SKKN Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức Lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

doc 13 trang honganh1 15/05/2023 4960
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức Lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hung_thu_hoc_tap_phan_cong_dan_voi_dao_duc_lop.doc

Nội dung text: SKKN Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức Lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

  1. ĐỀ TÀI Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người là sự kết tinh truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta. Trước lúc đi xa, Người căn dặn: “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Thấm nhuần tư tưởng và lời dạy đó của Người, trước yêu cầu tăng cường công tác tư tưởng trong tình hình mới, ngày 15/5/2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân. Mục đích của cuộc vận động là làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc nội dung cơ bản và những giá trị to lớn của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tạo sự chuyển biển mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn xã hội, đặc biệt thanh thiếu niên và học sinh. Hưởng ứng cuộc vận động trên, trong những năm gần đây Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Trị và các trường THPT trên địa bàn đã và đang tích cực thi đua học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác. Thực tế trong quá trình giảng dạy, tôi luôn trăn trở làm thế nào để tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đến với học sinh không chỉ thông qua những hình thức giáo dục của các tổ chức đoàn thể mà nó được thấm vào các em qua các giờ học của môn Giáo dục công dân. Việc đưa những chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh và quan trọng hơn là tạo sự chuyển biến về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác; hình thành cho học sinh niềm tin, động cơ, mục đích, hoài bão và hành vi tốt đẹp góp phần vào công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước. Chính vì vậy, với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc đổi mới trong giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường THPT, trong năm học 2018 -2019 và 2019 - 2020 tôi đã nghiên cứu và đưa vào thực hiện đề tài “Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Rất mong được quý thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp bổ sung, góp ý để đề tài hoàn chỉnh hơn. II. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài. - Đưa ra một số tiết minh họa cho việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10, giúp học sinh hứng thú trong học tập, dễ tiếp thu bài học, tạo cho các em lòng tin, động cơ, hoài bão và hành vi tốt đẹp phù hợp với các chuẩn mực xã hội góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. 1
  2. - Đề xuất một số giải pháp thiết thực, hiệu quả khi đưa chuyện kể tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần đạo đức môn Giáo dục công lớp 10 ở trường THPT. III. Đối tượng nghiên cứu. Chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần đạo đức Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT Vĩnh Linh. IV. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm. Học sinh lớp 10 năm học 2018 – 2019 và học sinh lớp 10 năm học 2019 – 2020 của trường THPT Vĩnh Linh, một số bài dạy Giáo dục công dân trong phần Công dân với đạo đức lớp 10. V. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài dựa trên các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp lịch sử, điều tra, sưu tầm. - Phương pháp khảo sát, so sánh, liên hệ. - Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu. VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. - Phạm vi: Việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy có thể áp dụng ở rất nhiều bài trong phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10. Tuy nhiên, trong phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ xin minh họa việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy một số bài cụ thể: 1. Sử dụng chuyện kể “Tấm lòng Bác Hồ đối với chiến sĩ” để mở đầu cho tiết học - tiết 2 - bài 13(tiết 28 PPCT): Công dân với cộng đồng. 2. Sử dụng chuyện kể “Mừng cho các cháu, Bác càng thương nhớ mẹ” để minh họa nội dung kiến thức tiết 2 - bài 12 (tiết 25 PPCT): Công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình. 3. Sử dụng chuyện kể “Một sáng thu xưa” để để củng cố nội dung bài 14 (tiết 29 PPCT): Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Kế hoạch nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu từ tháng 9/2018 đến tháng 6/2020. 2
  3. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận. Hưởng ứng cuộc vận động trên phạm vi toàn quốc với nội dung tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và đào tạo chủ trương thực hiện chương trình tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào giảng dạy các môn học ở trường THPT, trong đó có bộ môn Giáo dục công dân. Môn Giáo dục Công dân có đặc điểm nổi bật là gần gũi với con người và xã hội, gắn bó mật thiết với đời sống thực tiễn cuộc sống, là môn học giúp học sinh hiểu đúng quy luật phát triển tất yếu của tự nhiên, xã hội và tư duy; giúp học sinh nhận thức đúng đắn cuộc sống của cá nhân và cộng đồng, biết sống trong điều kiện cụ thể của bản thân, gia đình và xã hội. Từ đó, hình thành cho học sinh niềm tin, động cơ, lý tưởng, hoài bão và hành vi đẹp. Đặc biệt trong thời đại ngày nay việc định hướng đúng đắn suy nghĩ và hành động cho học sinh là hết sức quan trọng. Đặc điểm này tạo cho môn Giáo dục Công dân có những lợi thế để đưa những chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào trong bài dạy nhằm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Vì thế, việc dạy và học môn giáo dục công dân ở trường THPT, nhất là phần đạo đức phải tiến hành trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa vào các tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động của Người. Tuy nhiên, việc dạy học môn GDCD không giới hạn ở việc sử dụng tài liệu, tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là một nhà khoa học, nhà đạo đức học, triết học mà còn giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh phù hợp với yêu cầu, trình độ học sinh, nhằm tạo hứng thú học tập nâng cao kết quả môn học và quan trọng hơn là tạo sự chuyển biến về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để học theo Người, làm theo Người, từ đó hoàn thiện phẩm chất đạo đức cá nhân. Chuyện kể đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ có tác dụng đem lại mỹ cảm nghệ thuật, tính giáo dục, làm phong phú đời sống tâm hồn mà còn có sức lay động, cổ vũ trong việc định hướng suy nghĩ và hành động của học sinh. Và đó cũng chính là mục tiêu của quá trình dạy đạo đức thông qua môn GDCD ở trường THPT hiện nay. II.Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 1. Thuận lợi Môn Giáo dục công dân - môn học quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, lối sống của học sinh, việc tích hợp đã được tập huấn và thực hiện ở tất cả các cấp học. Hiện nay, trước những yêu cầu mới của xã hội, đặc biệt sự xuống cấp về đạo đức trong một bộ phận thanh thiếu niên và học sinh, nhiều nội dung đã được đưa vào tích hợp trong môn học như: giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội; giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục phòng, chống tham nhũng; giáo dục pháp luật an toàn giao thông Như thế, có thể nói, so với các môn học khác, giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân đã được tiếp cận nguyên tắc dạy học tích hợp từ khá sớm, và là một môn học dễ tích hợp, bản thân giáo viên đã được tham gia tập huấn và được cung cấp các tài liệu nên thuận tiện cho việc tích hợp. Bên cạnh đó, hiện nay với sự phát triển của công 3
  4. nghệ thông tin đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh thu thập nguồn tài liệu phong phú qua nhiều phương tiện và các kênh thông tin khác nhau để đưa vào nội dung giảng dạy và học tập. 2. Khó khăn Trong thực tế giảng dạy, đa số giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân đã thực hiện việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, việc tích hợp này ở một số giáo viên còn mang tính hình thức (chỉ tập trung trong các tiết chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi, thao giảng ở trường hoặc tổ, nhóm chuyên môn), hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức độ liên hệ thông thường, thậm chí có giáo viên còn bỏ qua việc tích hợp nên chưa phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh cũng như chưa đạt được hiệu quả cao trong việc giáo dục đạo đức, tác phong, lối sống của học sinh. Bên cạnh đó, một bộ phận nhỏ học sinh còn thờ ơ với môn học, các em chưa thực sự tích cực, chủ động cho việc sưu tầm, tìm hiểu, khai thác kiến thức trong giờ học. Ngoài ra, trong phân phối chương trình và hướng dẫn giảng dạy của môn Giáo dục công dân hiện nay mới chỉ hướng dẫn địa chỉ, kiến thức cơ bản cần tích hợp còn nội dung cụ thể cần tích hợp, chuyện kể hoặc câu nói của Bác, cách tiến hành tích hợp thì chưa được chỉ rõ, chưa được hướng dẫn một cách cụ thể. Do đó, có thể khẳng định việc sưu tầm, lựa chọn, tìm hiểu và tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy một số bài trong phần đạo đức lớp 10 cũng như tầm quan trọng và hiệu quả của nguyên tắc dạy học tích hợp này vẫn còn khó khăn đối với một số giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay. III. Mô tả, phân tích các giải pháp. Chuyện kể tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những nguồn tư liệu quan trọng trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT, đặc biệt là đối với các bài dạy đạo đức ở lớp 10. Cùng với hệ thống kiến thức về đạo đức có trong sách giáo khoa GDCD hiện hành, chuyện kể đạo đức Hồ Chí Minh nếu được khai thác và vận dụng hiệu quả sẽ giúp hình thành ở học sinh niềm tin đạo đức và rèn luyện hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội một cách tự giác. Tùy theo mỗi giáo viên trong thiết kế các ý tưởng dạy học, việc khai thác và sử dụng chuyện kể tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được tiến hành theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, xét về mục đích sử dụng gắn liền với tiến trình bài dạy thì những mẩu chuyện về Bác Hồ có thể được vận dụng theo những hướng chính: để mở đầu bài học, để minh họa nội dung kiến thức, để củng cố nội dung bài học. 1. Sử dụng chuyện kể “Tấm lòng Bác Hồ đối với chiến sĩ” để mở đầu cho tiết học - tiết 2 - bài 13(tiết 28 PPCT): Công dân với cộng đồng. 1.1. Nội dung cần làm rõ trong tiết học: Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng - Nhân nghĩa - Hòa nhập - Hợp tác 4