SKKN Nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng phòng học bộ môn Hóa học tại trường THPT Vân Tảo

doc 69 trang sangkien 01/09/2022 6180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng phòng học bộ môn Hóa học tại trường THPT Vân Tảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_quan_li_va_su_dung_phong_hoc_bo_mon_h.doc
  • docbia SKKN.doc
  • docmuc luc SKKN.doc

Nội dung text: SKKN Nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng phòng học bộ môn Hóa học tại trường THPT Vân Tảo

  1. PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ. Phòng học bộ môn có nguồn gốc phát triển từ những trường dạy nghề của châu Âu vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tại các trường dạy nghề thì việc học, thực hành là chủ yếu. Phương tiện dạy nghề được bố trí cố định tại các khu vực phòng khác nhau. Trong mỗi nghề lại được chia ra thành các phòng chuyên môn hẹp hơn. Ví dụ nghề may có phòng dạy cắt may, phòng dạy may, phòng dạy vắt sổ, đơm khuy Thấy rõ lợi ích của phòng học nghề, nhiều trường Phổ thông Châu Âu đã vận dụng sáng tạo mô hình này. Đầu tiên là một số môn đặc thù như Vật lý, Hoá học, Kỹ thuật với thiết bị dạy học nhiều lại cồng kềnh không thể mang đến từng lớp để dạy theo thời khoá biểu được, vì vậy họ đã đặt cố định thiết bị dạy học, thiết bị nghe nhìn tại một phòng cố định. Cách dạy học mới này tỏ ra có nhiều thuận lợi và hình thành một khái niệm mới đó là phòng học bộ môn. Ở Việt Nam thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, một số trường Phổ thông đã có một số phòng thí nghiệm cho các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học, nhưng không được đồng bộ, không được thống nhất giữa hai miền Nam Bắc. Sau ngày thống nhất đất nước, hệ thống giáo dục với được thống nhất trong cả nước, chúng ta mới có điều kiện nghiên cứu và áp dụng dạy học theo phòng học bộ môn. Từ năm 1998, Bộ giáo dục bắt đầu triển khai việc xây dựng lại chương trình sách giáo khoa mới với nội dung giảm kiến thức hàm lâm, tăng cường tính ứng dụng thực tiễn. Việc dạy học nhất là các môn khoa học tự nhiên nhất thiết phải gắn với thí nghiệm - thực hành. Từ năm 2000, việc trang cấp hàng loạt thiết bị dạy học các bộ môn cho các trường đã tạo ra một bộ mặt mới về thiết bị dạy học mà trước đây chưa từng có. Có thể nói Việt nam đã bắt đầu thí điểm triển khai dạy học theo phòng học bộ môn từ năm học 2000-2001. Trường THPT Vân Tảo thuộc huyện ngoại thành, được thành lập từ năm 1998, cơ sở vật chất ban đầu còn nhiều khó khăn, các PHBM chưa được hình thành. Nhưng bắt đầu từ năm học 2010 nhà trường đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng khu phòng học bộ môn: lý, hóa ,sinh, tin học, ngoại ngữ với đầy đủ thiết bị dạy học. Trên tinh thần ấy với cương vị là một giáo viên bộ môn hóa học đã và đang thực hiện giảng dạy theo hướng cải cách tại phòng học bộ môn, tôi mạnh dạn đề xuất vài suy nghĩ của mình về việc “Nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng phòng học bộ môn hóa học tại trường THPT Vân Tảo” góp phần nào đó nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên cũng như học sinh. I.Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu. Theo quyết định số 37/2008/QĐ-BGD, ban hành quy định về PHBM thì chúng ta cần nhận thức rõ giữa phòng học thường, phòng thí nghiệm và phòng học bộ môn. 1/ Phòng học thường (phòng học truyền thống) - Thiết kế phòng học nhỏ, hẹp và đơn giản - Chỉ có bảng, bàn ghế GV và HS, không có hệ thống, phương tiện nghe nhìn - Phòng học cố định, giáo viên và học sinh di chuyển theo thời khóa biểu 1
  2. - Phù hợp với kiểu dạy chay, thầy đọc, trò chép, bài học không có hoặc có ít thí nghiệm không đáng kể. - Phù hợp với bài học thuần túy là lý thuyết hoặc nội dung bài học không cần đến thiết bị dạy học - Dễ xếp thời khóa biểu. 2/ Phòng thí nghiệm - Là nơi giáo viên và học sinh tiến hành thí nghiệm, đặc biệt phù hợp với các môn Hóa, Vật lý, Sinh học, Công nghệ - Hệ thống thiết bị được chuẩn bị sẵn - Phòng phải đảm bảo những tiêu chuẩn cần thiết như kích thước, ánh sáng, độ thông thoáng, độ an toàn, hệ thống điện nước, hệ thống bàn ghế, mặt bằng. - Phòng học cố định, GV và HS đến phòng làm thí nghiệm với những bài có thí nghiệm. Điều này thường tiến hành sau mỗi chương, mỗi phần trong chương trình từng môn học - Phù hợp với những môn có bài thí nghiệm, thực hành đồng loạt - GV và nhân viên thí nghiệm phải chuẩn bị trước với những bài có thí nghiệm - Hiệu quả cao hơn kiểu dạy chay, nhất là các môn khoa học tự nhiên - Dễ xếp thời khóa biểu. 3/ Phòng học Bộ môn Đặc điểm chung của PHBM là GV bộ môn và TBDH không di chuyển còn học sinh thì di chuyển chỗ học theo TKB - Với những môn khoa học tự nhiên có nhiều thiết bị dạy học và phải tiến hành nhiều thí nghiệm, thực hành thì: + PHBM bao gồm 2 phòng: Phòng học và làm thí nghiệm + Phòng chứa TBDH đồng thời là nơi chuẩn bị thí nghiệm( theo sơ đồ sau) PHÒNG HỌC VÀ LÀM THÍ NGHIỆM Phòng chứaTBDH đồng thời là nơi chuẩn bị thí nghiệm + Phòng học và làm thí nghiệm: phải đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn tối thiểu về cơ sở vật chất như phòng thí nghiệm. Hệ thống phương tiện nghe nhìn được lắp đặt cố định, hệ thống TBDH bộ môn được chuẩn bị trước, hệ thống bàn ghế phù hợp đặc trưng của bộ môn + Phòng chứa TBDH và chuẩn bị thí nghiệm: phải có hệ thống giá và tủ chứa TBDH, có bàn chuẩn bị thí nghiệm, có xe đẩy chuyển các thiết bị ra phòng học + Có nhân viên thí nghiệm 2
  3. + Hiệu quả giờ dạy rất cao + Khó xếp thời khóa biểu với những trường có nhiều lớp nhưng ít phòng học II. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm. Trong thực tế, tôi nhận thấy nhiều giáo viên và học sinh còn lúng túng khi dạy và học tại phòng học bộ môn, giáo viên thì ngại dạy, học sinh thì chưa biết các thao tác với dụng cụ, hóa chất . Do đó tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích chia sẻ kinh nghiệm của mình trong quá trình dạy và học tại phòng học bộ môn. III.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Lớp 12 A6 (sĩ số 33 học sinh) – Trường THPT Vân Tảo khóa 2010 – 2013 Lớp 12 A8 (sĩ số 34 học sinh) – Trường THPT Vân Tảo khóa 2010 - 2013 Lớp 10 A4 (sĩ số 42 học sinh) – Trường THPT Vân Tảo khóa 2012 - 2015 Lớp 10 A6 (sĩ số 44 học sinh) – Trường THPT Vân Tảo khóa 2012 - 2015 Lớp 10 VT (sĩ số 33 học sinh) – Trường THPT Vân Tảo khóa 2012 - 2015 - Phạm vi nghiên cứu: trong suốt quá trình giảng dạy các lớp trong năm học 2012- 2013. IV.Kế hoạch nghiên cứu: 4 Nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo 5 Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp 6 Xây dựng chương trình và thực hiện giảng dạy trên lớp có theo dõi sự tiến bộ của học sinh 7 Lấy số liệu thống kê trước và sau khi thực hiện đề tài PHẦN B: NỘI DUNG I. Khảo sát thực tế. 1.Thực trạng dạy học hóa học ở trường THPT Vân Tảo hiện nay. - Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học đã được đội ngũ giáo viên của trường thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả.Cho đến nay đã thực hiện được một số thành công mới: - 100% giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, thực hiện dạy học theo chương trình đã giảm tải của bộ giáo dục. 1 Chú trọng tới vấn đề tăng cường hoạt động tích cực nhận thức của học sinh. 2 Sử dụng hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực trong hoạt động dạy học. 3 Đầu tư phương tiện dạy học hiện đại. 4 Nâng cao tính cơ bản, tính thực tiễn, tính hiện đại của chương trình học. 5 Học sinh hoạt động độc lập, tích cực hơn và có khả năng làm việc theo nhóm cao hơn trước đây. 6 Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào dạy học. 7 100 % các bài thực hành được dạy ở phòng học bộ môn. 8 Mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 2 tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bài mới/ một lớp/ học kì. 9 Học sinh hứng thú và yêu thích môn học hơn. 3
  4. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, thực trạng dạy học nói chung và phương pháp dạy học hoá học nói riêng còn nhiều hạn chế, chất lượng chưa đều. 4
  5. 2. Số liệu thực tế khi chưa thực hiện đề tài. Khảo sát trước khi áp dụng nghiên cứu đề tài Số HS hứng thú với giờ Số HS không hứng thú Học sinh lớp hóa học 12A6 18/33 chiếm 55% 15/33 chiếm 45% 12A8 21/ 34 chiếm 62% 13/34 chiếm 38% 10A4 29/42 chiếm 69% 13/42 chiếm 31% 10A6 23/44 chiếm 52% 21/44 chiếm 48% 10VT 24/33 chiếm 73% 9/33 chiếm 27% Khảo sát trước khi áp dụng nghiên cứu đề tài Số HS thành thạo các kĩ Số HS thành thạo các kĩ năng Học sinh lớp năng với dụng cụ, hóa chất với dụng cụ, hóa chất thí thí nghiệm. nghiệm. 12A6 24/33 chiếm 73% 9/33 chiếm 27% 12A8 27/34 chiếm 79% 7/ 34 chiếm 21% 10A4 12/42 chiếm 29% 30/42 chiếm 71% 10A6 9/44 chiếm 20% 35/44 chiếm 80% 10VT 17/33 chiếm 52% 16/33 chiếm 48% Kiểm tra khảo sát đầu năm học Lớp Điểm 8,9,10 Điểm 5,6,7 Điểm < 5 12A6 6/33 – chiếm 18% 18/33 - chiếm 45% 9/33 - chiếm 27% 12A8 11/34 - chiếm 32% 16/34 - chiếm 47% 7/34 - chiếm 21% 10A4 13/42 - chiếm 31% 28/42 – chiếm 43% 11/42 – chiếm 26% 10A6 9/44 – chiếm 20% 27/44 – chiếm 62% 8/44 – chiếm 18% 10VT 15/33 - chiếm 45% 18/33 – chiếm 55% 5
  6. II. Biện pháp thực hiện dề tài: PHẦN I: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BÀI DẠY TẠI PHÒNG BỘ MÔN HÓA HỌC Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; thực hiện nội qui, qui chế của tổ Lí – Hóa – Sinh, trong năm học 2012 – 2013 tôi đã thực hiện 100% các tiết dạy thực hành tại phòng học bộ môn, và thực hiện được 61 tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin (trong đó khối 10 tôi thực hiện được 9 tiết/ lớp/ năm học; khối 12 tôi thực hiện được 17 tiết/ lớp /năm học) ĐĂNG KÍ BÀI DẠY PHÒNG BỘ MÔN HÓA HỌC Môn : hóa học 10 STT Tiết Bài Tên bài 1 34 20 Thực hành: Phản ứng oxi hóa khử 2 39 23 Hidro clorua- Axitclohidric và muối clorua 3 40 23 Hidro clorua- Axitclohidric và muối clorua 4 41 27 Thực hành: Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của clo 5 47 28 Thực hành: Tính chất hóa học của Brom và iot 6 49 29 Oxi – Ozon. 7 52 31 Thực hành: Tính chất của Oxi – Lưu huỳnh 8 53 32 Hidrosunfua – Lưu huỳnh dioxit. Lưu huỳnh tri oxit 9 55 33 Axit sunfuric. Muối sunfat 10 56 33 Axit sunfuric. Muối sunfat 11 59 35 Thực hành : Tính chất các hợp chất của Lưu huỳnh. 12 61 36 Tốc độ phản ứng hóa học. 13 62 36 Tốc độ phản ứng hóa học. 14 63 37 Thực hành: tốc độ phản ứng hóa học. 15 64 38 Cân bằng hóa học. 6
  7. ĐĂNG KÍ BÀI DẠY Ở PHÒNG BỘ MÔN HÓA HỌC Môn : hóa học 12 STT Tiết Bài Tên bài 1 2 1 Este 2 6 5 Glucozo 3 7 6 Saccarozo.Tinh bột và xenlulozo 4 8 6 Saccarozo.Tinh bột và xenlulozo 5 11 8 Thực hành; Điều chế, tính chất hóa học của este và cacbohidrat 6 14 9 Amin 7 15 10 Aminoaxit 8 17 11 Peptit và protein 9 24 16 Thực hành: Một số tính chất của protein và vật liệu polime 10 27 18 Tính chất của kim loại 11 28 18 Tính chất của kim loại 12 40 24 Thực hành: Tính chât, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại 13 41 25 Kim loại kiềm 14 43 26 Kim loại kiềm thổ 15 44 26 Hợp chất của kim loại kiềm thổ 16 47 27 Nhôm và hợp chất của nhôm 17 48 27 Nhôm và hợp chất của nhôm 18 50 30 Thực hành: Tính chất của Na, Mg, Al và hợp chất của chúng 19 52 31 Sắt 20 53 32 Hợp chất của sắt 21 56 34 Crom và hợp chất của crom 22 61 39 Thực hành: Tính chất hóa học của Sắt 7