SKKN Một số phương pháp gây hứng thú cho học sinh học tiếng Anh ở trường THPT Đặng Tiến Đông

doc 24 trang sangkien 8843
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp gây hứng thú cho học sinh học tiếng Anh ở trường THPT Đặng Tiến Đông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_gay_hung_thu_cho_hoc_sinh_hoc_tieng.doc

Nội dung text: SKKN Một số phương pháp gây hứng thú cho học sinh học tiếng Anh ở trường THPT Đặng Tiến Đông

  1. Nguyễn Thị Lan Hoa Trường THPT Đặng Tiến Đông Sáng kiến kinh nghiệm 2010 Một số phương pháp gây hứng thú cho học sinh học tiếng Anh ở trường THPT Đặng Tiến Đông I.Sơ yếu lý lịch: Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Hoa Ngày sinh: 10-7-1979 Năm vào ngành: 2004 Chức vụ: GV môn ngoại ngữ,tổ trưởng tổ tiếng Anh,GVCN. Đơn vị công tác: trường THPT Đặng Tiến Đông. Đại Yên-Chương Mỹ-Hà Nội. Trình độ chuyên môn: Đại học Hệ đào tạo: Chuyên tu. Ngoại ngữ: Cử nhân Anh văn. Trình độ chính trị: sơ cấp. Khen thưởng: GV giỏi cấp trường. 1 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
  2. Nguyễn Thị Lan Hoa Trường THPT Đặng Tiến Đông II. Nội dung đề tài 1.Tên đề tài: Một số phương pháp gây hứng thú cho học sinh học tiếng Anh ở trường THPT Đặng Tiến Đông. 2. Lý do chọn đề tài: Ngày nay đất nước ta đang trong quá trình hội nhâp quốc tế. Để có thể hội nhập,đưa nền kinh tế nước ta sánh vai được với các cường quốc năm châu thì mỗi người dân Viêt Nam phải trang bị cho mình một hành trang tri thức toàn diện. Trong hành trang hội nhập đó thì ngoại ngữ và tin học là 2 thứ vô cùng quan trọng đặc biệt là Tiếng Anh-một ngôn ngữ quốc tế.Nó là chìa khoá để mở cánh cửa tri thức của nhân loại,chìa khoá mở cánh cửa của sự thành công về hội nhập quốc tế Nhiều học sinh đã ý thực được tầm quan trọng của Tiếng Anh trong cuộc sống mới và việc học tiếng Anh là vô cùng cần thiêt.Các em đã cố gắng học nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên không có húng thú học,mà không có húng thú,say mê học thì học hiệu quả không cao,chất lượng kém.Để nôi cuốn được các em hs trong các bài giảng và tạo hứnh thú cho các em học môn Tiêng Anh để các em học tập tích cực thì nhiều giáo viên còn găp khó khăn. Để khắc phục tình trạng trên tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp gây hứng thú cho học sinh học học tiếng Anh để nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh. 3.Mục đích nghiên cứu: Trước thực trạng học sinh lười học,ngại,sợ,không có hứng thú học môn ngoại ngữ và nhiều giáo viên còn đang lúng tung trong việc khơi nguồn cảm hứng cho các em học tập nên tôi nghiên cưu đề tài này với mục đích: + Bổ sung cho giáo viên một số phương pháp, thủ thuật trong việc gây hứng thú cho hs học Tiếng Anh. + Giúp học sinh có hứng thú học môn Tiếng Anh,phát huy tính tự giác,tích cực,chủ động trong việc học môn Tiếng Anh để nâng cao kết quả học tập và phát triển 4 kỹ năng nghe-nói -đọc-viết trong việc học ngoại ngữ. 4. Đối tượng nghiên cứu: 2 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
  3. Nguyễn Thị Lan Hoa Trường THPT Đặng Tiến Đông +Đối tượng nghiên cứu của tôi là tâm trạng hứng thú học môn tiêng Anh của học sinh trườngTHPT Đặng Tiến Đông. +Học sinh lớp 10 - lớp11 - lớp12 trường THPT Đặng Tiến Đông 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: +Tìm hiểu trạng thái tâm lý, hứng thú học của hs trường THPT Đặng Tiến Đông khi học môn Tiếng Anh. +Tìm ra một số phương pháp,thủ thuật tạo hướng thú cho học sinh khi học tiếng Anh. +Tạo cho học sinh hứng thú khi học ngoại ngữ,để chúng say mê,ham học,tự học,tự nghiên cứu hay nói cách khác học sinh học học một cách chủ động đạt hiệu quả. + Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh ở trường THPT nói chung và trường THPT Đặng Tiến Đông nói riêng. 6.Phương pháp nghiên cứu: 6.1 Đọc phân tích tài liệu dạy học. Tôi đã đọc phân tích, tìm hiểu tài liệu day học. Các tài liệu như: + Phương pháp dạy tiếng Anh trong trường THPT (tác giả: Nguyễn Hạnh Dung) + Bồi dưỡng phương pháp dậy Tiếng Anh (tác giả: Hoàng Xuân Hoa) + Thiết kế bài giảng Tiếng Anh lớp 10,11,12. + Sách giáo viên Tiếng Anh lớp 10,11,12. + Tuyển tập các trò chơi. + Học Tiếng Anh qua các bài hát. +Băng đĩa hình một số bài dậy mẫu. 6.2 Phương pháp trực quan: + Dạy thực nghiệm: Dạy áp dụng phương pháp,thủ thuật gây hứng thú cho hs, kết hợp quan sát,kiểm tra,tìm hiểu hứng thú,tâm trạng của hs khi học tiêng Anh. + Dự giờ rút kinh nghiệm: 6.3 Phiếu điều tra: Sử dụng phiếu điều tra thăm dò ý kiến học sinh . 6.4 Thảo luận nhóm Tiếng Anh. Đưa ra chủ đề,yêu cầu GV chuẩn bị trong vòng một tuần sau đó cùng thảo luận đóng góp ý kiến. 7. Phạm vi, thời gian nghiên cứu. 3 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
  4. Nguyễn Thị Lan Hoa Trường THPT Đặng Tiến Đông + Trong đề tài này phạm vi nghiên cứu của tôi là tâm trạng hứng thú học môn tiếng Anh của học sinh trường THPT Đặng Tiến Đông đặc biệt ở 3 lớp 11B1,lớp 12A1,lớp 12A2 + Đề tài thực hiện từ 9/2009 -3/2010. 8.Cấu trúc đề tài: I.Sơ yếu lý lịch II.Nội dung đề tài: 1.Tên đề tài 2.Lý do chọn đề tài 3.Mục đích nghiên cứu: 4. Đối tượng nghiên cứu 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: 6.Phương pháp nghiên cứu: 7. Phạm vi, thời gian nghiên cứu. 8.Cấu trúc đề tài: III.Quá trình thực hiện: 1.Khảo sát. 2. Một số điều tra trước khi thực hiện 3. Kết quả điều tra trước khi thực hiện. IV.Nội dung chính. Một số phương pháp, thủ thuật gây hứng thú cho hs học môn tiếng Anh. Dạy thực nghiệm V. Kết quả thực hiện. VI. Kiến nghị. III.Quá trình thực hiện 1.Khảo sát: Thực hiện khảo sát học sinh ở các lớp khối 10,khối 11,khối 12 đặc biệt ở các lớp 11B1,lớp 12A1, lớp 12A2 trường THPT Đặng Tiến Đông. 2.Một số điều tra trước khi thực hiện: 4 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
  5. Nguyễn Thị Lan Hoa Trường THPT Đặng Tiến Đông 2.1 Đặc điểm của trường: +Trường THPT Đặng Tiến Đông là trường dân lập nằm trên địa bàn huyện Chương Mỹ,thành phố Hà Nội.Đa phần hs là con em nông thôn,gia đình sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu nên đời sống kinh tế khó khăn,không có điều kiện để đầu tư cho con học tập,và sự quan tâm đến việc học tập của các em từ phía bố mẹ là rất ít. + Học sinh đầu vào rất kém cả về học lực và ý thức nên việc tiếp thu bài còn nhiều hạn chế các em mải chơi không tập trung vào học tâp,không hứng thú với việc học môn ngoại ngữ,chất lượng học tập môn tiếng Anh rât thấp. + Đội ngũ giáo viên chủ yếu là giáo viên trẻ mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm. 3.Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài: + Thông qua hình thức kiểm tra, đánh giá chất lượng đầu năm số lượng cụ thể như sau: Lớp Số học sinh Điểm trên TB(%) Điểm dưới TB (%) 11B1 37 10 hs = 27 (%) 27 hs = 73(%) 12A1 35 10 hs =28,5 (%) 25 hs =71,5 (%) 12A2 41 12 hs =29 (%) 29 hs = 71 (%) + Thông qua phiếu thăm dò ý kiến học sinh về việc học môn tiếng Anh. Số phiếu Số phiếu thu Hứng thú học Không hứng thú Sợ,ngại học phát ra về hợp lệ 340 330 60 hs=18(%) 150 hs = 45,5(%) 120 hs=36,5(%) IV. Nội dung chính A.Giới thiệu chung: Học tiếng Anh là học một ngoại ngữ,nếu như HS không có hứng thú học thì rất khó có thể lĩnh hội kiến thức và phát triển các kỹ năng nghe-nói -đọc viết.Thực trạng nhiêu HS không thích thậm chí còn cảm thấy sợ học môn Tiếng Anh.Điều nay kiến tôi cũng như nhiều GV khác băn khoăn trăn trở cố gắng đi tim câu trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào để HS cảm thấy thích thú khi học môn học này và đem lại kết quả tốt trong việc học tiếng Anh?Trước hết chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nguyên nhân có thể từ phía HS do các em mải chơi không chú ý đến học ,cũng có thể do HS chưa biết cách học nên hiệu quả không cao.Theo tôi nguyên nhân chính vẫn là do GV chúng ta chưa biết 5 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
  6. Nguyễn Thị Lan Hoa Trường THPT Đặng Tiến Đông cách lôi cuốn học sinh vào bài giảng, chưa sử dụng hết các thủ thuật để gây hứng thú học cho học sinh .Có rất nhiều cách, thủ thuật khác nhau để gây hứng thú học cho học sinh khi học môn Tiếng Anh. Dưới đây là một số cách mà tôi hay áp dụng và thấy có hiệu quả,tôi đưa ra để thầy cô tham khảo và bổ sung đóng góp cho tôi: 1. Biết cách khen ngợi học sinh khi HS làm tốt 2. Hiểu HS,tạo được mối quan hệ tốt đẹp với HS. 3. Nắm vững kiến thức và linh hoạt trong các bước lên lớp. 4.Vào bài hấp dẫn. 5. Biết cách gợi mở. 6. Hoạt động trong lớp phải phong phú. 7. Sử dụng và khai thác tốt các phương tiện dạy học. 8. Biết ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. 9. Biết vận dụng được các trò chơi. 10.Biết hát các bài hát tiếng Anh Tuy nhiên chúng ta nên nhớ rằng: Dạy học là một nghệ thuật,không có một phương pháp giảng dạy đúng duy nhất nào cả.Vấn đề là phải có phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh mình dậy. Muốn có được sự phù hợp về phương pháp thì ngoài những vấn đề lý luận cơ sở,nhất thiết giáo viên phải làm chủ được một tập hợp những thủ thuật, kỹ thuật giảng dạy và khả năng áp dụng chúng vào từng điều kiện,đối tượng cụ thể. Như vậy mới đem lại kết quả cao. B. Một số phương pháp gây hứng thú cho học sinh học tiếng Anh ở trường THPT Đặng Tiến Đông. 1. Biết cách khen ngợi học sinh khi HS làm tốt: Tôi luôn chú ý tới tâm trạng của HS và nhận thấy rằng: Một phần thưởng bao giờ cũng có tác dụng hơn một hình phạt.Vì vậy bất cứ câu trả lời tốt nào cũng xứng đáng được khen.Đôi khi chỉ bằng một cái gật đầu,một nụ cười,hay một lời khen.Thậm chí một câu trả lời chỉ đúng một phần thôi cũng thể hiện sự đóng góp và cố gắng. Vậy ngại gì mà chúng ta không bày tỏ sự hài lòng,tán thành bằng các cử chỉ,nét mặt,điệu bộ,hay lời nói. Học sinh sẽ rất phấn khởi và rất vui khi chúng ta ghi nhận những đóng góp của mình.Một lời khen phù hợp kịp thời thì HS sẽ nhìn nhận GV như những người hết sức nhạy cảm với quá trình học tập và chúng sẽ hứng khởi cố gắng. Ngược lại chúng ta cần hết sức tránh tỏ thái độ đe doạ,chê bai khi HS mắc phải một nhầm lẫn nào đó.Điều đó có hại nhiều hơn là có lợi vì nó khiến học sinh e dè,không giám mạnh bạo phát biểu nữa,ảnh hưởng không tốt đến bầu không khí 6 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
  7. Nguyễn Thị Lan Hoa Trường THPT Đặng Tiến Đông của cả lớp. Tồi tệ hơn nữa HS đó có thể sẽ sợ,hoặc không ưa bạn và cả thứ ngôn ngữ mà bạn đang dậy chúng. Chúng ta hãy cố gắng tìm ra những ưu điểm của các em ,khen ngợi trước rồi chỉ ra những điểm còn hạn chế và bảo cách khắc phục sau như vậy các em sẽ rất nghe lời chúng ta và hăng hái học tập. 2. Hiểu HS, tạo được mối quan hệ tốt đẹp với HS. Chìa khoá vàng để đi vào lòng người đó là hiểu người và cư xử cho phù hợp từng đối tượng.Một lớp học cũng vậy có nhiều đối tượng khác nhau,nhiều tính cách,và trình độ khác nhau.Thầy cô cần phải nắm được đặc điểm của từng học sinh,đặc biệt nhưng em có hoàn cảnh đặc biệt và học sinh cá biệt.Khi hiểu được từng đối tượng thì GV đã thành công được một nửa.Việc còn lại là khi chuẩn bị bài dậy,GV nên nhóm những câu hỏi theo từng loại:những câu hỏi dễ hơn thì dành cho HS yếu,những HS khá hơn sẽ trả lời những câu hỏi khó hơn,còn loại câu hỏi mang tính suy luận phải dùng ngữ liệu mới để trả lời thì dành cho HS giỏi.Có như vậy thì mọi đối tượng HS đều được đóng góp xây dựng bài hs sẽ cảm thấy mình được quan tâm chú ý,cảm thấy mình có ý nghĩa,có đóng góp cho bài học đạt giờ học tốt.HS sẽ phát huy được năng lực,trí thông minh,sáng tạo và hứng thú học hơn. Để tìm hiểu được HS ta có nhiều cách khác nhau:Trước khi tiếp nhận lớp chúng ta có thể hỏi GVCN, ,GVBM đã dạy trước đó, cán bộ lớp.Khi dạy rồi để biết được khả năng thì thầy cô có thể kiểm tra bằng bài viết trong đó có câu hỏi phân loại HS hoặc đặt câu hỏi mức độ khó dễ khác nhau,chúng ta kết hợp quan sát đánh giá khi giảng bài xem mức độ tiếp thu bài của các em thế nào từ đó có phương pháp,biện pháp giáo dục phù hợp với đối tượng. Việc đầu tiên mà GV nên làm khi đầu tiên đứng trước một lớp học đó là tạo ấn tượng tốt đẹp và lấy cảm tình của lớp bằng sự hiểu biết đối tượng,bằng những tình cảm trân thành và những lời khen,lời động viên khích lệ,trao đổi thông tin giữa thầy trò.Làm được như vậy là thầy cô đã đặt nền móng vững chắc cho mối quan hệ thầy trò tốt đẹp.Và những ngày tiếp theo thầy cô hãy vun đắp nó bằng tài năng và sự cảm thông chia sẻ.Học sinh sẽ luôn cảm thấy vui, tin tưởng, yêu quý bạn,thích học môn của bạn hứng thú với bài bạn dạy và việc học sẽ đạt kết quả hơn. 3. Nắm vững kiến thức và linh hoạt trong các bước lên lớp. Ngày nay chúng ta khi áp dụng phương pháp giảng dậy mới,luôn lấy học sinh làm trung tâm để hs phải vận động suy nghĩ tìm tòi chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động tích cực.Điều đó không có nghĩa là phủ nhận vai trò của người thầy mà ngược lại thầy cô có vai trò quan trọng hơn so với phương pháp cũ. Để có thể điều khiển các hoạt động trên lớp một cách hợp lý có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên 7 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm