SKKN Một vài kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn Mĩ thuật bậc Tiểu học - Nguyễn Thùy Vinh

doc 16 trang sangkien 26/08/2022 16360
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn Mĩ thuật bậc Tiểu học - Nguyễn Thùy Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_kinh_nghiem_su_dung_do_dung_truc_quan_trong_day.doc

Nội dung text: SKKN Một vài kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn Mĩ thuật bậc Tiểu học - Nguyễn Thùy Vinh

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO VẠN NINH TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN PHÚ 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT VÀI KINH NGHIỆM SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT BẬC TIỂU HỌC Tên tác giả : Nguyễn Thùy Vinh Giáo viên Tổng phụ trách Năm học : 2013-2014 0
  2. A. Đặt vấn đề I. Lí do chọn đề tài Một trong những phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực của học sinh, tính độc lập sáng tạo, độc lập tư duy là biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan. Việc giảng dạy môn Mĩ thuật ở trường tiểu học cũng như những môn học khác, đồ dùng trực quan đóng một vai trò quan trọng trong giờ giảng. Bởi vì đồ dùng trực quan khi sử dụng có hiệu quả trong tiết giảng sẽ giúp học sinh tìm hiểu, so sánh, nhận xét, phán đoán và ghi nhận sự vật dể dàng hiểu sự vật qua con mắt quan sát bằng nét vẽ, hình vẽ, màu sắc một cách nhanh chóng, nhớ sự vật lâu hơn. Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm bàn bạc thống nhất. Cụ thể biện pháp nhằm cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá quá trình dạy học, tăng cường khả năng tư duy của học sinh ở quá trình lĩnh hội tri thức, phát huy tính độc lập, tính tích cực của học sinh được làm việc dưới nhiều hình thức và có được hứng thú trong giờ học. Một trong những phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực của học sinh, tính độc lập sáng tạo, độc lập tư duy là biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan. Việc giảng dạy môn Mĩ thuật ở trường tiểu học cũng như những môn học khác, đồ dùng trực quan đóng một vai trò quan trọng trong giờ giảng. Bởi vì đồ dùng trực quan khi sử dụng có hiệu quả trong tiết giảng sẽ giúp học sinh tìm hiểu, so sánh, nhận xét, phán đoán và ghi nhận sự vật dể dàng hiểu sự vật qua con mắt quan sát bằng nét vẽ, hình vẽ, màu sắc một cách nhanh chóng, nhớ sự vật lâu hơn. Vì thế mà tôi muốn đề cập đến phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn Mĩ thuật ở tiểu học sao cho bài giảng đạt kết quả cao nhất từ đồ dùng trực quan và mạnh dạn xây dựng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn Mĩ thuật Bậc tiểu học II . Đặc điểm tình hình 1. Thuận lợi – khó khăn 1.1 . Thuận lợi . Trường tiểu học Vạn Phú 2 có cơ sở vật chất; đồ dùng dạy học cơ bản đầy đủ cho việc dạy và học . Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện giúp đỡ về đồ dùng dạy học , đồng thời phân bố thời gian giảng dạy hợp lý . 1.2 . Khó khăn . Quan điểm của một số phụ huynh học sinh trong trường chưa có cái nhìn tích cực về môn Mĩ thuật nên dẫn đến việc một số học sinh chưa có đầy đủ đồ dùng . 2 . Nguyên nhân . Trong những năm học vừa qua, tôi được phân công giảng dạy môn Mĩ thuật tại trường Tiểu học Vạn Phú 2, tôi thấy hầu hết các em đều thích học vẽ, cảm nhận được cái hay, cái đẹp được thể hiện từ nội dung và hình thức mỗi khi các em vẽ một bức tranh hay một bài tập thực hành. Bên cạnh đó còn một số học sinh nhút 1
  3. nhát, rụt rè chưa mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình, một số em còn chán nản không thích học vẽ. Tất cả những vấn đề trên rất đáng lo ngại, ảnh hưởng lớn đến việc học Mĩ thuật của học sinh cho nên tôi đã tiến hành điều tra ở một số lớp xem có bao nhiêu em thích học vẽ và không thích học vẽ để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục. Chúng ta đã biết việc sử dụng đồ dùng trực quan tốt ở tiết giảng sẽ phát huy được sự tham gia của nhiều giác quan. Hơn nữa, lứa tuổi học sinh tiểu học lại là lứa tuổi tư duy còn đang ở độ thấp (tư duy cụ thể), cho nên khi sử dụng đồ dùng trực quan thì đồ dùng phải sinh động, phải cụ thể để học sinh có được khả năng tự giác tư duy trừu tượng qua tay sờ, mắt thấy, tai nghe và có được hứng thú học tập, hiểu vấn đề nhanh, nhớ đồ dùng trực quan lâu trong khi vận dụng làm bài thực hành. Chính vì thế khi nói đến phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong môn Mĩ thuật là ta phải nghĩ ngay đến một vấn đề có ý nghĩa quan trọng, vấn đề đưa lên hàng đầu trong các phương pháp giảng dạy Mĩ thuật ở tiểu học. Như chúng ta đã biết, một tiết dạy Mĩ thuật có đồ dùng trực quan được khai thác triệt để sẽ bồi dưỡng và phát triển cho các em lòng ham thích, say mê học tập và đáp ứng yêu cầu, mục đích của bài. Khi các em biết khai thác đồ dùng trực quan độc lập các em sẽ nắm được các yếu tố tạo nên vẻ đẹp trong môn Mĩ thuật, ngoài ra còn phát huy óc tưởng tượng, tư duy sáng tạo tốt hơn. Cho nên việc đổi mới phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan là một nhu cầu tất yếu của quá trình dạy học và cũng là để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên trên bục giảng. Hiện nay ở các trường tiểu học, nhìn chung đã có đủ giáo viên dạy chuyên môn Mĩ thuật. Do vậy trong mỗi bài giảng việc nghiên cứu áp dụng sử dụng đồ dùng trực quan luôn là vấn đề mà các giáo viên chuyên Mĩ thuật quan tâm để cho chất lượng của môn mĩ thuật ngày một được nâng cao. Qua nhiều năm thực tế giảng dạy, cùng với nghiên cứu các tài liệu nói về phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan; Tôi nhận thấy chất lượng giảng dạy môn mĩ thuật nhìn mặt bằng chung là chưa cao. Đặc biệt là vấn đề sử dụng đồ dùng trực quan còn chưa nhiều hoặc có sử dụng đồ dùng trực quan nhưng học sinh lại không khai thác kiến thức cơ bản từ đồ dùng trực quan mà vẫn thụ động quan sát đồ dùng. Tại một số lớp các trường lân cận tôi có dịp được tiếp xúc với các em học sinh và được biết các em rất thích học có đồ dùng trực quan. Nhưng qua thí điểm dạy cụ thể bằng các phương pháp sử dụng đồ dùng khác nhau tôi đã nhận thấy việc sử dụng đồ dùng trong một tiết dạy mà giáo viên xử lý dữ kiện của bài soạn với đồ dùng không đúng thì đồ dùng đó cũng vô tác dụng. Hay sử dụng đồ dùng để minh hoạ cũng vậy, nếu không để học sinh khai thác một cách tự nhiên thì cũng không có hiệu quả. Vì thế mà tôi muốn đề cập đến phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn Mĩ thuật ở tiểu học sao cho bài giảng đạt kết quả cao nhất từ đồ dùng trực quan. Dạy Mĩ thuật nói chung góp phần mở rộng môi trường mĩ thuật cho xã hội để mọi người đều hướng tới cái đẹp và thưởng thức cái đẹp từ đó giúp cuộc sống của con người phong phú hơn, đẹp hơn. III. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
  4. 1. Mục đích nghiên cứu. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn mĩ thuật ở trường Tiểu học. 2. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh tiểu học _ Trường tiểu học Vạn Phú 2 B. Những vấn đề cần giải quyết 1. Xác định phân môn trong chương trình. Chương trình mĩ thuật bậc tiểu học bao gồm : - Vẽ theo mẫu - Vẽ tranh theo đề tài - Vẽ trang trí - Tập nặn tạo dáng - Thường thức mĩ thuật 2. Thực trạng tình hình học tập của học sinh Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học còn nhỏ, sự tập trung chưa cao, nhận thức của các em mới là làm quen với những kiến thức ban đầu, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực hành còn yếu chưa chú ý đến vai trò của các bước thực hành khi vẽ tranh. Giờ học vẽ còn trầm, học sinh vẽ bài uể oải, chán nản, tiết học đạt hiệu quả không cao nhiều học sinh không hoàn thành bài (kêu là khó, không biết vẽ). Đó là một số nguyên nhân dẫn đến tiết dạy chưa thành công. muốn khắc phục được điều đó, giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ chương trình để có kế hoạch hướng dẫn cho học sinh. Không hướng dẫn chung chung với tất cả học sinh, cần có ý định trong từng đối tượng học sinh. Tổ chức tiết dạy sinh động, học sinh hứng thú làm bài đạt hiệu quả. Vì thế mà tôi muốn đề cập đến phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn Mĩ thuật ở tiểu học sao cho bài giảng đạt kết quả cao nhất từ đồ dùng trực quan. 3. Phương pháp thực hiện Theo mục đích, yêu cầu mỗi bài giảng thì phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan luôn được vận dụng trong việc giảng dạy Mĩ thuật ở tiểu học vì nó phù hợp với đặc điểm của môn học và phù hợp với đặc điểm tri giác của học sinh. Phương pháp trực quan đối với môn Mĩ thuật có những yêu cầu cụ thể như: Yêu cầu về chuẩn bị đồ dùng trực quan và sử dụng đồ dùng trực quan. Vậy khi nói đến việc chuẩn bị đồ dùng trực quan ta phải nghĩ đến nhiệm vụ của môn Mĩ thuật, ngoài việc cung cấp những tri thức bộ môn và rèn kỹ năng nó còn nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Do đó đồ dùng giảng dạy đưa ra cho học sinh học tập ngoài yêu cầu là đối tượng cho học sinh quan sát, phù hợp với nội dung bài giảng còn có yêu cầu là phải đẹp để thu hút sự chú ý của học sinh, tạo nên không khí nghệ thuật trong giờ học. Làm cho các em học sinh yêu thích vật mẫu bởi vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc của mẫu, làm phấn chấn tinh thần học tập của các em. Điều đó góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Vì thế đồ dùng học tập môn Mĩ thuật không thể tuỳ tiện phải cần có sự chuẩn bị chu đáo trước theo yêu cầu của bài giảng. Mẫu vẽ to rõ ràng để học sinh nhìn rõ màu sắc, đường nét phải tươi vui, sáng sủa. Khi đồ dùng trực quan 3
  5. đã được chuẩn bị đầy đủ, thì tuỳ thuộc vào đặc điểm của mỗi hình thức mĩ thuật mà có những yêu cầu về trình bày trực quan, để làm sao phát huy được khả năng tư duy khai thác kiến thức triệt để ở mỗi học sinh. Từ những tình hình chung đó và kết hợp với tình hình thực tế tôi nhận thấy việc sử dụng đồ dùng trực quan mỗi giáo viên vẫn còn sự hạn chế khác nhau. Mà cụ thể được thể hiện ở chất lượng bài tập của các em chưa cao. Khả năng tư duy hiểu bài, nhớ bài thông qua đồ dùng trực quan là rất thấp. Thậm chí có em chỉ quan sát đồ dùng trực quan như một vật không tác dụng, các em hoàn toàn không nắm được, không thâu tóm được nội dung chính của bài qua đồ dùng. Để khắc phục tình trạng này tôi đưa ra một số vấn đề từ thực tế cần giải quyết, nhằm mục đích giúp giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả để cho các em học sinh biết tự khai thác nội dung bài giảng từ trực quan. Nói tóm lại, khi sử dụng đồ dùng trực quan mà đồ dùng trực quan không đủ với yêu cầu bài giảng hay không đúng với mục đích bài giảng hoặc đồ dùng sử dụng không phù hợp với trình tự giảng, thời gian sử dụng ngắn quá, nhiều đồ dùng quá trong một tiết dạy đều không đem lại không khí nghệ thuật trong giờ học mà còn có tác dụng tiêu cực đến khả năng quan sát, phân tích đồ dùng của học sinh. 4. Vấn đề cần giải quyết Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ giảng Mĩ thuật là việc làm ban đầu, việc làm không thể thiếu đối với người giáo viên chuyên mĩ thuật khi đứng trên bục giảng. Nó là đặc thù của bộ môn vì thế giáo viên cần phải hết sức quan tâm chú trọng đến sự chuẩn bị đồ dùng trước giờ lên lớp sao cho thật chu đáo, thật đầy đủ và sát với yêu cầu, mục đích bài soạn. Ngoài ra, đồ dùng được chuẩn bị phải có thẩm mĩ. Từ những vật tĩnh, những vật vô tri, vô giác giáo viên phải thổi vào đó cái hồn của sự vật và phải là người truyền cái hồn của sự vật đến từng học sinh. Có như vậy thì đồ dùng trực quan khi được đưa ra mới phát huy tác dụng và có sức thuyết phục đối với học sinh. Giáo viên phải tạo cho lớp học một không khí nghệ thuật bằng kiến thức có ở đồ dùng trực quan để học sinh thực hành tốt. 5 - Phương pháp tiến hành 5.1. Biện pháp tiến hành Bước 1: Giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài giảng, phải có giáo án chi tiết trước khi lên lớp, phải tìm phương pháp truyền đạt nhanh nhất, ngắn nhất từ trực quan. Bởi đồ dùng trực quan nó phù hợp với đặc điểm môn học, phù hợp với đặc điểm tri giác của học sinh (tri giác bằng trực quan cụ thể) Bước 2: Chuẩn bị đồ dùng trực quan phù hợp với các tiến trình giảng trong mục đích yêu cầu bài soạn. Đồ dùng gồm mẫu vẽ như đồ vật, dụng cụ sinh hoạt, hoa quả, hình khối Tranh, ảnh như các phiên bản tranh của họa sĩ, minh hoạ các bước thực hiện bài vẽ, . Tất cả phải đáp ứng yêu cầu thẩm mĩ, đúng trọng tâm. Bước 3: Sử dụng trực quan để có hiệu quả thì khi sử dụng đồ dùng trực quan trong một tiết học vẽ giáo viên cần lấy mẫu , tranh ảnh làm trung tâm, lấy mẫu, tranh ảnh thay tiếng giảng giải, thuyết trình của cô. Cô chỉ gợi mở để học 4