SKKN Một vài biện pháp giúp học sinh Lớp 5 trường Tiểu học Mai Đăng Chơn học tốt phần Đọc hiểu (Read and answer) môn Tiếng Anh

doc 18 trang sangkien 10722
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài biện pháp giúp học sinh Lớp 5 trường Tiểu học Mai Đăng Chơn học tốt phần Đọc hiểu (Read and answer) môn Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_truong_tieu_hoc_m.doc

Nội dung text: SKKN Một vài biện pháp giúp học sinh Lớp 5 trường Tiểu học Mai Đăng Chơn học tốt phần Đọc hiểu (Read and answer) môn Tiếng Anh

  1. Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Mai Đăng Chơn học tốt Tên đề tài: MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC MAI ĐĂNG CHƠN HỌC TỐT PHẦN ĐỌC HIỂU (READ AND ANSWER) MÔN TIẾNG ANH. A. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu. Nó là công cụ tạo điều kiện hoà nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực; tiếp cận những thông tin quan trọng về khoa học kỹ thuật; tiếp cận với các nền văn hoá khác cũng như các sự kiện thế giới quan trọng. Với vai trò tối quan trọng nói trên nên đòi hỏi phải có thật nhiều người có khả năng sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo. Muốn đạt được mục tiêu này thì bộ môn Tiếng Anh phải được đưa vào giảng dạy thật hiệu quả ngay ở các trường phổ thông. Việc học tiếng Anh ở trường tiểu học sẽ giúp các em dần dần hình thành và phát triển những kiến thức, kỹ năng cơ bản về tiếng Anh. Ngày nay, việc dạy và học Tiếng Anh trong trường tiểu học đã có những thay đổi lớn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy để phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho bộ môn này. Quan điểm cơ bản nhất về phương pháp mới là làm sao phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo điều kiện tối ưu cho học sinh rèn luyện, phát triển và nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp chứ không phải việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ thuần tuý. Với quan điểm này, các kỹ thuật dạy học cũng như hoạt động trên lớp cũng đã được thay đổi và phát triển đa dạng hơn để có thể vận dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp và đạt hiệu quả cao. Là một giáo viên Tiếng Anh được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5 trong nhiều năm qua, tôi nhận thấy rằng: Phần “Read and answer” là một phần rất quan trọng không những trong việc giúp học sinh rèn kỹ năng đọc hiểu ở mỗi đơn vị bài học mà còn giúp các em hệ thống lại toàn bộ kiến thức mà các em đã được học trong bài. Tuy nhiên, đối với phần này các bài đọc (passages) thường dài, hình ảnh Mai Thị Xuân Thủy Trường Tiểu học Mai Đăng Chơn 1
  2. Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Mai Đăng Chơn học tốt minh họa thì nghèo nàn thêm vào đó hệ thống câu hỏi cho sẵn thường khó và đơn điệu không thu hút học sinh. Do đó, đại đa số các em không thích hoặc thậm chí có thể nói là ghét học phần này, vậy làm thế nào để giải quyết những vấn đề trên. Câu hỏi đặt ra thật là khó nên đòi hỏi người giáo viên phải dành rất nhiều thời gian để tìm tòi, nghiên cứu những hình thức học tập sao cho thật hấp dẫn, thu hút được sự hứng thú học tập của học sinh và tạo điều kiện tối đa cho nhiều học sinh được luyện tập tiếp thu kiến thức. Xuất phát từ lý do đó, trong quá trình giảng dạy tôi đã tham khảo nhiều sách hướng dẫn của các giáo trình tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học (Let’s learn English; Let’s go; English for kids ) và qua các lớp tập huấn, dự giờ đồng nghiệp trong trường, trong quận tôi đã tìm ra một số biện pháp để áp dụng dạy cho phần “Read and Answer” của tiếng Anh lớp 5 nhằm mục đích mang lại những hiệu quả thật cao cho bộ môn này. B. NỘI DUNG I. Thực trạng: Năm học 2012 – 2013, tôi được nhà trường tiếp tục phân công giảng dạy bộ môn Tiếng Anh khối lớp 5. Ở những phần như Listen and repeat, Look and say, hoặc phần Listen and circle, học sinh có vẻ còn chăm chú và thường xuyên phát biểu bài nhưng đến phần Đọc –Hiểu (Read and Answer) thì thái độ học tập của học sinh như hoàn toàn khác hẳn, lúc đầu các em thích học bao nhiêu thì đến phần này thì lớp học trở nên trầm hẳn - mỗi lớp chỉ có khoảng 6 đến 8 em giơ tay phát biểu xây dựng bài. Số học sinh còn lại học rất thụ động, khi giáo viên gọi đứng dậy đọc bài hoặc trả lời câu hỏi các em chẳng nói được gì, ngượng ngùng và mất tự tin. Có thể là do một số nguyên nhân sau: ở phần Đọc – Hiểu (Read and answer) nội dung bài đọc tương đối dài, hình ảnh minh họa thì nghèo nàn thậm chí có bài chỉ toàn kênh chữ không có lấy một tranh minh họa nào do đó gây rất nhiều khó khăn cho học sinh trong khi tìm hiểu bài. Mặt khác yêu cầu đưa ra không đa dạng, không phong phú (mỗi đọan văn đều có bốn câu hỏi để học sinh trả lời) khiến cho học sinh giảm dần hứng thú trong học tập. Mai Thị Xuân Thủy Trường Tiểu học Mai Đăng Chơn 2
  3. Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Mai Đăng Chơn học tốt Ngay từ những tuần đầu năm học, tôi đã theo dõi và lập bảng thống kê về thái độ của học sinh khối Năm đối với phần Read and Answer (Đọc- Hiểu) môn Tiếng Anh như sau: Thích học Không thích Lớp Sỉ số S.lượng % S.lượng % 51 35 7 20 28 80 52 35 8 22,9 27 77,1 53 35 5 14,3 30 85,7 Khối 5 105 20 19 85 81 Điều này đã làm tôi băn khoăn suy nghĩ rất nhiều. Nhiều lần tôi cũng đã trao đổi với các bạn đồng nghiệp khác, trong số những đồng nghiệp đó, cũng có người có cùng những băn khoăn suy nghĩ như tôi. Nhưng cũng có người cho rằng: ‘Phải có năng khiếu thì mới học tốt bộ môn này được”. Qua nhiều đêm suy nghĩ, hàng loạt câu hỏi cứ hiện ra trong đầu tôi: “Làm thế nào để lôi cuốn học sinh tham gia vào bài học một cách tích cực hơn?”, “Làm thế nào để chuyển tải nội dung phần bài học này đến với học sinh một cách hiệu quả nhất?”, “Làm thế nào để học sinh mình hứng thú hơn đối dạng bài này?” Vậy làm sao để giải quyết thực trạng này, tôi đã luôn trăn trở, suy nghĩ, bên cạnh việc nghiên cứu tài liệu, tôi không ngừng tham khảo ý kiến đồng nghiệp giàu kinh nghiệm và quan trọng hơn là trong các đợt tập huấn do Sở GD&ĐT tổ chức tôi đã được tiếp cận với tiến trình giảng dạy phần này, thêm vào đó khi được dự giờ các giáo viên văn hóa trong trường tôi đã học hỏi được rất nhiều kỹ thuật dạy học tích cực từ đó tôi đã mạnh dạn áp dụng và đã mang lại hiệu quả đáng kể. Trong quá trình vừa giảng dạy, vừa nghiên cứu, học hỏi tôi đã đúc rút được một vài biện pháp có thể khắc phục được thực trạng trên khi giảng dạy phần Đọc- Hiểu (Read and aswer): “Thứ nhất, giáo viên phải có cách dẫn bài thật sự hấp dẫn, thu hút được sự tò mò khám phá kiến thức mới của học sinh.Thứ hai, dùng những Mai Thị Xuân Thủy Trường Tiểu học Mai Đăng Chơn 3
  4. Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Mai Đăng Chơn học tốt hình ảnh minh họa cụ thể giúp học sinh dễ dàng nắm bắt nội dung bài đọc. Thứ ba, áp dụng nhiều hình thức luyện tập sao cho thu hút được học sinh”. Tôi đã áp dụng nhiều lần trên lớp và đã mang lại hiệu quả đáng kể. III. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ Xuất phát từ tình hình thực tế như đã trình bày ở trên, bản thân tôi trong quá trình giảng dạy đã cố gắng nghiên cứu, tìm tòi những hình thức học tập giúp học sinh dễ nắm bắt được nội dung bài học, khắc sâu được kiến thức cho học sinh và tạo điều kiện tối ưu cho mọi học sinh có được nhiều cơ hội luyện tập. Trước hết để các em thực sự thích tìm hiểu hoạt động này, tôi đã mạnh dạn áp dụng các biện pháp sau và đã mang lại hiệu quả như mong muốn. Biện pháp 1. Tạo ra các tình huống có vấn đề: Đứng trên phương diện là người giảng dạy chúng ta không thể nhồi nhét kiến thức vào đầu học sinh được. Chính vì vậy mà câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để học sinh tiếp thu bài học một cách chủ động, tích cực, sáng tạo. Phải chăng là chúng ta nên giúp các em tạo ra động cơ học tập đúng đắn. Chúng ta biết rằng tâm lý trẻ là rất tò mò nên việc tạo ra các tình huống có vấn đề sẽ thu hút sự tập trung tìm hiểu, khám phá của trẻ. Có nhiều cách để tạo tình huống có vấn đề: Thứ nhất, tạo ra những tình huống, những câu hỏi khiến học sinh phải suy đoán có thể đưa ra những lời giải mang tính sáng tạo của riêng mình. Thứ hai, có thể dẫn dắt học sinh tham gia vào các câu chuyện kể để ngõ và yêu cầu các em dự đoán diễn biến tiếp theo. Với những cách tổ chức như vậy sẽ kích thích được sự tò mò, muốn khám phá đến cùng để giải đáp thắc mắc của chính các em. 1.1 Câu hỏi gợi mở, dẫn dắt bài mới Trước khi học sinh đi vào phần tìm hiểu bài thì đây là giai đoạn quan trọng quyết định việc các em có tích cực tham gia vào bài học hay không. Nếu giáo viên giới thiệu bài học một cách chung chung, trừu tượng sẽ không thu hút được sự tập trung chú ý của các em. Vì thế cần làm thế nào để thu hút các em ngay từ ban đầu là Mai Thị Xuân Thủy Trường Tiểu học Mai Đăng Chơn 4
  5. Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Mai Đăng Chơn học tốt câu hỏi thường xuyên được tôi suy nghĩ và dành thời gian để tìm cách giải đáp nhiều nhất. Trong một số đoạn văn có hình ảnh minh họa cụ thể hoặc nếu không có thì tôi tìm một hình ảnh phù hợp yêu cầu các em quan sát và tìm hiểu nội dung các tranh thông qua một hệ thống câu hỏi từ những thứ mà các em đã được học đến những vấn đề liên quan đến bài mới mà các em cần suy nghĩ đưa ra một lời dự đoán nào đấy. Muốn biết dự đoán của mình có chính xác không các em háo hức tham gia vào bài học để tự mình đi đến kết luận từ đó tạo cho các em một động cơ chính đáng để tham gia vào quá trình lĩnh hội tri thức mà các em mơ hồ không nhận ra. Chẳng hạn đối với phần Read and answer của Unit 1: NEW FRIENDS, NEW PLACES tôi đưa tranh minh họa Tony và đưa ra hàng Tony loạt câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời nếu đó là những điều các em đã được học hoặc đưa ra dự đoán nếu là vấn đề mới cần tìm hiểu. Ví dụ: Who’s he? Where is he from? What’s his address? Where does he study? What’s his favourite subject at school? Từ đó học sinh muốn tìm hiểu những thông tin này thì các em phải tập trung vào bài học để tự giải đáp thắc mắc của mình. Tương tự đối với phần Read and answer của Unit 8: FAMILY WEEKEND ACTIVITIES tôi cho các em xem bức ảnh về bãi biển Sầm Sơn – Thanh Hóa và đặt Sam Son beach ra một số câu hỏi như: Where’s this? Have you gone to Sam Son? Last weekend, Nam went to Sam Son with his family. Can you guess what did he do there? Ở Unit 9: ACTIVITIES FOR NEXT SUNDAY, bức ảnh minh họa của phần này không toát lên nội dung nội dung bài đọc, vì vậy tôi thay và đó bằng một tranh khác thiết thực hơn, dễ gợi mở cho học sinh hơn. Từ đó đưa ra một số câu hỏi kích Mai Thị Xuân Thủy Trường Tiểu học Mai Đăng Chơn 5
  6. Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Mai Đăng Chơn học tốt thích học sinh tham gia vào quá trình tìm hiểu bài. Where is this? Have you gone to Hanoi? Do you know any places in Hanoi? Nga Nga is going to visit Hanoi next Sunday with her family. Can you guess what she is doing there? Khi sử dụng biện pháp này tôi nhận thấy rằng học sinh của mình trở nên hứng thú hơn, các em tham gia vào bài học sôi nổi hơn, vì thế các tiết học không còn buồn tẻ và kém hiệu quả nữa. 1.2 Dùng hình thức “Kể chuyện” (Story Telling) Bằng hình thức kể chuyện kèm theo những hình ảnh minh họa cụ thể, những cử chỉ điệu bộ thể hiện nội dung câu chuyện sẽ thu hút được sự tập trung sự chú ý của học sinh từ đó các em học sinh dễ dàng nắm bắt nội dung bài đọc và ghi nhớ chúng một cách bền lâu. Chính vì nắm bắt được nhu cầu thích nghe, nhìn và hoạt động của học sinh nên tôi đã lựa chọn hình thức kể chuyện để dẫn dắt các em tham gia vào bài học một cách tự nhiên, không miễn cưỡng. Ví dụ: Ở Unit 4: SCHOOL ACTIVITIES: Đây là một đoạn văn nói về các hoạt động trong giờ ra chơi của các em. Mặc dù là rất quen thuộc nhưng với ngôn ngữ là Tiếng Anh thêm vào đó lại không có một hình ảnh minh họa nào nên để nắm được nội dung bài không phải là một việc đơn giản. Chính vì thế tôi đã vận dụng các tranh về các hoạt động các em đã được học và tìm kiếm một số tranh khác hỗ trợ thêm để làm nổi rõ nội dung bài. Tôi có thể truyền tải qua trang giáo án sử dụng phần mềm Power Point hoặc cũng có thể chuẩn bị thành những tranh vẽ cầm tay và sử dụng một cách hợp lý trong khi chuyển tải nội dung bài đọc thành một câu chuyện và đây cũng là lý do thu hút các em vào các hoạt động tiếp theo của tiết học. Ví dụ: Giáo viên đưa tranh và bắt đầu câu chuyện Mai Thị Xuân Thủy Trường Tiểu học Mai Đăng Chơn 6