SKKN Một số kinh nghiệm trong phương pháp dạy nghe giúp học sinh khắc phục những khó khăn trong tiết nghe hiểu

doc 35 trang sangkien 29/08/2022 11320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong phương pháp dạy nghe giúp học sinh khắc phục những khó khăn trong tiết nghe hiểu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_phuong_phap_day_nghe_giup_hoc.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm trong phương pháp dạy nghe giúp học sinh khắc phục những khó khăn trong tiết nghe hiểu

  1. 1 Mục lục Danh mục viết tắt Phần 1. Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài: . 2. Lịch sử vấn đề . 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu . 6. Đống góp của SKKN 7. Cấu trúc nội dung cuả SKKN Phần 2. Nội dung . Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Phương tiện dạy học 1.1.2. Phương tiện dạy học kỷ thuật 1.1.3. Khai quát về việc sử dụng phương tiện dạy học 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Về phía nhà trường: 1.2.2. Đối với học sinh: 1.2.3. Đối với giáo viên: Chương 2. Nội dung, giải pháp 1.1. Tăng cường về: nghe, thấy, tập hát, tập đọc nhạc 1.2. Tăng cường sự trao đổi, thảo luận nhóm 1.3. Lồng ghép trò chơi âm nhạc vào tiết học . 1.4. Bảng phụ màu, đoạn phim, tiện ích: . 1.5. Phân bố tiết học ngoài trời: 1.6. Lựa chọn đội năng khiếu theo từng khối 1.7. Giáo viên phải biết sử dụng phương tiện dạy học Chương 3. Thực nghiệm sư phạm Phần 3. Đề nghị và kết luận 1. Kết luận 2.Đề nghị E.Tài liệu tham khảo
  2. 2 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay xu hướng hội nhập quốc tế trong nhiều lĩnh vực kể cả lĩnh vực Giáo dục đã đưa Tiếng Anh lên một vị trí hết sức quan trọng. Tiếng Anh là công cụ giao tiếp là chìa khoá dẫn đến kho tàng nhân loại. Mặt khác việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin đã làm cho việc học Tiếng Anh trở thành cấp bách và không thể thiếu. Việc học và sử dụng Tiếng Anh đòi hỏi cả một quá trình luyện tập cần cù sáng tạo của cả người học lẫn người dạy. Qua thực tế ở trường tôi, khi bắt đầu học môn Ngoại Ngữ phần lớn học sinh thích học, nhưng dần dần học sinh lại chán học. Hầu hết các em rất yếu về kỹ năng nghe. Thật khó để các em nghe hiểu nội dung một bài văn hay đoạn hội thoại. Sau mỗi tiết dạy nghe giáo viên rất khó khăn trong việc kiểm tra lại thông tin mà các em đã nghe và việc kiểm tra bài cũ thường không dễ dàng gì. Trước tình hình đó là một giáo viên trực tiếp dạy Tiếng Anh khối 7 và khối 9, đối tượng đã được tiếp xúc với ngôn ngữ Tiếng Anh qua 2 năm lớp 6 , và 7 bản thân tôi trăn trở thật nhiều làm sao để học sinh có thể nắm vững, nghe hiểu lấy thông tin và vận dụng thành thục thông tin. Trong quá trình vừa dạy vừa tìm hiểu quan sát học sinh, tôi phát hiện việc rèn luyện kĩ năng nghe của học sinh có rất nhiều vấn đề. Phần lớn học sinh chưa biết cách học nghe, học sinh thường thấy luyện nghe là khó nhất. Trên thực tế để có được kỹ năng nghe Tiếng Anh thì người học ngoại ngữ phải có quá trình luyện tập nghe thường xuyên, lâu dài với những hình thức và nội dung nghe khác nhau. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ phần nào giúp giáo viên dần khắc phục những khó khăn trên để tiến hành dạy nghe môn Tiếng Anh có hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học. Đó cũng là lý do mà tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm trong phương pháp dạy nghe giúp học sinh khắc phục những khó khăn trong tiết nghe hiểu” 2. Lịch sử vấn đề:
  3. 3 Đề tài: “Một số kinh nghiệm trong phương pháp dạy nghe giúp học sinh khắc phục những khó khăn trong tiết nghe hiểu” là một vấn đề còn rất mới đối với học sinh miền núi nói chung và trường THCS nói riêng. Muốn sử dụng các giải pháp trên có hiệu quả thì giáo viên phải có các phương pháp dạy học vững vàng, biết vận dụng linh hoạt các kỷ thuật trong tiết luyện kỷ năng nghe một cách có hiệu quả và phải có tính sáng tạo trong từng tiết dạy. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Với đối tượng là học sinh THCS của một huyện miền núi, môi trường sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp gần như không có, cơ hội tiếp xúc và sử dụng Anh ngữ với người bản địa hầu như không, bên cạnh đó kiến thức, kỹ năng và quan trọng hơn cả là tâm lý ngại giao tiếp làm cho việc đưa tiếng Anh vào môi trường sinh hoạt còn nhiều hạn chế. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học đồng thời làm cho mục tiêu dạy học ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp khó có thể thực hiện được.Với đề tài này, đối tượng phạm vi tôi tập trung nghiên cứu và áp dụng là học sinh THCS lớp 7 và lớp 9 theo phương pháp thực nghiệm đối chứng. 4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu: 4.1. Mục đích nghiên cứu. Với việc nghiên cứu thành công của đề tài, sáng kiến kinh nghiệm giúp giáo viên có được những kinh nghiệm sau. - Cách thức tổ chức một tiết dạy nghe có hiệu quả. - Cách bước tiến hành một tiết dạy nghe có hiệu quả. - Hướng dẫn học sinh tự luyện tập, rèn luyện để có kỹ năng và kỷ xảo nghe tiếng Anh. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Bằng kinh nghiệm dạy học rút ra từ bản thân tôi hệ thống lại một số các kỷ thuật dạy nghe trong chương trình Tiếng Anh THCS, sưu tầm thêm một số
  4. 4 phương pháp khác nhau mà học sinh, có thể dễ dàng vận dụng được. Giáo viên truyền tải được toàn bộ vấn đề đã nghiên cứu đến với đối tượng học sinh. Học sinh phải lĩnh hội và vận dụng phát huy một cách tích cực, chủ động, sáng tạo trong các giai đoạn của kỷ năng nghe hiểu. Từ đó tôi nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các công việc cụ thể đã được thực hiện hiệu quả để minh chứng cho việc cải thiện, nâng cao kỷ năng nghe cho học sinh. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát: Người thực hiện đề tài tự tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp. - Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi dự giờ của đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ người thực hiện đề tài, đồng nghiệp và người thực hiện đề tài tiến hành trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tiết dạy. - Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thể nghiệm theo từng mục đích yêu cầu cụ thể một số tiết dạy nghe. - Phương pháp điều tra: Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra đánh giá việc nắm nội dung bài học của học sinh. 6. Đống góp của SKKN Để thành công được đề án “Bước đầu tìm hiểu việc nâng cao chất lượng giảng dạy Âm nhạc ở bậc THCS” giáo viên và học sinh phải có sự tương tác với nhau, hòa quyện nhịp nhàng với nhau mới đạt được kết quả cao. 7. Cấu trúc nội dung cuả SKKN PHẦN 2. NỘI DUNG Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Phương tiện dạy học. 1.1.2. Phương tiện dạy học kỷ thuật. 1.1.3. Khai quát về việc sử dụng phương tiện dạy học.
  5. 5 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Về phía nhà trường: 1.2.2. Đối với học sinh: 1.2.3. Đối với giáo viên: Chương 2. Nội dung, giải pháp 1.1. Tăng cường về: nghe, thấy, tập hát, tập đọc nhạc, tập chép nhạc, tập đặt lời bài hát mới, Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học: 1.2. Tăng cường sự trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, trả lời nhanh: 1.3. Lồng ghép trò chơi âm nhạc vào tiết học: Giáo viên vận dụng phương pháp tích hợp kiến thức, kỹ năng giữa các môn học (đặc biệt là môn mỹ thuật) để các em có điều kiện luyện tập để phát triển toàn diện hơn. 1.4. Bảng phụ màu, đoạn phim, tiện ích: 1.5. Phân bố tiết học ngoài trời: 1.6. Lựa chọn đội năng khiếu theo từng khối, có kế hoạch bồi dưỡng thêm để tham gia các hoạt động văn hoá – văn nghệ: 1.7. Giáo viên phải biết sử dụng phương tiện dạy học và một yếu tố gây xúc cảm cho HS. Chương 3. Thực nghiệm sư phạm PHẦN 2. NỘI DUNG Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Mục đích dạy học: Mục đích của việc dạy ngoại ngữ không phải là cung cấp cho học sinh kiến thức của ngôn ngữ đó, mà mục đích cuối cùng của việc dạy ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng là dạy học sinh khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Khả năng giao tiếp của học sinh thể hiện qua các kỹ năng: Nghe, Nói,
  6. 6 Đọc, Viết. Kỹ năng nghe tiếng Anh của học sinh được hình thành qua một quá trình học tập rèn luyện trong môi trường Anh ngữ. Ngoài việc học tập ở trường lớp, học sinh phải tự học tập rèn luyện nghe thông qua các hình thức và các phương thức khác nhau. Kỹ năng nghe là khả năng sử dụng kiến thức ngôn ngữ vào mục đích nghe hiểu bằng tiếng Anh. 1.1.2. Các yếu tố cơ bản trực tiếp tác động đến hiệu quả của tiết dạy nghe. a. Giáo viên: - Với phương pháp dạy học mới, tích cực thì giáo viên đóng vai trò chỉ đạo, điều khiển học sinh hoạt động trong giờ học. - Để tiến hành một tiết dạy nghe có hiệu quả thì giáo viên cần thực hiện tốt các yếu tố cơ bản sau: + Chọn và sử dụng linh hoạt các kỷ thuật dạy nghe phù hợp với từng nội dung bài dạy. + Tổ chức, điều khiển lớp học, phân bố thời gian hợp lý. + Sử dụng thành thạo các phương tiện, các đồ dùng dạy học phục vụ dạy nghe. + Sáng tạo ra các đồ dùng dạy học phù hợp phục vụ cho tiết dạy. + Truyền cảm, lôi cuốn, hấp dẫn học sinh. b. Phương pháp - kỹ thuật dạy nghe (Listening Techniques) Phương pháp dạy nghe ( Listening techniques) được quy định bởi nội dung dạy nghe, nói cách khác, nội dung bài dạy nghe chi phối việc lựa chọn, vận dụng phối hợp các phương pháp, các kỹ thuật dạy nghe. Mỗi kỹ thuật dạy học phù hợp với một hình thức bài dạy cụ thể ( dạy ngữ pháp, dạy nói,dạy viết ) c. Các phương tiện thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ cho việc dạy nghe: - Việc sử dụng thiết bị tranh ảnh hỗ trợ cho dạy học đối với môn ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng được coi là một phương tiện thể hiện
  7. 7 một phần nội dung chính của SGK. Trong tất cả đơn vị bài học chương trình SGK mới phần nội dung của bài nghe được ghi trong băng cát sét còn SGK chỉ in các bài tập luyện nghe. Muốn thực hiện tốt các bài luyện nghe này thì người học phải được nghe các nội dung bài học trong băng . Hơn thế nữa, thiết bị dạy học còn là phương tiện tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, thúc đẩy động cơ và gây hứng thú học tập. * Các thiết bị cần cho môn học: - Máy thu phát băng cassette. - Máy ghi âm các bài đọc và nghe theo SGK. - Tranh ảnh minh hoạ nội dung bài học trong SGK - Các tranh ảnh đồ dùng giáo viên tự tạo d. Học sinh: Trong mối tương quan giữa cách dạy và cách học: Giáo viên là người tổ chức, điều khiển học sinh tự chiếm lĩnh tri thức bằng chính những thao tác, những hành động trí tuệ của riêng mình dưới vai trò tổ chức điều khiển của giáo viên . Để tiết dạy nghe được tốt thì học sinh cần phải có những kỹ năng cần thiết trong việc nghe hiểu bằng tiếng Anh. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Về phía giáo viên: a. Ưu điểm Mặc dù có những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình giảng dạy nhưng chúng tôi đã biết khắc phục vượt lên những khó khăn trước mắt, từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy nghe môn tiếng Anh nhằm đáp ứng mục đích chương trình, SGK mới - Bước đầu đã tiếp cận sử dụng tương đối tốt các kỹ thuật dạy học đặc trưng - kỹ thuật dạy nghe. - Đã quen và chủ động với cách thức tổ chức một tiết dạy nghe - Phối hợp khá linh hoạt các kỹ thuật dạy học