ phận quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, các Trường Trung học phổ thông (THPT) đều có xu hướng phát triển về quy mô và đa dạng hoá loại hình đào tạo. Với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng học sinh như hiện nay, vấn đề đảm bảo chất lượng giáo dục trong đó có GDTC đang đứng trước những thử thách to lớn. Chính vì vậy, công tác GDTC và hoạt động TDTT trong nhà trường các cấp là một mặt giáo dục quan trọng trong sự nghiệp GD&ĐT góp phần thực hiện mục tiêu: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước. Quán triệt được vấn đề này trong nhiều năm qua Bộ GD&ĐT đã chú trọng cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm phát triển thể lực nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường các cấp, xây dựng quy hoạch phát triển và đổi mới công tác GDTC và thể thao trường học.
  4. Đá cầu là một môn thể thao dân tộc có lịch sử phát triển lâu đời. Hiện nay đá cầu đã phát triển thành môn thể thao được nhiều tầng lớp nhân dân ưu chuộng, nhất là học sinh, sinh viên góp phần phát triển và hoàn thiện thể chất. Hiện nay ở nước ta đá cầu được đưa vào các giờ học thể dục của các trường THPT, THCS trên toàn quốc. Trong các trường học hiện nay việc nâng cao hiệu quả chất lượng giờ học GDTC là điều đang được giới chuyên môn quan tâm. Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa giờ học TDTT ở các trường như thể dục điền kinh, bóng đá, đá cầu Các môn thể thao này khi đưa vào giờ học chính khóa đều được học sinh tham gia tập luyện và mang lại hiệu quả đáng khích lệ. Trong số đó đá cầu là môn thể thao dễ chơi, vừa không đòi hỏi nhiều về cơ sở vật chất nên Bộ GD & ĐT đã đưa môn đá cầu vào chương trình chính khóa đã thu được những kết quả khả quan mang tính phong trào, từ đó tạo cơ sở và tiền đề cho học sinh phát triển thể lực của mình. 2. Đóng góp của sáng kiến: Đã qua 8 kỳ Hội khỏe phù đổng( HKPĐ) từ lần thứ nhất được tổ chức tại Thành phố Hà Nội đến lần thứ 8 tổ chức tại Thành phố Cần Thơ. Đá cầu đã được đưa vào môn thi đấu chính thức trong chương trình Hội khỏe phù đổng. Trong 8 lần dự hội khỏe phù đổng đoàn thể thao của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Ninh đi thi đấu và đã tham gia đầy đủ các nội dung và có kết quả đáng khích lệ. Trong đó môn đá cầu đã đóng góp được nhiều huy chương góp phần chung vào sự thành công của đoàn thể thao tham dự HKPĐ của tỉnh Bắc Ninh. Cũng như nhiều môn thể thao khác việc tấn công và hóa giải các đòn tấn công của đối phương có thể chính là yếu tố quyết định để giành thắng lợi trong thi đấu đá cầu ở các nội dung đá đơn, đá đôi, đá đồng đội. Đối với mỗi
  5. nội dung thi đấu đòi hỏi người tập phải có những kỹ thuật chiến thuật khác nhau. Chính vì vậy phải xây dựng một hệ thống bài tập khoa học để nâng cao chiến thuật và hiệu quả chắn cầu làm hạn chế khả năng của đối phương và giành lại thế tấn công một cách chủ động. Ngoài việc tấn công đạt hiệu quả cao thì việc thực hiện tốt chiến thuật phòng thủ sẽ quyết định phần lớn trong các trận đấu. Yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn bài tập thế nào. Sắp xếp phân bổ ra sao trong chương trình huấn luyện. Giải quyết yêu cầu trên sẽ là một trong những vấn đề quyết định để nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy và huấn luyện đội tuyển đá cầu ở Trường THPT Trường THPT Lê Văn Thịnh huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh được thành lập ngày 20 tháng 8 năm 1998 với bề dày truyền thống 15 năm thầy và trò nhà trường luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học. Ngoài việc trang bị những kiến thức cho học sinh công tác giáo dục thể chất của nhà trường cũng luôn được đầu tư và coi trọng. Nhưng trong những năm qua, công tác GDTC của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn: số lượng học sinh vào trường ngày một tăng vì vậy cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác GDTC, các thiết bị và dụng cụ tập luyện thể chất còn hạn chế, chất lượng chưa tốt vì vậy cũng ảnh hưởng phần nào đến chất lượng GDTC và hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Với nhiệm vụ giáo dục đào tạo học sinh THPT quy mô của nhà trường hiện nay trên 1600 học sinh khối 10, 11 và 12. Với số lượng học sinh như vậy việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa và cho học sinh tập luyện và đi thi. Trên cơ sở phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề nêu trên tôi xác định nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện đội tuyển đá cầu ở Trường THPT Lê Văn Thịnh huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh”
  6. Phần 2: NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở khoa học của sáng kiến 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến: Trong giảng dạy và huấn luyện đội tuyển đá cầu của Trường THPT Lê Văn Thịnh.Chiến thuật trong thi đấu đá cầu đóng vai trò quan trọng trong huấn luyện đá cầu hiện đại, trong thi đấu hai đội có cùng trình độ tập luyện như nhau nhưng đội nào có chiến thuật thi đấu tốt hơn đội đó sẽ giành chiến thắng. Nhưng không phải với đối tượng nào cũng sử dụng chiến thuật như nhau mà tùy thuộc tình huống, đối tượng cụ thể mà sử dụng chiến thuật sao cho hợp lý. Nói chung việc huấn luyện chiến thuật cá nhân trọng tâm làm cho người tập có ý thức về chiến thuật trong thi đấu và thực hiện được các ý đồ chiến thuật cá nhân mà đấu pháp đề ra làm cơ sở cho các hoạt động chiến thuật trong thi đấu đồng đội. Trong chiến thuật chắn cầu( phòng thủ) thì chắn cầu đóng vai trò quan trọng trong các trường hợp không thể phối hợp chắn cầu đôi bởi vì nó phụ thuộc trực tiếp vào hành động tấn công của đối phương . Do vậy bản thân vận động viên phải biết chắn cầu với các dạng chiến thuật tấn công khác nhau như tấn công một chạm, tấn công xa lưới, vít chéo, vít lái. Chuẩn bị thể lực chuyên môn trong huấn luyện chiến thuật: Như ta đã biết chuẩn bị thể lực là cơ sở cho việc huấn luyện chiến thuật thi đấu. Huấn luyện chiến thuật thi đấu đòi hỏi người tập sự tiêu hao lớn về thể lực nhất là: Sức mạnh bột phát, sức mạnh bật nhẩy và sức bền tốc độ trong thi đấu. Do vậy để tập luyện có hiệu quả cần giúp người tập phát triển các tố chất chuyên môn cần thiết trong huấn luyện chiến thuật thì sức mạnh tốc độ, sức mạnh bật nhẩy đóng vai trò quan trọng nó liên quan rất nhiều tới hiệu quả tấn công, tổ chức các hình thức phối hợp phản công có hiệu quả cao. Thể lực chuyên môn kém không những không có tác dụng nâng cao hiệu quả phối
  7. hợp chiến thuật thi đấu mà còn trực tiếp giảm sút hiệu quả kỹ thuật cá nhân của người tập. Muốn huấn luyện tốt chiến thuật, kỹ thuật phải am hiểu về các hệ thống chiến thuật đã được ứng dụng, đội hình chiến thuật cơ bản, chức năng nhiệm vụ của người tập và các biến dạng của nó trong thi đấu. Trên cơ sở đó lắm được phương hướng vận dụng ưu nhược điểm của đội hình trong thực tế thi đấu. Ngoài ra cần phải nắm được cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc huấn luyện chiến thuật. 2. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến: Một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo huấn luyện chiến thuật, kỹ thuật có hiệu quả cao là phải chuẩn bị tốt cho người tập về kỹ thuật, thể lực. Huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật chỉ có hiệu quả khi người tập đạt được trình độ kỹ sảo cao về các kỹ thuật đối với chiến thuật phòng thủ trong thi đấu đá cầu buộc người tập phải thành thục các kỹ thuật chắn cầu trên lưới, phấn đoán hướng tấn công để săn bắt cầu. Ngoài ra còn một số kỹ năng ứng dụng khác mang tính chất tư duy chiến thuật ở trình độ cao trong ccs điều kiện thi đấu căng thẳng. Phát triển tư duy chiến thuật cho người tập chính là phát triển ở họ khả năng chi giác không gian, thời gian và cảm giác khác. Đối với học sinh nam, nữ từ 16 đến 18 tuổi là thời kỳ huấn luyện chiến thuật nâng cao tốt nhất bởi vì sẽ trang bị cho các em kỹ thuật, chiến thuật để chuẩn bị tham gia các giải đấu lớn. Đặc điểm chiến thuật tấn công, phòng thủ trong thi đấu tức là khi đối phương đá cầu sang thì bên kia phải bắt được cầu và truyền cầu để thực hiện pha tấn công. Hiện nay xu thế tấn công mạnh và đa dạng vượt trội vì vậy huấn luyện chiến thuật chắn cầu và phòng thủ cũng cực kỳ quan trọng không những tạo