SKKN Một số phương pháp khi dạy các phép tu từ: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ trong phân môn Tiếng Việt Lớp 6

doc 14 trang sangkien 05/09/2022 17780
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp khi dạy các phép tu từ: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ trong phân môn Tiếng Việt Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_khi_day_cac_phep_tu_tu_so_sanh_an_du.doc

Nội dung text: SKKN Một số phương pháp khi dạy các phép tu từ: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ trong phân môn Tiếng Việt Lớp 6

  1. II. BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số phương pháp khi dạy các phép tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ trong phân môn Tiếng Việt lớp 6. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Ngữ Văn 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết - Môn Ngữ văn cũng như những bộ môn khoa học khác nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống và phát triển tư duy của con người . Môn Ngữ văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm,tư tưởng ,tình cảm cho học sinh, nó còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học. Học tốt môn Ngữ văn sẽ giúp các em học tốt hơn các bộ môn khác. Môn Ngữ văn trong nhà trường bậc THCS nói chung, phần Tiếng Việt nói riêng đã mang lại cho con người hiểu được giá trị đặc sắc của nghệ thuật, biết thưởng thức những cái hay, cái đẹp ý nghĩa cuộc đời qua những áng thơ văn . - Trong quá trình dạy học phân môn Tiếng việt, tôi nhận thấy học sinh, đặc biệt là học sinh khối 6 chưa có vốn từ phong phú, hiểu từ, ngữ, nghĩa còn mơ hồ dẫn đến tình trạng các em còn viết sai chính tả, sai ngữ nghĩa và ít có học sinh dùng từ, đặt câu chưa hay. - Khi dạy các phép tu từ: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ tôi thấy học sinh hiểu khái niệm còn chung chung chưa đi sâu tìm hiểu giá trị biểu đạt và vận dụng chưa linh hoạt các phép tu từ này vào Tìm hiểu và tạo lập văn bản, trong giao tiếp Một số học sinh còn lẫn lộn giữa các phép tu từ với nhau dẫn đến hiểu sai, vận dụng sai. - Để học sinh nhận biết, tìm hiểu đúng giá trị nghệ thuật và vận dụng có hiệu quả các phép tu từ này đòi hỏi người giáo viện phải hướng học sinh một cách cụ thể , tỉ mĩ gần gũi với tư duỵ, nhận thức của các em về cách nhận biết, cách tìm hiểu giá trị nghệ thuật cách vận dụng các phép tu từ vào nói, viết. Nghĩa là gắn với những hiểu biết từ thực tế cuộc sống và những hiểu biết cơ bản mà các em đã phân tích tìm hiểu ở phần văn bản. Như vậy quá trình dạy học phân môn Tiếng Việt sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh, học sinh sẽ nhận biết chắc hơn , hiểu sâu hơn về giá trị nghệ thuật của mỗi phép tu từ, tránh nhầm lẫn giữa phép tu từ này với phép tu từ kia. Đồng thời cũng một lần nữa củng cố thêm kiến thức về văn học, về cuộc sống và luyện cho học sinh cách viết lời văn trau chuốt , có hình ảnh, hàm súc, có tính biểu cảm cao. - Từ nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như dạy các phép tu từ. Đó là cách nhận biết, cách tìm hiểu giá trị nghệ thuật, cách vận dụng và phân biệt các phép tu từ, cách bình các biện pháp tu từ. Từ đó học sinh sẽ biết sử dụng các phép tu từ trên một cách chuẩn xác, hay hơn. Thực tiễn cho thấy việc làm của tôi có nhiều kết quả tốt. Hưởng ứng phong trào viết Sáng kiến, giải pháp năm học 2013- 2014, tôi xin trình bày giải pháp Một số phương pháp khi dạy các phép tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ trong phân môn Tiếng Việt lớp 6. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học. 1
  2. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3.2.1 Mục đích của giải pháp: - Vấn để: Làm thế nào để có phương pháp dạy học tốt nâng cao chất lượng về một số biện pháp tu từ cho học sinh lớp 6. Bản thân tôi mong muốn đóng góp một số kinh nghiệm để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất, mục đích của sáng kiến giúp học sinh không những hiểu đúng các biện pháp tu từ mà còn giúp các em yêu thích Tiếng Việt hơn. + Học sinh hứng thú với bộ môn, chủ động tiếp cận kiến thức, hiểu và vận dụng sẽ tốt hơn. 3.2.2Nội dung giải pháp. 3.2.2.1Thực trạng. - Dạy học văn chương nói chung vừa dạy môn khoa học vừa dạy môn nghệ thuật bởi văn học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Đối với phân môn Tiếng Việt nói riêng đặc biệt các biện pháp tu từ người giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát hiện được : Cách nhận biết, cách tìm hiểu giá trị nghệ thuật, cách vận dụng các phép tu từ trong khi nói và viết các tín hiệu nghệ thuật của mỗi biện pháp tu từ từ đó giúp các em cảm nhận được giá trị và ý nghĩa của tiếng việt. - Quá trình dạy học phân môn Tiếng Việt chúng tôi còn gặp nhiều khó khăn: * Đối với học sinh: - Do điều kiện kinh tế cũng như sự quan tâm của phụ huynh chưa cao, cùng với ý thức tự học của các em còn thấp: lười học, không chịu suy nghĩ động não Chính vì thế trong quá trình học tập chưa đạt được hiệu quả cao. - Học các phép tu từ: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ , các em chưa xác định được khái niệm của mỗi phép tu từ, còn lẫn lộn giữa các phép tu từ, chưa phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa các phép tu từ đó, nên dẫn đến việc hiểu sai hoặc hiểu chưa rõ về giá trị nghệ thuật cũng như nội dung của mỗi phép tu từ. - Trong mỗi bài kiểm tra tiếng việt các em còn rất lúng túng khi xác định các phép tu từ và phân tích ý nghĩa trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn. * Đối với giáo viên: - Một số giáo viên khi dạy các phép tu từ còn gặp nhiều khó khăn, nhiều tiết dạy chưa đạt hiệu quả cao như: Dạy chưa hết bài, hướng dẫn học sinh một cách chung chung, chưa tỉ mỉ, cách nhận biết, cách tìm hiểu giá trị nghệ thuật, cách vận dụng tu từ vào bài viết chưa cao, dẫn chứng trong bài dạy còn nghèo, chưa biết dùng đoạn văn mẫu để các em học tập, chưa phát huy hết khả năng của học sinh . Từ thực trạng đó, trong quá trình dạy các bài về biện pháp tu từ. Tôi nghĩ rằng đối với một giáo viên dạy ngữ văn đặc biệt khi dạy phần này cần chú ý những yêu cầu sau: - Phải khơi gợi hứng thú cảm nhận cho các em, tạo cơ sở để các em phát huy cảm nhận về giá trị của các biện pháp tu từ. - Phải hướng dẫn học sinh một cách cụ thể, tỉ mĩ về cách nhận biết, cách cách tìm hiểu giá trị nghệ thuật. - Học sinh biết vận dụng kiến thức vào bài viết của mình. 2
  3. 3.2.2.2 Phương pháp dạy học cụ thể: a Phép tu từ so sánh a1.Cách nhận biết. - So sánh là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật , sự việc khác có nét tương đồng để tạo nên một hình ảnh cụ thể hàm súc cho sự diễn đạt . Nghĩa là đem cái chưa biết, chưa rõ đối chiếu với cái đã biết để qua cái đã biết mà nhận thức, hình dung được cái chưa biết. Khi dạy bài này, bước đầu tiên giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện phép so sánh thông qua cấu trúc của nó. Cấu trúc của phép so sánh bao giờ cũng có hai vế. - Vế A ( Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh) - Vế B ( Nêu tên sự vật , sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế a) Giữa hai vế thường có: - Từ ngữ chỉ phương diện so sánh - Từ ngữ so sánh Hoặc có thể vắng từ ngữ chỉ phương diện so sánh, hoặc vắng từ ngữ so sánh , hoặc cả hai. Sau khi tìm hiểu giáo viên cho học sinh rút ra mô hình của phép so sánh rất đa dạng để học sinh, đặc biệt là học sinh yêú, trung bình để nhận biết. Mỗi dạng giáo viên lấy nhanh hoặc cho học sinh lấy nhanh một ví dụ để minh họa. - Dạng đầy đủ: Vế A +PDSS(Phương diện so sánh)+ TNSS(Từ ngữ so sánh)+ Vế B Ví dụ : Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận VA PDSS TNSS VB - Dạng biến đổi ít nhiều. - Vế A + TSS + Vế B Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành VA TSS VB -Vế A + Vế B Ví dụ: Tấc đất tấc vàng VA VB - TNSS + Vế B + Vế A Ví dụ: Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất phục TSS VB VB - Vế B + Vế A Ví dụ: Trường Sơn: Chí lớn công cha VB VA a2. Cách tìm giá trị nghệ thuật. - Trong phép so sánh, để làm rõ A ( Sự vật được so sánh) Thường người ta lấy B ( Sự vật dùng để so sánh) Bao giờ cũng cụ thể, quen thuộc với nhiều người và giàu hình ảnh. - Sau khi học sinh đã tìm được phép so sánh trong các mẫu ví dụ giáo viên cần hướng dẫn hoc sinh phân tích nội dung, ý nghĩa của vế B thì nội dung của vế A và nội dung toàn câu sẽ được làm rõ . Muốn hiểu được vế B một cách chuẩn 3
  4. xác buộc chúng ta phải sử dụng vốn hiểu biết từ thực tế, vốn kiến thức văn học đã có. Khi các em làm tốt khâu này các em đã tìm được giá trị nghệ thuật đích thực của phép tu từ này. Cụ thể khi phân tích ví dụ: Ví dụ 1. Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan Giáo viên cho học sinh xác định cấu trúc. Trẻ em như búp trên cành VA TSS VB. ? Tại sao tác giả lại so sánh “Trẻ em” với “búp trên cành”? -> Trẻ em và búp trên cành cũng là các sự vật đang ở giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển. - Từ những đặc điểm về màu sắc, về trạng thái non tơ của “búp trên cành” đã giúp người đọc liên tưởng tới đặc điểm tươi trẻ, tràn trề sức sống của trẻ em. Ví dụ 2: “ Cái chàng đế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện” ( Trích: Dế Mèn phiêu lưu kí- Tô Hoài) - Giáo viên cho học sinh xác định cấu trúc của ví dụ. Cái chàng đế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã VA PDSS TSS nghiện thuốc phiện. VB ? Em hiểu “ gã nghiện thuốc phiện” là người như thế nào? -> Dáng người gầy gò, ốm yếu , da vàng tái, đi liêu xiêu ? Thông qua hình ảnh dùng để so sánh, tác giả muốn khẳng định điều gì về anh chàng Dế Choắt? -> Cách so sánh này làm rõ hơn cái ốm yếu , quoặt quẹo, yểu tướng của anh chàng Dế Choắt. a3. Lời bình phép tu từ so sánh - Hạn chế đối với học sinh: Phần lớn việc cảm nhận giá trị biện pháp tu từ so sánh của học sinh trong một bài viết cụ thể, các em chỉ nêu được phép tu từ và nêu tác dụng của vế A và vế B mà thôi, các em chưa biết dùng lời bình để làm rõ ý nghĩa của biện pháp tu từ đó trong một đoạn thơ, đoạn văn . Từ đó các em chưa cảm nhận được nghệ thuật đặc sắc cũng như ý đồ của tác giả. Để giúp các em có kĩ năng dùng lời bình trong phép tu từ so sánh tôi có thể đưa ra ví dụ như sau? Ví dụ: “ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa nghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.” ? Thông qua hình ảnh dũng sĩ để so sánh em thấy dượng Hương Thư hiện lên như thế nào? Bình: Hình ảnh dùng để so sánh này gợi cho người đọc liên tưởng đến vẻ đẹp thể chất và sự dũng mãnh của dượng Hương Thư như một người anh hùng 4
  5. khi vượt thác, và thông qua hình ảnh dùng để so sánh này ta cũng thấy được dụng ý của nhà văn: Ở ngoài đời dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ , tính nết nhu mì, ai cũng gọi vâng vâng, dạ dạ nhưng khi vượt thác , dượng trở thành người hoàn toàn khác. Phải chăng, khi cần vượt qua thử thách, con người Việt Nam vốn bình thường trong cuộc sống bổng lớn dậy với vẻ đẹp phi thường. - Khi học sinh đã nhuần nhuyễn trong cách tìm giá trị nghệ thuật của phép tu từ so sánh thì các em dễ dàng vận dụng vào tìm hiểu , tạo lập văn bản đặc biệt là văn bản miêu tả. a4. Sử dụng thành ngữ so sánh. - Khi dạy phép so sánh, giáo viên dành một ít thời gian để học sinh tìm các thành ngữ so sánh, bởi khi học sinh biết vận dụng thành ngữ so sánh thích hợp vào nói, viết sẽ tạo ra nhiều hình ảnh cụ thể, sinh động giúp người đọc, người nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc được nói đến. Đối với việc thể hiện tư tưởng tình cảm của người viết sẽ tạo ra những lối nói hàm súc giúp người đọc, người nghe dễ nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người nói, người viết. Ví dụ: - Bạn ấy trắng như trứng gà bóc. - Nó chậm như rùa ( Đen như mực, khỏe như voi, đắt như tôm tươi, cao như núi ) b. Phép tu từ ẩn dụ b1. Cách nhận biết. - Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng. - Khi dạy bài này, giáo viên cần phân tích làm rõ mối quan hệ gữa ẩn dụ và so sánh đã học ở tiết trước để học sinh dễ hình dung . Ẩn dụ là một loại so sánh ngầm, trong đó ẩn đi sự vật, sự việc được so sánh ( Vế A) , phương diện so sánh, từ so sánh chỉ còn sự vật, sự việc được dùng so sánh ( Vế B) Vậy muốn tìm được phép ẩn dụ và hiểu được cái hay, hàm súc của ẩn dụ thì phải xuất phát từ từ ngữ ẩn dụ ( Vế B) để tìm đến vế A ( Sự vật, sự việc được so sánh) . Thông thường học sinh chỉ tìm được phép ẩn dụ mà ít tìm được giá trị nghệ thuật của nó, nếu tìm được củng chỉ sơ sài, chung chung, nhiều khi còn sai lệch về nội dung. Để khắc phục được điều đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh hiểu được các phép ẩn dụ. * Ẩn dụ cách thức. - Loại ẩn dụ này được hình thành trên cơ sở nét tương đồng về cách thức hành động giữa các đối tượng. ẩn dụ cách thức đã đem lại cho người đọc bao cảm xúc sâu xa. Về thăm quê Bác làng Sen, Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. (Nguyễn Đức Mậu) Gợi ý: thắp và lửa hồng giống với những gì của hoa râm bụt? Có phải cây râm bụt nở hoa màu đỏ giống như thắp lên những ngọn lửa hồng? - Giữa lửa hồng và màu đỏ (của hoa râm bụt) có sự tương đồng về hình thức. 5