SKKN Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 6 bớt căng thẳng và tự tin hơn trong giờ học tiếng Anh

doc 25 trang sangkien 30/08/2022 10261
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 6 bớt căng thẳng và tự tin hơn trong giờ học tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_lop_6_bot_cang_thang_v.doc

Nội dung text: SKKN Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 6 bớt căng thẳng và tự tin hơn trong giờ học tiếng Anh

  1. Một số phương pháp giúp học sinh lớp 6 bớt căng thẳng và tự tin hơn trong giờ học tiếng anh PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Nền giáo dục ở nước ta đang được cải tiến và nâng cao, nhu cầu học và sử dụng ngoại ngữ đang được quan tâm, đặc biệt là tiếng Anh. Tiếng Anh được coi là thứ tiếng phổ thông của thế giới, người ta có thể sử dụng Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai của mình. Mấy năm gần đây các trường THCS ở trung tâm huyện Văn Chấn nói riêng và một số trường thuộc khu vực vùng sâu vùng xa trong huyện, bộ môn Tiếng Anh đã được đưa vào chương trình học như một bộ môn bắt buộc. Môn Tiếng Anh là môn học vô cùng mới đối với các em học sinh miền núi, đặc biệt là học sinh vùng đặc biệt khó khăn, học sinh dân tộc thiểu số. Đa số các trường thuộc vùng sâu, vùng xa lên cấp II các em mới bắt đầu được làm quen tiếng Anh, do đó trong quá trình giảng dạy và tiếp thu kiến thức còn gặp nhiều khó khăn. Qua thực tế giảng dạy cũng như dự giờ đồng nghiệp tại đơn vị trường THCS Thạch lương và một số trường bạn, tôi nhận thấy học sinh của mình rất nhút nhát và không tự tin hay nói một cách khác là trầm. Ở đây tôi cũng đề cập đến phương pháp dạy và học tích cực trong đó một phần quan trong không thể thiếu đó là những yếu tố về mặt tâm lý học sinh mà người dạy cần quan tâm. Cái điều tưởng chừng như đơn giản mà nhiều giáo viên không hề để tâm nhiều đến bởi đa phần giáo viên vào tiết dạy với các bước và tiến trình lên lớp theo giáo án tuy có đổi mới về phương pháp nhưng dường như coi nặng việc truyền thụ kiến thức mà quên đi yếu tố thúc đẩy động lực để lôi cuốn học sinh và tạo ra một không khí cởi mở và thân thiện trong giờ học. Xuất phát từ thực tế, tôi thiết nghĩ một thầy, cô giáo giỏi là người không chỉ nắm vững, hiểu sâu nội dung chương trình và biết áp dụng những phương pháp, kỹ năng nào cho thích hợp nhất với từng bài học mà còn đóng vai trò là một “ kỹ sư tâm hồn” thực sự - như một bác sỹ tâm lí, như một MC, như một người bạn chân tình, như một người cha hoặc người mẹ và cái quan trọng là một người thầy biết dẫn dắt, biết khích lệ tiềm năng tiềm tàng trong mỗi học sinh, biết động viên, biết cổ vũ và biết đưa ra lời khen đúng lúc, biết nghiêm khắc đối với học sinh của mình và biết cả hài hước để gây niềm hứng thú trong giờ học và hạn chế hiện tượng học sinh ngồi nói chuyện, làm việc riêng, vẽ vời hay để đầu óc viển vông. Yếu tố tâm lý giúp học sinh tự tin và kích thích niềm say mê học tập từ đó việc học ở trên lớp cũng như tự học ở nhà được cải thiện và kết quả học tập của các em tất nhiên sẽ theo hướng tích cực. Hơn nữa mục tiêu của việc thực hiện nhiệm vụ của sự nghiệp cải cách giáo dục nói chung và bộ môn tiếng Anh nói riêng, gắn liền với sự nghiệp đổi mới toàn diện của chương trình SGK, cũng như hệ thống trang thiết bị phương tiện dạy học trong nhà trường và đặc biệt là đổi mới phương pháp, cách thức truyền thụ kiến thức tới học sinh như thế nào và học sinh Năm học 2011 - 2012 1
  2. Một số phương pháp giúp học sinh lớp 6 bớt căng thẳng và tự tin hơn trong giờ học tiếng anh phải thực sự được “ học đi đôi với hành”, được quan sát, được nghe, được trải nghiệm, được thực hành, được biểu đạt ý kiến, được thể hiện khả năng và sự sáng tạo của mình. Chúng ta muốn giảng dạy để đạt hiệu quả thì phải đổi mới và áp dụng những phương pháp mới trên tinh thần “ gạn đục khơi trong – phát huy những truyền thống tốt, ứng dụng những tiến bộ và kỹ thuật hiện đại của các nước tiên tiến” nhằm đưa nền giáo dục nhà trường phát triển bắt kịp với một số trường trong và ngoài huyện. Đáp ứng những yêu cầu phù hợp với chương trình - Chương trình cải cách giáo dục. Mặc dù hiện nay các phương tiện thông tin đại chúng rất đa dạng như: Vô tuyến truyền hình, báo chí, đài truyền thanh, Internet, phương tiện dạy học trực quan hình ảnh nhờ hỗ trợ máy chiếu nhằm phát triển tư duy và các kỹ năng toàn diện cho người học mà một số trường trên địa bàn huyện Văn chấn đã đưa vào sử dụng. Đối với các em học sinh nói chung, đặc biệt học sinh thành phố, thị xã luôn luôn được tiếp xúc và cập nhật thông tin trong nước và thế giới. Hoặc những chương trình dạy tiếng Anh qua truyền hình, băng đĩa, trên Internet rất tiện lợi cho việc tự học, trau dồi tiếng Anh, củng cố vốn từ vựng, rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, thực hành nói và viết tiếng Anh. Thế nhưng đối với các em học sinh trường THCS Thạch lương việc được tiếp cận với công nghệ thông tin là một vấn đề vô cùng khó khăn bởi: Thứ nhất đối tượng học sinh thuộc địa bàn xã đặc biệt khó khăn, kinh tế lạc hậu, giao thông đi lại không thuận tiện, nhận thức của người dân hạn chế. Thứ hai là cơ sở vật chất nhà trường còn rất thiếu thốn để phục vụ môn học như: không có đài học nghe, không có hệ thống máy chiếu để thực hiện những giờ dạy giúp học sinh có cơ hội tiếp xúc những hình ảnh trực quan sinh động, những giờ ứng dụng công nghệ thông tin Ngay cả việc tiếp xúc thông tin bằng tiếng Việt còn hạn chế bởi đời sống kinh tế khó khăn, trình độ dân trí của địa phương còn thấp, tính cục bộ địa phương còn phổ biến cao. Tuy nhiên, yêu cầu của chương trình giáo dục THCS nói chung đòi hỏi phải nâng cao chất lượng, đặc biệt chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh bậc THCS trong huyện cần phải được cải tiến. Học sinh lớp 6 không chỉ cần làm quen với môn học mới mà còn cần làm quen với một số kỹ thuật dạy – học tích cực với đặc trưng bộ môn, hòa nhập một môi trường học tập mới, điều này sẽ tạo tiền đề tích cực cho các em yêu thích môn học trong suốt 4 năm THCS và các bậc học cao hơn. Ý nghĩa không chỉ dừng ở đó mà tôi thấy tiếng Anh còn thiết thực phục vụ cho một lực lượng lao động địa phương xuất khẩu đi các nước như: Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc và một số nước khác. Do đó việc khơi dậy trong học sinh tiềm giao tiếp và loại bỏ thói quen nhút nhát, sợ phát biểu hay đưa ra ý kiến trong giờ học hoặc trong nhóm học là điều bấy lâu nay tôi luôn trăn trở và có những tìm tòi, tham khảo tài liệu để có được một số Năm học 2011 - 2012 2
  3. Một số phương pháp giúp học sinh lớp 6 bớt căng thẳng và tự tin hơn trong giờ học tiếng anh kinh nghiệm và áp dụng vào đối tượng học sinh trường mình, đặc biệt là học sinh khối 6.Vì sao lại như vậy? Theo tôi nhận thấy học sinh lớp 6 vừa rời khỏi bậc tiểu học với những đặc thù riêng của bậc học mà 5 năm các em đã quen nên ngay lập làm quen với bậc học cao hơn – THCS với những đòi hỏi về khối lượng kiến thức nhiều hơn và khó hơn cũng như phương pháp học tập có nhiều khác biệt. Ngay từ những bài học đầu tiên các em còn bỡ ngỡ, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số xa lạ với một số từ vựng, khó hoà nhập với một số cách giao tiếp mà bản thân các em và địa phương các em chưa hề sử dụng trong giao tiếp tiếng Việt nên việc tiếp thu kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh càng khó khăn hơn. Hơn nữa thực tế tôi được dự giờ đồng nghiệp tại đơn vị, tôi tự đặt cương vị mình là một học sinh để cảm nhận tiết dạy, dù là giờ tiếng Anh hay các môn khác thì một yếu tố mà giáo viên chúng ta ít ai làm tốt đó chính là sự thân thiện. Một số giáo viên có cái nhìn sai lệch cho rằng sự thân thiện sẽ làm cho học sinh nhờn, không quan tâm đến bài, cho nên bước vào lớp với nét mặt đăm đăm hoặc quá nghiêm khắc bởi theo họ “ giờ học là phải nghiêm túc, học sinh phải ngồi im khoanh tay nên bàn, mắt nhìn lên bảng mới là chú ý nghe cô giáo giảng, ” nhưng đó là một cái nhìn theo phương pháp truyền thống mà chúng ta cần xem xét bởi theo tôi chưa hẳn những học sinh cứ chú ý nghe thầy cô thao thao giảng là học sinh học tốt và hiểu bài và ngược lại những học sinh hay nói chuyện, hay làm việc riêng hoặc lơ đễnh chưa hẳn là ý thức kém hay nhận thức chậm. Bản thân tôi đã được trải nghiệm thực tế thời sinh viên, tôi được học giáo viên người Mĩ, giáo viên người Thụy Điển, giáo viên người Nga và giáo viên Xingapo. Một điều tôi vô cùng thích thú và cảm thấy thoải mái, tự tin trong giờ học đó là giáo viên nước ngoài nói chung rất gần gũi và trìu mến – họ luôn tạo ra một không khí vui vẻ và thân thiện trong giờ học, họ luôn khen ngợi hết lời khi học sinh phát biểu đúng và ngược lại không gay gắt phê bình mắng mỏ khi một học sinh phát biểu sai vấn đề, hơn nữa còn có ánh mắt rất trìu mến khi yêu cầu học sinh ngồi xuống và bày tỏ sự động viên với thông điệp “em hãy cố gắng lần sau nhé, đừng nhụt trí”. Bên cạnh đó giờ học của đa số giáo viên Việt nam chúng ta có cái gì đó hơi căng thẳng và nghiêm túc quá, chẳng hạn khi giờ học bắt đầu học sinh thường có cảm giác e dè và không mấy mạnh dạn, chỉ sợ mình phát biểu sai sẽ bị giáo viên phê bình hoặc gay gắt hay miệt thị nên nhiều trò tỏ vẻ ngồi chăm chú giữ hòa khí an toàn thay vì phát biểu.Và cho tới khi tôi trở thành một giáo viên ôm trong mình bao nhiêu nhiệt huyết và tôi nghĩ mình sẽ áp dụng những điều hay ấy vào thực tế. Tuy nhiên thực tế tôi về công tác và học hỏi trường nghề có nhiều điều tôi rất băn khoăn và tự hỏi tại sao ? tại sao lại có nhiều giáo viên chưa thực sự quan tâm đến học sinh như vậy cho dù khi đánh giá và nhận xét họ lại xếp loại mình rất tốt. Nhưng không được nản chí, tôi kiên định theo con đường và lý tưởng của mình cho dù trong hoàn cảnh kinh tế eo hẹp và đồng lương ít ỏi tôi vẫn luôn Năm học 2011 - 2012 3
  4. Một số phương pháp giúp học sinh lớp 6 bớt căng thẳng và tự tin hơn trong giờ học tiếng anh thu xếp và tìm cách giúp đỡ học sinh – đối tượng trung tâm trong sự nghiệp của mình. Cho nên vấn đề làm thế nào để tạo ra một không khí thoải mái, tháo bỏ được sự nhút nhát, khơi gợi hứng thú và sự tự tin cho các em lớp 6 là mục đích của tôi bởi ngay từ đầu cấp các em đã có một tâm lý tốt và hứng thú với môn học sẽ tạo ra động lực tích cực không chỉ để cải thiện bộ môn tiếng Anh trong đơn vị trường mà còn giúp các em tự tin tham gia các hoạt động khác của trường. Qua đó các em sẽ luôn cảm thấy thầy cô là những người gần gũi nhất, tin yên nhất và mái trường chính là mái nhà thứ hai thậm chí đối với một số em có hoàn cảnh đặc biệt thì trường học đầy ắp tình thương và sự ấm cúng – nơi vun đắp tâm hồn biết chia sẻ yêu thương và định hướng một hướng đi đúng đắn, tích cực cho các em bước tiếp trên đường đời trong một xu thế xã hội đầy những thách thức và lựa chọn. Xuất phát từ những nhận thức trên, tôi thấy việc áp dụng phương pháp giảng dạy đổi mới và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong giờ học tiếng anh với học sinh lớp 6 nói riêng cần thường xuyên, tâm huyết, kiên trì và nhẹ nhàng. Vì vậy tôi đã chọn đề tài "Một số phương pháp giúp học sinh lớp 6 bớt căng thẳng và tự tin hơn trong giờ học tiếng anh” để qua đó góp phần nâng cao chất lượng bộ môn tiếng anh tại đơn vị trường ,dần dần đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục Huyện Văn Chấn nói riêng, với nền giáo dục nước nhà đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục “dạy và học tích cực”. 2. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu, tìm hiểu về tâm lý, hoàn cảnh sống để có biện pháp quan tâm giúp đỡ, có phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh và có cách giao tiếp ứng xử trong giờ học tạo cho người học cảm giác thoải mái, bớt nhút nhát và tự tin hơn, có hứng thú hơn với giờ học tiếng anh. 3. Đối tượng nghiên cứu: Để nghiên cứu thực hành và hoàn thành đề tài này tôi đã chọn đối tượng nghiên cứu trong phạm vi khối 6 tại đơn vị trường tổng số 75 em. Đây là đối tượng học sinh mới học tiếng Anh, đa số là học sinh dân tộc thiểu số có trình độ nhận thức không đồng đều. Khả năng về giao tiếp tiếng Việt còn yếu kém, hầu hết các em nhút nhát, e dè nên càng khó khăn trong dạy và học tiếng anh. Vì vậy tìm hiểu và vận dụng một số phương pháp dạy và học tích cực giúp học sinh bớt sợ sệt, căng thẳng khi học tiếng anh tôi thấy rất cần thiết đối với các em học sinh lớp 6 trường tôi. 4. Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu: Năm học 2011 - 2012 4