SKKN Một số phương pháp chữa lỗi hiệu quả trong các bài viết Tiếng Anh của học sinh Khối 10

doc 16 trang sangkien 9462
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp chữa lỗi hiệu quả trong các bài viết Tiếng Anh của học sinh Khối 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docmot_so_phuong_phap_chua_loi_hieu_qua_trong_cac_bai_viet_tien.doc

Nội dung text: SKKN Một số phương pháp chữa lỗi hiệu quả trong các bài viết Tiếng Anh của học sinh Khối 10

  1. Phát Triển Kỹ Năng Viết Cho Học Sinh Lớp 10 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới, là một môn học quan trọng trong nhà trường. Thấy được tầm quan trọng của ngôn ngữ này trong giao tiếp quốc tế cũng như trong việc phát triển hội nhập quốc tế nên ngành giáo dục Việt Nam chọn Tiếng Anh là môn học giữ vai trò chủ đạo. Tiếng Anh không những cần thiết cho ngành du lịch, ngoại thương, công ty nước ngoài, người sử dụng máy tính mà còn là môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc. Vì vậy mỗi học sinh khi còn học THPT cần phải có một trình độ Tiếng Anh nhất định để chuẩn bị cho các kì thi và sau khi tốt nghiệp ít nhất các em phải có khả năng giao tiếp, đọc và viết một số văn bản thường gặp. Để làm được việc này chúng ta không ngừng đổi mới phương pháp dạy học cũng như chương trình học để đạt kết quả thực chất cho môn Tiếng Anh nói chung và rèn được một số kỹ năng cơ bản cho học sinh. Khi học một ngoại ngữ, kỹ năng viết được xem như một trong những kỹ năng quan trọng mà người học cần phải nắm vững nếu họ thực sự muốn thành công trong giao tiếp. Học Tiếng Anh không phải là một ngoại lệ, đặc biệt trong thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, khi hầu hết các nguồn thông tin được viết bằng Tiếng Anh thì đòi hỏi kỹ năng viết của ngôn ngữ này ngày càng cao. Viết là một kỹ năng mà mọi người dù làm bất cứ nghề nghiệp nào cũng sử dụng hàng ngày. Là học sinh các em đã, đang và sẽ gặp rất nhiều dạng bài viết để hoàn thiện quá trình học của mình. Tuy nhiên theo Nunan: “Xét trong tất cả các kỹ năng, việc viết một bài viết mạch lạc, trôi chảy và gợi mở chính là điều khó nhất trong việc học ngôn ngữ” (In terms of skills, producing a coherent, fluent and extended piece of writing is probably the most difficult thing there is to do in language) Trong quá trình học ngoại ngữ, việc mắc lỗi cũng là một phần không thể tránh được và đóng vai trò quan trọng. Khi luyện viết, học sinh thường phải đối mặt với rất nhiều khó khăn để viết được những đoạn văn có sự nhất quán và mạch lạc. Với học sinh lớp 10, các em chỉ mới bắt đầu làm quen với viết đoạn văn ngắn thì việc chỉ ra các lỗi cơ bản và hướng dẫn các em khắc phục những lỗi đó là rất cần thiết bởi vì nó sẽ giúp các em tiến bộ trong quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng viết về sau. Tìm hiểu những trường hợp mà các em thường mắc lỗi và cách thầy cô cũng như tự các em chữa các lỗi đó cũng sẽ giúp cải thiện kỹ năng viết. Với giáo viên Tiếng Anh, những người có trách nhiệm chính giúp học sinh hoàn thiện kỹ năng này thì hiệu quả của việc dạy học không chỉ phụ thuộc vào phương pháp dạy kỹ năng viết mà còn phụ thuộc vào kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ của giáo viên. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học viết của người học, chữa lỗi là một yếu tố quan trọng trong số đó. Chúng ta không thể phủ nhận rằng việc mắc lỗi trong các bài viết là không thể tránh khỏi trong suốt quá trình học. Học sinh càng chú tâm 1 Nguyễn Viết Tiệp THPT Buôn Hồ
  2. Phát Triển Kỹ Năng Viết Cho Học Sinh Lớp 10 đến bài học thì họ càng muốn sáng tạo và phát triển theo cách hiểu riêng của họ trong quá trình hình thành ngôn ngữ. Đây là một trong những lý do tại sao số lỗi mà học sinh mắc phải ngày càng tăng nhưng mắc lỗi cũng được xem như một quá trình tích cực. Từ lỗi mắc phải, người học có thể nhận thấy họ viết có đạt yêu cầu hay không và nó cũng giúp giáo viên đánh giá được khả năng của học sinh tại những thời điểm nhất đinh để giúp chúng mau tiến bộ. trong quá trình chữa lỗi giáo viên còn vấp phải những phản hồi từ phía học sinh. Điều này có nghĩa là sẽ có sự bất đồng không chỉ giữa giáo viên mà chính trong cả học sinh về những lỗi nào mà học sinh thường mắc, cách khắc phục những lỗi đó như thế nào, liệu việc chữa lỗi có tác dụng trong việc giúp học sinh cải thiện kỹ năng viết hay không, phương thức chữa lỗi như thế nào mang lại hiệu quả cao nhất, và chữa lỗi khi nào là hợp lý. Với những vấn đề gặp phải trong quá trình dạy kỹ năng viết cho học sinh lớp 10, tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2013 – 2014 với chủ đề: “Một số phương pháp chữa lỗi hiệu quả trong các bài viết Tiếng Anh của học sinh khối 10” Với việc tổng hợp, phân tích các lỗi thường gặp trong các bài viết của học sinh và áp dụng một số phương pháp chữa lỗi, tôi hy vọng sẽ góp phần giúp học sinh hiểu rõ những khó khăn trong quá trình học viết đồng thời gợi ý cho giáo viên và học sinh một số cách chữa lỗi hiệu quả để làm cho bài học đạt kết quả mong muốn. 2 Nguyễn Viết Tiệp THPT Buôn Hồ
  3. Phát Triển Kỹ Năng Viết Cho Học Sinh Lớp 10 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: 1.1. Viết 1.1.1. Khái niệm “viết” trong lý thuyết tiếng Để có thể tiếp cận phù hợp và hiểu quả trong việc dạy kỹ năng viết thì việc hiểu rõ khái niệm “viết” trong lý thuyết tiếng là cần thiết. Có rất nhiều định nghĩa về “viết”. mỗi nhà ngôn ngữ học thì có những định nghĩa riêng phụ thuộc vào những tiêu chí mà họ xem là quan trọng. Theo Byrne (1979), viết là “hoạt động hình thành chuỗi các biểu tượng được sắp xếp theo quy ước để tạo thành từ và từ được sắp xếp thành câu”. Theo quan điểm này, chúng ta có thể nhận thấy bất kỳ hoạt động nào tạo nên từ/câu, cho dù có nghĩa hay không thì đều được xem là "viết”. Viết, xét theo bộ môn lý thuyết tiếng thì không đơn giản như khái niệm mà Byrne đưa ra. Nó là một quá trình phức tạp mà theo Lannon(1989) có định nghĩa “là quá trình chuyển đổi những chất liệu được khám phá bởi cảm hứng, sự ngẫu nhiên, thử nghiệm và mắc lỗi hay bất kỳ điều gì trong thông điệp mang đầy đủ ý nghĩa – Viết là một quá trình của những quyết định cẩn trọng” (p.9). Theo định nghĩa này, viết phải chứa thông điệp có nghĩa, định nghĩa này hoàn thiện hơn định nghĩa của Byrne (1979) vì nó hướng tới mục đích viết chứ không phải viết mà không có định hướng rõ ràng. Trong quá trình dạy và học, viết được xem là “kỹ năng ngôn ngữ” (Tribble, 1996, p.3), nó không chỉ là trình bày ngôn ngữ dưới dạng văn bản viết mà còn là sự phát triển và thể hiện những ý tưởng theo một cách có trình tự, kết cấu.” Đó là “một quá trình xảy ra qua một khoảng thời gian, đặc biệt khi chúng ta dành thời gian suy nghĩ trước khi viết dàn ý đầu tiên” (Harris, 1993, p.10). So sánh với các khái niệm đã đưa ra trước đó thì khái 3 Nguyễn Viết Tiệp THPT Buôn Hồ
  4. Phát Triển Kỹ Năng Viết Cho Học Sinh Lớp 10 niệm này là thỏa đáng nhất bởi vì nó bao hàm tất cả các khía cạnh của kỹ năng viết: hình thức (văn bản viết), mục đích (thể hiện ý tưởng), và cấu tạo (có kết cấu). Khi viết chúng ta biết rằng một văn bản viết là sản phẩm của một cá nhân nhằm mục đích giao tiếp với người khác một cách gián tiếp. Điều đó nghĩa là người tiếp nhận không đứng trước người viết để nghe từ người viết. Vì thế người viết phải chắc chắn văn bản mình viết không chỉ chính xác mà còn dễ hiểu với người đọc Một số nhân tố cần được xem xét khi viết theo Raimes (1983) CÚ PHÁP NỘI DUNG Cấu trúc câu Sự thích hợp, rõ ràng, v.v logic, v.v. NGỮ PHÁP TIẾN TRÌNH VIẾT Quy tắc thì, Có ý tưởng, viết nháp Mạo từ, đại từ, v.v. kiểm tra lại Những ý tưởng rõ ràng và HÌNH THỨC hiệu quả ĐỐI TƯỢNG TIẾP NHẬN Viết tay, Người đọc phát âm, dấu câu, v.v KẾT CẤU MỤC ĐÍCH Các đoạn văn, Lý do viết Chủ đề Sự mạch lạc, thống nhất LỰA CHỌN Từ vựng, thành ngữ, cách diễn đạt 1.1.2. Tiến trình viết Theo Tribble (1996), tiến trình viết gồm 4 bước: 1. Trước khi viết: Đây là bước mà người viết thực hiện trước khi viết nháp, bao gồm việc chọn chủ đề, suy nghĩ, ghi chú, thảo luận, sắp xếp ý tưởng, lập dàn ý, thu thập thông tin. (Ví dụ, phỏng vấn, tìm kiếm thông tin trong thư viện, xử lý dữ liệu). 2. Viết nháp: Viết nháp là quá trình người viết đưa ý tưởng thành câu, đoạn văn, tập trung vào giải thích, làm rõ ý tưởng và liên kết các ý tưởng. 4 Nguyễn Viết Tiệp THPT Buôn Hồ
  5. Phát Triển Kỹ Năng Viết Cho Học Sinh Lớp 10 3. Sửa lại: Đây là bước quan trọng để có một văn bản hoàn thiện. Người viết sẽ suy nghĩ về điều mà người đọc mong đợi, người đọc là trung tâm văn bản hướng tới. Ví dụ: trau chuốt lại kết cấu, liên kết các ý tưởng hoặc thêm các liên từ. 4. Biên tập: Người viết xem xét lại về hình thức của bài viết như chính tả, ngữ pháp, dấu câu. Như chúng ta thấy từ quan điểm trên, viết là một quy trình một chiều không liên quan đến người đọc. Reid(1993) cũng đưa ra cùng quan điểm nhưng đưa thêm ba bước nữa của quá trình viết: phản hồi, đánh giá và sau khi viết. Điều này làm cho tiến trình viết của Reid thỏa đáng hơn. Một cách ngắn gọn, các bước của quá trình viết theo Reid(1993) có thể được minh họa theo sơ đồ sau: TRƯỚC KHI VIẾT VIẾT NHÁP PHẢN HỒI SỬA LẠI BIÊN TẬP ĐÁNH GIÁ SAU KHI VIẾT Tóm lại, bài viết là dạng bài tập mà hai người không cùng làm theo một cách. Tuy nhiên, có những bước cơ bản mà người viết nào cũng phải thực hiện khi làm bài. Mỗi nhà nghiên cứu có những cách khác nhau để minh họa quá trình viết, nhưng tất cả đều đồng nhất viết là một quá trình theo quy tắc “đệ quy”, yêu cầu nỗ lực lớn từ phía người viết. 1.2. Khái niệm “lỗi” và “chữa lỗi”: 1.2.1. Khái quát về lỗi: 5 Nguyễn Viết Tiệp THPT Buôn Hồ
  6. Phát Triển Kỹ Năng Viết Cho Học Sinh Lớp 10 1.2.1.1. Khái niệm: Có rất nhiều định nghĩa về lỗi được đưa ra bởi những nhà nghiên cứu nổi tiếng như: Abbort (1981), Edge (1989), McKay (1989), Goldstein (1990), Hubbard (1991), Klassen (1993), Crosling (1996) v.v. Mặc dù họ diễn đạt theo những cách khác nhau nhưng các khái niệm đề có những điểm chung về bản chất và chức năng của lỗi. Goldstein (1990) định nghĩa lỗi là “một hành động do sự không hiểu biết, thiếu sót, hoặc vô tình sao lãng, lạc khỏi định hướng ban đầu hoặc không đạt được mục đích” Klassen (1993) đưa ra một định nghĩa đơn giản hơn về lỗi. Theo Klassen, lỗi là “một dạng hoặc cấu trúc mà người bản xứ không thể chấp nhận được vì việc sử dụng không thích hợp” Trong khi đó, Crosling (1996) đưa ra quan điểm của mình theo hướng coi trọng các tiêu chí “Bất kỳ sự lạc hướng về phương pháp so với thông thường đều được xem là lỗi” Khi nhắc đến lỗi, một số nhà nghiên cứu có cùng quan điểm rằng không chỉ có người học ngoại ngữ mắc lỗi mà cả người bản xứ cũng mắc lỗi. Người bản xứ thường mắc lỗi ở hai cấp độ “lỗi hình thái” và “lỗi diễn đạt”, lỗi thứ hai là lỗi thường gặp với tần suất cao hơn (McKay, 1984). Vì thế, lỗi nên được xem như là những điều trái với thông thường và không phù hợp. Ta có thể thấy việc mắc lỗi ở tất cả các mức độ ngôn ngữ từ lỗi về hình thức cho tới diễn đạt. 1.2.1.2. Phân loại lỗi Lippman, J. (2003) phân lỗi thành hai loại: “lỗi chung” (lỗi bao trùm) and “lỗi riêng”. PHÂN LOẠI ? Vấn đề chung bao gồm: Lỗi bao trùm Lỗi riêng 1. Luận điểm Không chính không chính 2. Cấu trúc xác toàn câu , xác từng thành tố 3. Căn cứ VD. trật tự từ, VD. thì, 4. Sự tương thích và nhất quán liên từ mạo từ, 5. Sự phù hợp với đối tượng và mục không đúng trợ động từ đích Vấn đề riêng bao gồm:   1. Chính tả Kết quả Kết quả 2. Cú pháp Giao tiếp Giao tiếp 3. Ngữ pháp không thành công khó hiểu 4. Dấu câu 6 Nguyễn Viết Tiệp THPT Buôn Hồ