SKKN Một vài phương pháp thúc đẩy học sinh yếu có hứng thú trong việc học Tiếng Anh Lớp 7

doc 13 trang sangkien 30/08/2022 10980
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài phương pháp thúc đẩy học sinh yếu có hứng thú trong việc học Tiếng Anh Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_phuong_phap_thuc_day_hoc_sinh_yeu_co_hung_thu_t.doc

Nội dung text: SKKN Một vài phương pháp thúc đẩy học sinh yếu có hứng thú trong việc học Tiếng Anh Lớp 7

  1. I/ Lý do chọn đề tài: iện nay Tiếng Anh là một môn học quan trọng đối với học sinh thời nay vì Tiếng HAnh không chỉ là một trong những môn học chính đã và đang được đưa vào dạy từ bậc Tiểu Học mà còn là một ngôn ngữ quan trọng giúp cho học sinh sau này có thể dễ dàng tìm kiếm được nhiều việc làm tốt hay có cơ hội đi du học. Muốn đạt được điều này ngay từ bậc THCS học sinh phải hội đủ kiến thức cơ bản. II/ Tình hình thực tế : uy nhiên, môn học này đòi hỏi người học phải chịu khó, đầu tư nhiều thời gian, Tphải có phương pháp khi học.Hiện nay, tình trạng chất lượng học tập môn Tiếng Anh còn thấp do nhiều nguyên nhân: trước hết là do phụ huynh, học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn học, do đó chưa có sự đầu tư thời gian, chưa nỗ lực vượt khó học tập; nhiều học sinh đến giờ học không chú ý tập trung, về nhà không chịu làm bài tập, không chịu khó rèn luyện học hỏi nên không thể tiến bộ được; ngoài ra, cùng với sự phát triển kinh tế, có nhiều loại hình vui chơi, giải trí – nhất là Game – online ra đời thu hút, lôi cuốn phần đông học sinh; đã và đang “đầu độc” , làm hao tốn biết bao nhiêu thời gian dành cho việc học tập của học sinh; nhiều học sinh sa đà, việc học ngày càng sao nhãng. Điều này cũng góp phần làm cho học sinh học yếu nhiều môn học trong đó có môn Tiếng Anh. Như vậy làm thế nào để gây hứng thú cho học sinh thích học Tiếng Anh và hạn chế số lượng học sinh học yếu ? Qua những năm giảng dạy, tôi nhận thấy biểu hiện học sinh yếu kém về môn Tiếng Anh phổ biến nhất là vốn từ nghèo nàn, không nắm được ngữ pháp, phát âm không 1
  2. chuẩn, kỹ năng thành lập cấu trúc câu còn nhiều hạn chế và yếu nhất là kỹ năng nghe. Qua ý kiến chân thành của các đồng nghiệp, ý kiến của Ban Giám Hiệu và một vài kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được qua những năm giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 7, tôi xin trình bày một vài phương pháp thúc đẩy học sinh yếu có hứng thú trong việc học Tiếng Anh ở trường tôi – THCS ĐỨC THUẬN . III/ Nội dung thực hiện : hư chúng ta biết đối với chương trình Sách Giáo Khoa hiện nay mỗi đơn vị bài Nhọc lại có số lượng từ vựng quá nhiều. Điều này đã và đang làm cho các em học sinh cảm thấy “ ngán ngẩm” và lo lắng, đặc biệt là đối với các em học sinh yếu. Để khắc phục tình trạng này, trong quá trình đưa ra số lượng từ vựng hay giảng dạy các em ứng dụng chúng vào từng cấu trúc câu có trong bài , trong những tiết học, tôi cố gắng tìm ra nhiều phương pháp( tránh tình trạng sử dụng phương pháp đơn giản là giáo viên chỉ viết từ vựng, nghĩa Tiếng Việt, hay chỉ là công thức mẫu câu lên bảng và học sinh chép vào tập), để các em cảm thấy hứng thú và có hiệu quả hơn trong quá trình học. + Chuẩn bị bài: Đây là bước đầu tiên quan trọng trước khi vào một đơn vị bài học, đầu năm khi nhận dạy một lớp học nào đó, tôi đã chỉ cho các em cách sử dụng từ điển để xem nghĩa và cách phát âm ( hay tra cứu các từ vựng có phía sau sách ở mỗi đơn vị bài học). Khi các em thực hiện tốt, đặc biệt là các em học sinh yếu tôi thường khuyến khích bằng cách khen ngợi các em trước lớp hay đôi khi cộng thêm điểm khi các em có thể nói nghĩa Tiếng Việt hay tự phát âm gần đúng từ mới. Khi phát hiện một em học sinh nào đó có tiến bộ chút ít, tôi đề nghị các em học sinh đó chỉ bảo hướng dẫn các bạn khác yếu hơn mình để cùng nhau tiến bộ. 1/ Dùng vật thật vào các tiết dạy khi có thể : Đây là phương pháp thiết thực, đơn giản và có hiệu quả nhất khi giảng dạy.Trước khi vào đơn vị bài học, tôi xem tiết học sắp tới tôi cần đem theo vật thật nào hay là có 2
  3. thể có ở sẳn trong lớp hay không, đôi khi tôi nhờ các em trong quá trình chuẩn bị từ mới, các em có thể xem và chuẩn bị những vật thật khi có thể .Khi sử dụng phương pháp này không chỉ giáo viên không phải tốn nhiều thời gian ở khâu chuẩn bị dụng cụ dạy học mà học sinh còn cảm thấy hứng thú, tiết dạy có hiệu quả tốt hơn. a/ Ví dụ 1: ( Unit 2 – English 7- part 1/ page 19 ). Vật thật : 1 điện thoại bàn đồ chơi nhỏ - Giáo viên đưa ra 1 cái điện thoại và hỏi: What’s this? - Học sinh A: It’s a telephone. - Giáo viên gọi học sinh khác: Is it a telephone? - Học sinh B: Yes, it is - Giáo viên ( vừa cầm điện thọai vừa diễn tả hành động để dạy nghĩa của động từ call) : People use a telephone to call somone. Now repeat please “ call”, who can say what call means ? - Học sinh C: It means gọi - Giáo viên : Good. - Giáo viên: ( vừa chỉ vào điện thoại vừa nói) There are a lot of numbers on the telephone . Can you read numbers from one to nine ? - Học sinh D : One, nine - Sau đó giáo viên có thể tiếp tục dùng điện thoại để hướng dẫn các em cách đọc số điện thoại, cách hỏi và trả lời về số điện thoại của bạn mình hay của một ai đó Trong quá trình cho các em luyện tập, tôi gọi các em học sinh yếu lặp lại hoặc cho các em đưa ra số điện thoại nào đó và hỏi đố bạn mình có đọc được số điện thoại đó hay không. Đôi khi để thay đổi tôi cho các em đọc bất kỳ số điện thoại nào đó và yêu cầu các bạn khác nhớ và ghi lại lên bảng. Khi thực hiện việc này tôi giúp các em học sinh yếu có thể tự tin hơn khi phát hiện ra rằng đôi khi các em cũng có thể đặt được câu hỏi cho các bạn học khá hơn mình. 3
  4. b/ Ví dụ 2: Vật thật : thước, sách , cục gôm có trong lớp. ( Language focus 1 –part 4 - English 7 ). - Giáo viên đưa ra cây thước và hỏi: What’s this? - Học sinh A: It’s a ruler - Giáo viên đưa ra 1 cuốn sách và hỏi: Is this a ruler? - Học sinh B : No. It is a book - Lần này tôi dùng 2 vật đó để ôn lại cho các em những giới từ chỉ nơi chốn mà các em đã học. Để tạo chú ý cho tất cả các em học sinh cả lớp, tôi để cây thước lên cuốn sách và hỏi: - Giáo viên: Where is the ruler? - Học sinh : It is on the book - Lần này tôi để cây thước dưới cuốn sách và hỏi: Where is the ruler? - Học sinh : It is under the book . - Để thay đổi giáo viên có thể sử dụng vật khác để vừa cho các em chú ý đỡ nhàm chán vừa giúp các em nhớ lại những vật đơn giản có trong lớp mà các em đã học. Khi thấy các em đã thuộc các giới từ chỉ nơi chốn đã học, tôi gọi những em học sinh yếu vừa tự dùng vật thật diễn tả, vừa nói lên vị trí của nó. Cuối cùng tôi cho các em nhìn vào sách và thi đua diễn tả vị trí của con mèo có trong bài. 2/ Phương pháp sử dụng tranh, ảnh : Sách giáo khoa tiếng Anh hầu hết đều được biên soạn theo 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Mỗi kỹ năng trong từng đơn vị bài học hầu hết đều có tranh minh họa một cách rõ ràng, sinh động. Điều đó giúp cho giáo viên có những ví dụ minh họa cho tiết dạy của mình. Đồng thời nó tạo cho học sinh tính tò mò, óc tưởng tượng giúp cho các em phát huy được tính tích cực học tập, các em dễ hiểu được nội dung bài học.Vì thế, bên cạnh việc sử dụng vật thật trong các tiết dạy, phương pháp dùng tranh ảnh không kém phần có hiệu quả. Những hình ảnh khi giảng dạy, bên cạnh những hình ảnh có sẵn 4
  5. trong sách giáo khoa, giáo viên có thể tự vẽ thêm hoặc tải những hình ảnh có từ trên mạng. + Ví dụ: ( Unit 3 – English 7 – part 1- page 29 ) Trong tiết học này tôi chuẩn bị một số tranh ảnh có trong bài như: nhà, phòng khách, nhà tắm, nhà bếp và một số vật dụng có trong nhà bếp. Khi có một số hình ảnh đơn giản, đôi khi giáo viên gợi ý nhờ một số học sinh có năng khiếu vẽ giúp. + Giáo viên đưa tranh ngôi nhà và hỏi: -Giáo viên: What can you see in the picture? -Học sinh : A house. -Giáo viên: Is it lovely ? -Học sinh : Yes, it is -Giáo viên: The house is lovely or I can say “What a lovely home!” + Tôi cho các em viết công thức của dạng câu cảm thán vào tập, cũng dùng phương pháp giao tiếp, tôi cho các em lần lượt lên bảng đưa hình ngôi nhà, phòng khách, nhà tắm và nhà bếp. Sau đó tôi cho các em học sinh cầm cả 4 tấm hình và cho các em đáp nhanh đoán xem dó là phòng nào .Khi ứng dụng phương pháp này, bước đầu tôi thường cho các em học sinh yếu cầm hình, các em học sinh khá trả lời, sau đó tôi cho các em thực hiện ngược lại. - Học sinh A: ( lên trên bảng, gọi 1 bạn khác cùng lên đưa ra hình và trả lời nhanh) - Học sinh A: ( đưa hình phòng khách) - Học sinh B: living room. - Học sinh A: (đưa ra từng hình còn lại ) - Học sinh B: bathroom, kitchen, house . Khi nhận thấy các em đã nắm 4 từ kể trên, tương tự cũng dùng phương pháp đó, tôi cho các em dùng hình của các vật dụng có trong bài . Khi các em đã thuần thục, tôi cho em thứ nhất đưa hình giới thiệu vật đó là gì, em thứ hai đưa ra lời nhận xét bằng cách 5
  6. dùng câu cảm thán. Khi cho học sinh luyện tập, tôi thường cho các em học sinh học yếu kém hỏi đố các em học sinh khá bằng những câu đơn giản và khi đã tạo cho các em chú ý, tôi cho các em này hỏi lại các bạn mình nhằm giúp cho cả lớp có thể giúp nhau cùng tiến bộ . - Học sinh A: This is an armchair. - Học sinh B: An armchair is big. What a big armchair! - Học sinh C: ( đưa hình bồn tắm và hỏi) What’s this? - Học sinh D: It’s a tub.What a beautiful tub! Để thay đổi phương pháp tôi cho một em giới thiệu vật nào đó, em thứ hai nghe và phải tìm ra được hình đó là hình nào và đưa cũng dùng câu cảm thán để đưa ra lời nhận xét. Khi dùng phương pháp này bên cạnh việc các em có thể nhớ nội dung bài học, các em có thể được luyện thêm kỹ năng nghe, nói . - Học sinh A: Where is a shower ? - Học sinh B:(đưa ra hình vòi sen, nhìn hình và nhận xét) It’s here. Oh. What a nice shower ! . Ngoài ra để tạo cơ hội cho các em học sinh yếu có cơ hội luyện tập nhiều hơn, tôi gọi học sinh bất kỳ đưa ra tranh để giới thiệu hay dùng câu cảm thán , các em này phải đưa ra lời nhận xét, thỉnh thoảng tôi đề nghị các em cố tình nói sai để các em khác nhận xét và đưa ra đáp án đúng. - Học sinh A: ( đưa hình bếp điện) This is an electric stove - Học sinh B: Yes, that’s right. - Học sinh C: ( đưa hình ly nước cam) What a delicious orange juice ! - Học sinh D: No, you are wrong, what delicious orange juice ! 3/ Phương pháp diễn tả hành động : Đây là phương pháp thường làm lớp học sôi động và trở nên có hiệu quả. Giáo viên có thể dùng hành động để miêu tả hay yêu cầu các em diễn tả để các em khác đoán và 6
  7. trả lời , phương pháp này ứng dụng không chỉ khi đưa ra từ vựng mà còn có thể dùng nó khi giảng dạy ngữ pháp. a/ Ví dụ 1: ( Unit 6 – English 7 - part 1- page 60) + Giáo viên : ( diễn tả hành dộng đưa tay như vừa cầm cuốn sách vừa đọc ) - What am I doing ? - Học sinh : You are reading . - Giáo viên: I usually read books after school . How about you? What do you usually do after school ? + Sau khi đặt câu hỏi trên, tôi cho các em luyện tập theo nhóm, mỗi nhóm đại diện một học sinh diễn tả một hành động nào đó, nhóm khác sẽ đoán xem đó là hành động gì,bạn đó thường làm gì sau khi ở trường.Nhóm nào đoán đúng nhiều từ hơn, thì nhóm đó sẽ thắng. - Nhóm A: ( dùng hai tay diễn tả như chơi đàn ghi ta) - Nhóm B: You often play the guitar after school. - Nhóm C: ( diễn tả như chơi đá banh ) - Nhóm D: You often play soccer . + Để thay đổi phương pháp tôi gọi hai em học sinh lên bảng; một em hỏi , em còn lại chỉ diễn tả hành động, em đưa ra câu hỏi nhìn hành động diễn tả của bạn mình mà đưa ra câu trả lời cho thích hợp. - Học sinh A: What do you usually do after school ? - Học sinh B: ( diễn tả như viết ) - Học sinh A: You usually write a letter - Học sinh B: You are right + Sau đó để các em luyện tập thêm, tôi cho các em hỏi nhau bạn mình thường làm gì vào thời điểm khác như: cuối tuần, chủ nhật, buổi tối Ngoài ra tôi cho một em khác diễn tả, một em khác đoán bạn mình thường làm gì . 7