SKKN Một số phương pháp giảng dạy ôn tập cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng trong các kì thi

doc 10 trang sangkien 27/08/2022 10080
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp giảng dạy ôn tập cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng trong các kì thi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_giang_day_on_tap_cho_hoc_sinh_nham_n.doc

Nội dung text: SKKN Một số phương pháp giảng dạy ôn tập cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng trong các kì thi

  1. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết, mục tiêu giáo dục của các trường học, các cơ sở giáo dục hiện nay là nâng cao chất lượng học sinh,nâng cao kết quả học tập của học sinh. Kết quả đó lại được thể hiện ở các kì thi: Thi cuối kì, cuối năm hoặc các đợt thi học sinh giỏi Chính vì mục tiêu chung như vậy mà các đơn vị trường học đang ra sức thi đua “ Dạy tốt, học tốt” nhằm đưa chất lượng của học sinh đơn vị mình được nâng lên. Vấn đề đó không phải đơn giản nói là làm được mà nó là cả một quá trình rèn luyện của thầy, trò và cả những người làm công tác quản lí giáo dục. Vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đã được đưa ra hội thảo khoa học, được tổ chức cả chuyên đề, viết thành sách Tuy nhiên việc thực hiện nó cho hiệu quả thì vẫn còn chung chung, chưa vạch được ý cụ thể cho các trường từng vùng, từng miền khác nhau. Do đó kết quả giáo dục ở các đơn vị chưa đồng đều. Tôi lấy ví dụ: Tôi đang công tác ở một đơn vị miền núi thuộc Thạch Hà, qua nhiều năm công tác tôi nhận thấy kết quả của đơn vị tôi và một số đơn vị bạn chưa cao so với các đơn vị thuộc đồng bằng, thành phố Vậy nguyên nhân từ đâu ? Làm sao để tổ chức dạy cho các em học sinh ở đây có kết quả cao hơn, tiến bộ hơn ? Đó là câu hỏi đặt ra khi nhận nhiệm vụ dạy ôn lớp 9 ở đơn vị tôi và cũng là suy nghĩ chung cho những ai có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục hiện nay. Sau đây là những nguyên nhân tác động đến kết quả hạn chế đó và các biện pháp mà tôi đưa ra nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở đơn vị tôi. Đây cũng là những sáng kiến nhỏ của bản thân. II. NGUYÊN NHÂN Những khó khăn chúng ta gặp phải hiện nay khi làm công tác ôn thi cho học sinh là: Thứ nhất: Do gia đình học sinh Thứ hai: Do học sinh Thứ ba: Do thầy
  2. Cụ thể: Về nhận thức của người dân. Chúng ta biết rằng, nhận thức của người dân không phải ai cũng như ai, ai cũng nghĩ đến việc học của con cái. Có một số gia đình còn phải lo nghĩ nhiều về miếng cơm manh áo thì sự quan tâm của họ đến việc học của con chưa thật sự tốt. Do đó con cái sẽ không tập trung nhiều cho việc học mà còn phải lo kiếm tiền phụ giúp gia đình. Bên cạnh đó có những gia đình kinh tế khá giả nhưng họ theo làm kinh tế không dành thời gian quan tâm con cái nên việc học của con cũng bị ảnh hưởng, họ phó mặc việc dạy con cái mình cho thầy cô và nhà trường. Về học sinh: Với những em học chưa tốt thì các em dễ tự ti, không tự giác học hỏi các bạn và thầy cô Qua nhiều lần không được sự quan tâm kịp thời thì các em sẽ bị hổng kiến thức nhanh chóng. Một lí do nữa là do sự tác động của môi trường xã hội vào giới trẻ một số trò chơi, các tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến tâm lí của các em làm các em bị nhàm chán việc học mà thích đi chơi, đi kiếm tiền để chơi Nguyên nhân trực tiếp nhất đó là do thầy: Kết quả thấp thì người đầu tiên phải chịu trách nhiệm là người trực tiếp giảng dạy. Vì sao ? Ta có thể nói rằng: Do người thầy dạy không có tâm huyết với các em học sinh Do chuyên môn của người thầy: Do phương pháp của người thầy không phù hợp ( không vạch phương hướng cho học sinh và có yêu cầu riêng cho các em) cụ thể: Tôi đang dạy toán lớp 9 nhưng có một số em chưa biết cộng, trừ số nguyên đã được học ở lớp 6 vì thế tôi phải dành riêng thời gian cho các em luyện lại từ đầu. Tuyệt đối không được lãng quên các em đó mà luôn đặt yêu cầu cho các em hoàn thành. Đối với các em khá, giỏi thì thầy giáo cũng phải chuẩn bị giáo án riêng cho các em, luôn tác động và đặt yêu cầu cao hơn cho
  3. các em để các em hứng thú, say mê. Tìm hiểu, quan tâm đời sống tâm sinh lí các em để ngăn chặn những suy nghĩ sai lệch của các em trong giai đoạn phát triển tâm lí. Tuổi các em giai đoạn này không còn là trẻ con nhưng chưa là người lớn vì thế người thầy phải hiểu các em, hiểu các suy nghĩ của các em. Khi các em hoàn thành một số bài toán dẽ hay khó mình cũng có những lời hay, ý đẹp để các em hứng thú làm bài tập tiếp, ngược lại nếu các em không hoàn thành thì giáo viên cũng không được mắng, trách móc các em mà nên nhiệt tình tâm huyết với các em, động viên các em vượt qua. Với lí do người thầy ? ? ? Trước hết tôi muốn nói ở đây: Không phải thầy nào giỏi chuyên môn thì cũng dạy tốt, học sinh dễ hiểu vì thế phương pháp cũng rất quan trọng, bên cạnh đó cần thiết nhất là phải có tâm huyết với nghề nghiệp, có lòng yêu thương học sinh, biết truyền cảm hứng cho học sinh. Tôi xin mượn lời của một danh nhân: “ Người thầy trung bình chỉ biết nói, Người thầy giỏi chỉ biết giải thích, Người thầy vĩ đại biết truyền cảm hứng”. Đúng vậy: Người thầy phải biết đáp ứng được yêu cầu về mặt chuyên môn để giải đáp thắc mắc cho các em, người thầy phải biết truyền cảm hứng, truyền sự đam mê cho các em. Từ đó các em sẽ ham học hỏi và sẽ không ngừng tiến bộ. Đặc biệt với môn toán nói riêng là rất cụ thể: Cảm hứng làm toán dâng trào thì các em sẽ hăng say giải toán, thi đua giải toán, kết quả sẽ cao, học sinh sẽ tiến bộ nhanh chóng. III. GIẢI PHÁP Khi nhận giảng dạy một lớp hay một số lớp người thầy phải nhận thức được những khó khăn cụ thể trên đây để có những biện pháp cụ thể, thích hợp - Trước hết tôi nhận lớp và kiểm tra đầu vào từ đó phân loại các em theo 3 mức độ: Khá giỏi, trung bình và yếu kém.
  4. Tiếp theo, tôi tìm hiểu thực tế gia đình từng học sinh của 3 mức độ trên, nắm bắt hoàn cảnh cụ thể gia đình của các em, luôn giữ mối liên lạc với phụ huynh học sinh. Có thể nói việc làm này không phải dễ vì học trò đông hơn nữa địa bàn dân cư phức tạp, thưa thớt không tập trung do đó thời gian đi thực tế gia đình học sinh gặp khó khăn nhiều. Khi tìm hiểu được hoàn cảnh từng em, từ đó tôi vạch kế hoạch tác động đến gia đình học sinh bằng cách nói chuyện trực tiếp với phụ huynh về tình hình học tập của con em ở trường từ đó phối hợp với họ giáo dục, quản lí các em học tập ở nhà. Thường xuyên liên lạc với phụ huynh bằng sổ liên lạc hoặc điện thoại trực tiếp. Có thể đi kiểm tra giờ giấc tự học ở nhà của các em để các em có thói quen tự học ở nhà từ 7 giờ đến 10 giờ đêm. Điều quan trọng nhất là thường xuyên trao đổi kết quả học tập của con em tới phụ huynh nhằm tác động đến tâm lí họ thôi thúc các em học tốt hơn, quan tâm con hơn. Với nguyên nhân thứ 2 là do học sinh. Chúng ta biết rằng, học sinh kém là do bị hổng kiến thức từ lớp dưới do đó các em không theo kịp chương trình hiện tại, vì thế các em ngồi chơi hoặc làm việc riêng từ đó dẫn đến sự nhàm chán việc học và sợ phải học. Việc này người thầy phải nắm bắt kịp thời, biết động viên các em đó. Với học sinh yếu kém, người thầy biết sử dụng phương pháp mềm dẻo, động viên khuyến khích các em, tán dương các em cho dù các em chỉ làm những một phép toán nho nhỏ trong một bài toán. - Giáo viên đã phân loại được các mức độ nhận thức cho các em trong một lớp thì cần chuẩn bị giáo án riêng cho các mức độ nhận thức đó. Sau một tuần giáo viên phải kiểm tra kết quả học tập của các em và đánh giá, nhận xét với các em về mức độ tiếp thu cũng như hiệu quả hoạt động, để các em biết sự tiến bộ của mình. Báo cáo kết quả đó về cho phụ huynh. Mẫu bài kiểm tra:
  5. Điểm Nhận xét của giáo viên Ý kiến của phụ huynh Sau mỗi bài kiểm tra, giáo viên cần thu thập ý kiến của phụ huynh học sinh và phản hồi kịp thời với họ để họ biết kết quả học tập của các em. Tóm lại người thầy biết truyền cảm hứng cho học sinh, hiểu hoàn cảnh sống của từng em là điều cần thiết. IV. KẾT QUẢ Qua những năm công tác ở đơn vị tôi, tôi đã áp dụng phương pháp trên để thực hiện nhiệm vụ dạy học của mình và đã cho kết quả khá cao. Không chỉ học sinh đại trà mà cả học sinh mũi nhọn cũng đạt kết quả cao. Trong hai năm học 2009-2010 và 2010-2011 Tôi được phân công day toán ở một lớp đại trà Lớp 8C, 9C do áp dung các biện pháp trên mà tôi đã thu được kết quả như bảng sau: Điểm bình quân môn toán Năm học Đầu năm Giữa kì I Cuối kì I Giữa kì II Cuối kì II 2009-2010 1,8 2,3 4,5 4,5 5,2 2010-2011 4,3 4,5 4,57 5,5 5,7(dự kiến) Thực sự kết quả học tập của các em tăng lên trông thấy, kết quả đó đã được hội đồng nhà trường xác nhận qua các đợt thi khảo sát chất lượng. Với môn vật lí lớp 9, trong các năm liền tôi cũng áp dụng phương pháp trên cũng cho kết quả khả quan. Các em nắm kiến thức cơ bản và việc ôn tập thi cuối kì, cuối năm và thi vào lớp 10 đều cho kết quả rất cao so với các đơn vị khác.
  6. V. MỘT SỐ CÁCH HỌC TẬP VÀ ÔN THI CÓ HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI HỌC SINH Chúng ta biết rằng: học tập, ôn thi luôn là vấn đề lớn nhất đối với các em học sinh trên ghế nhà trường. Vì thế học tập phải có phương pháp khoa học để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ học sinh và đạt kết quả cao là mục tiêu quan trọng. Sau đây tôi xin đưa ra một số cách học tập và ôn thi hiệu quả. Thứ nhất Học tập phải có thái độ, động cơ học tập rõ ràng - Học sinh vạch ra câu hỏi: Học để làm gì? Học tập để cho ai? Với học sinh trung học cơ sở: Mục tiêu là tập để phát triển toàn diện nhân cách, học tập để nắm được kiến thức cơ bản của chương trình chuẩn bị cho kì thi sắp tới. - Thái độ học tập phải lạc quan Học sinh thường tự ti với trình độ hiện tại của mình. Các em cần tin vào tương lai của bản thân mình. Nên làm các bài rất dễ để có điểm đầu tiên sau đó mới nâng dần lên - Học tập phải có mục tiêu cụ thể: Ví dụ Tốt nghiệp trung học cơ sở mục tiêu là vào lớp 10 từ đó các em tự ý thức phải làm gì để đạt mục tiêu đó. Thứ hai. Học tập phải có phương pháp hiệu quả Học sinh phải xác định rõ mục tiêu của mình • Em định vào lớp 10 trường nào. • Số điểm dự kiến của trường đó là bao nhiêu. • Em thực sự muốn chiến thắng. • Em thực sự muốn học cho tương lai.
  7. Sau đó em nên vạch ra lịch cụ thể cho từng môn. Mỗi ngày em không nên tham làm hết, học tập hết cả mọi bài, ôn hết mọi môn mà nên vạch ra bảng, ưu tiên môn nào và dành thời gian là bao nhiêu. Môn nào quan trọng nhất. Thứ ba Học tập cách tư duy hiệu quả Tại sao có người học tập kém? Tại sao có người học tập giỏi? Thực ra học kém hay giỏi không phải là bản chất, mà phần nhiều là do họ chưa biết cách điều khiển bộ não của mình mà thôi. Não bạn có 2 bán cầu, não trái chủ yếu cho tư duy logic, ngôn ngữ còn não phải là cho tưởng tượng hình ảnh. Từ trước đến giờ thày cô dạy các em là đa số tác động vào não trái, tức là giảng toàn chữ nên trong giờ học, não phải của bạn không có việc làm, cứ tưởng tượng mông lung dẫn đến không tập trung gì cả. Vì vậy, muốn học hiệu quả chúng ta phải tìm cách vận dụng cả 2 não của mình. Một phương pháp đơn giản nhất giúp học các môn học tập bắt buộc phải học thuộc dễ hơn cả chính là tưởng tượng. Thứ tư Học tập cách ghi nhớ hiệu quả Làm sao để nhớ những hằng đẳng thức, nhớ các công thức toán học? Bạn hãy thực hiện theo cách sau: - Ghi thành dàn bài: - Nhẩm trong óc: - Ghi ra giấy: Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Khi ghi, bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách. Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời gan vô ích mà lại phí sức. Thứ năm