Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Anh cấp Tiểu học

doc 18 trang sangkien 31/08/2022 4400
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Anh cấp Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_he_thong_bai_tap_boi_duong_ho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Anh cấp Tiểu học

  1. Së gi¸o dôc & ®µo t¹o tØnh nam ®Þnh Phßng gi¸o dôc & ®µo t¹o ý yªn Tr­êng tiÓu häc b yªn ®ång  S¸ng kiÕn dù thi cÊp tØnh B¸o c¸o S¸ng kiÕn “x©y dùng hÖ thèng bµi tËp båi d­ìng häc sinh giái TiÕng anh cÊp tiÓu häc” T¸c gi¶: §Æng ThÕ Tµi. Tr×nh ®é chuyªn m«n: §¹i häc Ngo¹i ng÷. Chøc vô: Gi¸o viªn tiÕng Anh. N¬i c«ng t¸c: TiÓu häc B Yªn §ång. Yªn §ång, th¸ng 5 n¨m 2014 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1
  2. 1. Tên sáng kiến: “Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh cấp tiểu học” 2. Lĩnh vực áp dụng: Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4, 5 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 20 tháng 9 năm 2012 đến ngày 25 tháng 4 năm 2014 4. Tác giả: Họ và tên: Đặng Thế Tài Giới tính: Nam Năm sinh: 1977 Nơi thường trú: xã Yên Đồng huyện Ý Yên tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học Ngoại ngữ Năm vào ngành GD: 2000 Chức vụ công tác: Giáo viên tiếng Anh Nơi làm việc: Trường Tiểu học B Yên Đồng Địa chỉ liên hệ: xóm 30, thôn Khang Giang xã Yên Đồng huyện Ý Yên tỉnh Nam Định Địa chỉ thư điện tử: thetaidang@yahoo.com Điện thoại: 0979 111 343 5. Đồng tác giả: Không có 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Tiểu học B Yên Đồng Địa chỉ: thôn Khang Giang, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định Điện thoại: 0988 925 605 2
  3. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TIÕNG ANH CẤP TIỂU HỌC I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 1.1. Lý do chọn đề tài: Ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng ngày càng trở nên quan trọng trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay. Đặc biệt, tiếng Anh đã trở thành một phương tiện chính thức để chúng ta có thể hội nhập sâu rộng với thế giới trên mọi lĩnh vực. Xác định tầm quan trọng đó, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1400/QĐ – TTg ngày 30/9/2008 phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2008-2020”. Trong đó đã quy định ngoại ngữ số 1 được dạy và học trong hệ thống giáo dục quốc dân là tiếng Anh; xây dựng và ban hành khung trình độ năng lực ngoại ngữ gồm 6 bậc tương thích với các tiêu chí của khung tham chiếu châu Âu. Theo đó học sinh tốt nghiệp cấp Tiểu học phải đạt chuẩn bậc 1. Để có thể thực hiện thành công mục tiêu trên, mỗi giáo viên phải không ngừng tự học và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực tiếng Anh của mình mà còn phải nâng cao chất lượng học sinh sinh giỏi để tạo ra nhân tài cho đất nước. Để có được học sinh giỏi thì ngoài năng lực, tố chất của học sinh còn phải kể đến công lao bồi dưỡng của người thầy. Người thầy phải nghiên cứu, tìm tòi, và củng cố lượng kiến thức về từ vựng và ngữ pháp, đồng thời phải xây dựng hệ thống các loại bài tập để bồi dưỡng và nâng cao cho các em. Trong tất cả các giáo trình tiếng Anh đang được áp dụng trên hệ thống giáo dục tiểu học hiện tại thì phần bài tập nâng cao chưa đa dang dạng và còn thiếu. Bên cạnh đó, các loại sách tham khảo dành cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở cấp học này cũng không nhiều. Để giải quyết vấn đề này, tôi đã cho ra đời của sáng kiến kinh nghiệm: “Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh cấp Tiểu học” 3
  4. 1.2. Mục đích nghiên cứu: - Nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Anh tiểu học nói riêng. - Nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh các lớp 4, 5 tại trường Tiểu học B Yên Đồng huyện Ý Yên 1.4. Phạm vi nghiên cứu: - Chương trình tiếng Anh tiểu học lớp 3, 4, 5. - Từ vựng theo chủ đề: family, school, weather, color, food, animal, place, - Ngữ pháp: Các thì tiếng Anh cơ bản, các cấu trúc ngữ pháp, 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh cấp tiểu học. - Giúp học sinh đạt trình độ năng lực tiếng Anh bậc A1 theo tham khung chiếu châu Âu sau khi tốt nghiệp bậc tiểu học. 1.6. Phương pháp nghiên cứu: - Hệ thống hóa các chủ điểm từ vựng và dạng bài tập thông qua các tài liệu, sách giáo khoa và thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh tiểu học. - Tiến hành khảo sát chất lượng học sinh qua các đợt kiểm tra định kỳ và thi học sinh giỏi tiếng Anh tại trường. - Đúc rút kinh nghiệm qua quá trình nghiên cứu. II. THỰC TRẠNG 2.1. Thuận lợi: 2.1.1. Các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tích cực tới đề tài: 4
  5. - Là giáo viên tiếng Anh đứng lớp qua nhiều năm kinh nghiệm và nghiên cứu giảng dạy tôi dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu suy ngẫm về chuyên môn cũng như tính hiệu quả của giờ lên lớp, đặc biệt là giờ dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. - Bản thân tôi chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo nhiều tài liệu, về ngữ pháp, bài tập nâng cao, các đề thi học sinh giỏi huyện, tỉnh, quốc gia Sau đó, tôi ghi chép và tích lũy thường xuyên. - Bản thân thường xuyên trao đổi với đổng nghiệp trong và ngoài giờ dạy để học hỏi và đúc rút kinh nghiệm cần thiết để áp dụng trong quá trình bồi dưỡng. 2.1.2. Yếu tố khách quan ảnh hưởng tích cực đến đề tài: - Ban giám hiệu có sự động viên sâu sắc đúng mức đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. - Một số học sinh giỏi siêng năng và ham học. - Những năm gần đây các kì thi HSG tiếng Anh chủ yếu được tổ chức thông qua hình thức giao lưu Olympic tiếng Anh cấp huyện vào cuối năm học, và đặc biệt qua mạng Internet, cứ mỗi tuần mở ra một vòng thi giúp học sinh dể dàng vào thi và thực sự gây hứng thú cuốn hút được các em. 2.2. Khó khăn: - Trường tôi là một trường nằm ở vùng nông thôn, tài liệu sách tham khảo ở thư viện còn hạn chế. Vì thế, chưa có đủ tư liệu để học sinh và giáo viên tham khảo, nghiên cứu một cách thoải mái, dễ dàng. Đa số học sinh là con em nông dân, gia đình còn nghèo nên cha, mẹ chỉ lo kinh tế không có thời gian quan tâm và đôn đốc việc học của các em nên nguồn học sinh khá, giỏi còn hạn chế. - Hầu hết gia đình các em đều chưa có máy vi tính kết nối mang Internet. - Phụ huynh cũng như học sinh còn “coi nhẹ” môn Tiếng Anh. 5
  6. * Với những khó khăn như vậy cho nên nhưng năm học trước đây khi chưa áp dụng những kinh nghiệm này thì số lượng học sinh giỏi bộ môn tiếng Anh của nhà trường rất thấp. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Công tác chuẩn bị : Bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác quan trọng đòi hỏi ở giáo viên lòng nhiệt tình, luôn tìm tòi học hỏi sáng tạo, dành nhiều thời gian nghiên cứu và giảng dạy. Bên cạnh đó cũng rất cần sự quan tâm chỉ đạo của BGH nhà trường, tổ CM có kế hoạch và sắp xếp lịch bồi dưỡng hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi nhằm không bị chồng chéo trong việc dạy của giáo viên và việc học các bộ môn khác của học sinh. Ngoài ra sự tích cực thi đua học tập của học sinh là yếu tố quyết định kết quả bồi dưỡng. Trong quá trình giảng dạy tôi đã nhận thấy rằng cần phải có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể về nội dung chương trình môn tiếng Anh tiểu học từ lớp 3 đến lớp 5, nhằm giúp các em hệ thống lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng. Ngoài những yếu tố trên thì chúng ta không thể thiếu sự giúp đỡ hổ trợ của phụ huynh học sinh. Vì vậy tôi đã trực tiếp mời riêng những phụ huynh có con em học giỏi tiếng Anh, trao đổi về tình hình học tập của các em để phụ huynh thấy được vai trò cần thiết về viêc bồi dưỡng của con em mình. Từ đó họ có những quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, về tài liệu phục vụ học tập và nhắc nhở các em học tập ở nhà tốt hơn. 3.2. Phương pháp tiến hành: - Hiện nay các sách tham khảo và sách bài tập về tiếng Anh dành cho học sinh còn rất hạn chế. Do đó, nhằm giúp học sinh tiếp nhận và nâng cao kiến thức chuyên sâu môn tiếng Anh giáo viên làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phải hệ thống hóa kiến thức chung và biên soạn các dạng bài tập bồi dưỡng và nâng cao. Biên soạn khung thời gian và nội dung các đề bài để có kế hoạch dạy cho từng tuần, từng tháng. 6
  7. - Trước kì thi giáo viên chọn lọc một số đề thi qua các kỳ thi học sinh giỏi, hướng dẫn học sinh cách tiếp cận đề, hiểu đề nắm yêu cầu đề ra giúp các em tránh bở ngỡ khi gặp các dạng bài mới. 3.2.1. Hệ thống hóa kiến thức chung: 3.2.1.1. Hệ thống hóa kiến thức ngữ pháp: Trong chương trình tiếng Anh cấp tiểu học, động từ được dùng chủ yếu ở thì hiện tại đơn giản và được bổ sung thêm ở thì hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn giản và tương lai gần. Động từ khuyết thiếu gồm: can, should, must. Dạng động từ: verb to verb, verb + v-ing Các mẫu câu gồm: khẳng định, phủ định, nghi vấn, câu hỏi có từ để hỏi và câu đơn câu phức, câu ghép, câu mời, câu đề nghị liên quan đến các chủ điểm gia đình, bạn bè, trường học, quê hương, giải trí, thể thao, giao thông, 3.2.1.2. Hệ thống hóa từ vựng: a. Danh từ: - Phân biệt danh từ đếm được và không đếm được; danh từ đếm được số ít và danh từ đếm được số nhiều; các quy tắc chuyển từ danh từ đếm được số ít sang danh từ đếm được số nhiều và các dạng danh từ số nhiều đặc biệt như: children, people, men, women, oxen, sheep, fish, - Hệ thống hóa các danh từ theo các nhóm: family, school, jobs, foods and drinks, housing, animals, subjects, musical instruments, means of transport, b. Tính từ: Cách dùng của tính từ: làm thành phần bổ tố trong câu chủ yếu với động từ “to be”, như: He is tall and thin - Tạo thành danh từ ghép với vị trí trước danh từ chính: a red book 7
  8. - Hệ thống hóa các tính từ về thời tiết, kích thước, hình dáng, trạng thái, tính chất, màu sắc, c. Trạng từ: - Hệ thống các loại trạng từ: tần suất, thể cách, thời gian, nơi chốn. - Cách dùng của trạng từ và vị trí của các loại trạng từ trong câu. - Cách tạo thành trạng từ từ tính từ. d. Giới từ: Hệ thống các giới từ về không gian và thời gian; các giới từ đi cố định với một số tính từ và động từ như: to be fond of, to be proud of, to be interested in, to be different from, to be busy with, look for, look after, take care of, get up, stay up, take out, . e. Mạo từ: Phân biệt mạo từ xác định (the) và không xác định (a, an) và các dùng của chúng. g. Đại từ: Đại từ nhân xưng và chức năng của chúng (chủ ngữ, tân ngữ, sở hữu). Đại từ chỉ định và chức năng của chúng (chủ ngữ, tính từ). h. Từ để hỏi: - Hệ thống hóa các từ để hỏi và vị trí của chúng trong câu hỏi: Who, Whose, What, Which, Why, How, Where, When. - Dạng kết hợp: What + danh từ: What subject, What color, What time, How + tính từ: How old, How long, How far, How + trạng từ: How often, How fast, How many + danh từ số nhiều. 8