SKKN Một số kinh nghiệm nhỏ nhằm "Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo" của học sinh khi học môn Khoa học Lớp 4

doc 8 trang sangkien 27/08/2022 14181
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nhỏ nhằm "Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo" của học sinh khi học môn Khoa học Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_nho_nham_tao_hung_thu_va_phat_huy_ti.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm nhỏ nhằm "Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo" của học sinh khi học môn Khoa học Lớp 4

  1. Đề tài : Một số kinh nghiệm nhỏ nhằm "tạo hứng thú và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo" của học sinh khi học môn khoa học lớp 4 I, Lý do chọn đề tài Qua quá trình dạy học và nhất là trực tiếp chủ nhiệm lớp 4. Tôi nhận thấy một điều rằng hầu hết học sinh khối 4 chưa thực sự có hứng thú (hay chưa ham thích) khi học các môn như: Khoa học. Điều đó dẫn đến các em chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập môn học trên. Vì vậy tôi chọn đề tài nay để có thể cùng với các bạn đồng nghiệp , cùng nhau tìm ra các giải pháp nhằm giúp học sinh có hứng thú để các em tích cực hơn trong quá trình học tập môn học nói trên từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của phương châm giáo dục toàn diện cho học sinh. II, Cơ sở nghiên cứu 1, Cơ sở lý luận Như chúng ta đã biết , học sinh tiểu học là lứa tuổi học tập theo hứng thú và chủ yếu là cảm tính. Đồng thời lứa tuổi này còn mang các đặc điểm tâm lý hồn nhiên,ngộ nghĩnh và hiếu động các em thích vui chơi, thích các trò chơi vui nhộn "Vừa chơi, vừa học" .Mặt khác đối với học sinh tiểu học việc ghi nhớ thì rất nhanh nhưng để nhớ một nội dung, một vấn đề nào đó thì lại rất khó cho nên các nhà khoa học đã nhận định rằng lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi "Chóng nhớ, mau quên". Muốn học sinh nhớ được vấn đề nào đó thì ngoài việc thường xuyên phải củng cố, ôn tập về nội dung cần nhứ thì việc tạo cho các em cảm giác hứng thú và say mê với nội dung cần ghi nhớ , chắc chắn rằng các em sẽ dể tiếp thu, dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Đồng thời lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi mang đặc điểm nhận thức, tư duy trực quan và cụ thể. Các em không những nhận thức tốt các vấn đề mang tính cụ thể mà còn rất có hứng thú khi khai thác, tìm hiểu các vấn đề mang tính cụ thể, đồng thời các em cũng rất ưa thích các vấn đề trực quan mang tính bắt mắt mà các em có thể quan sát một cách dễ dàng. Các môn học như Khoa học, Lịch sử, Địa lý theo chương trình và sách giáo khoa mới thì được tích hợp nhiều kiến thức, nhiều nội dung trong một môn học, một bài học: Ví dụ : môn Khoa học được tích hợp các kiến thức như : vật lý, sinh học, hoá học và một số kiến thức của môn sức khoẻ cũ củng được tích hợp vào môn học này,môn Lịch sử, Địa lý lại được tích hợp các kiến thức của khoa học xã hội như : Văn hoc, địa lý, lịch sử. Do đó các nội dung kiến thức của các môn học này mang tính trừu tượng , yêu cầu học sinh phải ghi nhớ. Đồng thời đối với học sinh lớp 4 là lớp bản lề của hai giai đoạn : Giai đoạn lớp 1,2,3 và giai đoạn lớp 4,5. Mặt khác , lớp 4 cũng là lớp học bắt đầu của việc tách môn học "Tự nhiên - Xã hội" thành các môn Khoa học, Lịch sử, Địa lý và củng là lớp tạo nền tảng cho việc học tập và tìm hiểu kiến thức các môn học này ở lớp 5 và các lớp trên. Vì vậy việc "Tạo hứng thú và phát huy tinh tích cực , chủ động , sáng tạo" cho học sinh khi học môn Khoa học ở lớp 4 là hết sức cần thiết. 2, Cơ sử thực tiển Thực tế trong các nhà trường hiện nay theo thu thập thông tin thì việc dạy học các môn như : Khoa học, Lịch sử, Địa lý ở các lớp 4,5 là chưa thực sự có hiệu quả. Như
  2. ở trtường tôi công tác và cụ thể là lớp tôi chủ nhiệm điều đó là xác thực nhất. Qua kiểm tra theo dõi hàng ngày và qua khảo sát chất lượng cuối học kỳ I đã phần nào chứng minh điều đó. Những thực tế nói trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng có một nguyên nhân mà tôi cho là cơ bản nhất là: chúng ta bao gồm tôi và các đồng nghiệp từ trước đến nay chưa tạo được hứng thú hay nói cách khác là chưa làm sao để cho các em học sinh thích thú khi học các tiết Khoa hoc, Lịch sử, Địa lý. Do đó các em cũng chưa phát huy được tính tích cực, chủ động , sáng tạo khi học các môn học này, vì vậy mà kết quả thu được là chưa cao. Từ những cơ sở đã nêu trên việc "Tạo hứng thú học tập và phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo" của học sinh khi học các môn : Khoa học, Lịch sử, Địa lý" là hết sức cần thiết và cấp bách. Đồng thời tôi thấy chưa có nhiều tác giả bàn về vấn đề này nên tôi quyết định chọn đề tài này để có thể góp sức mình cho sự nghiệp dạy học . ở đây tôi chủ yếu đề cập đến việc rút kinh ngfhiệm để có thể giúp học sinh nhận thức tốt hơn với môn học mang tính trừu tượng hơn đó là môn Khoa học ở lớp 4. III, Phương pháp nghiên cứu - Trong quá trình nghiên cứu tôi kết hợp sử dụng các phương pháp sau : 1, Phương pháp điều tra : Tôi đã điều tra bàng phiếu điều tra để thăm dò tình hình học tập các môn học : Khoa học, Lịch sử, Địa lý. 2, Phương pháp trao đổi và lấy ý kiến đồng nghiệp và học sinh : Tôi đã trao đổi và lấy ý kiến của đồng nghiệp, học sinh ở trường bạn, đồng nghiệp và học sinh trường mình, lớp mình để thu thập thêm về tình hình học tập các môn học nói trên của học sinh lớp 4, lớp 5. 3, Phương pháp thực nghiệm -Tổ chức dạy thực nghiệm ở lớp mình chủ nhiệm để khẳng định kinh nghiệm của mình là hợp lý và có hiệu quả. * Ngoài các phương pháp cơ bản trên tôi còn sử dụng một số biện pháp nghiên cúư bổ trợ như phương pháp quan sát, phương phap đàm thoại IV, Giải quyết vấn đề - Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để "Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tao" của học sinh khi học các môn KHoa học ở lớp 4. Để giải quyết vấn đề này có rất nhiều yếu tố nhưng tôi xin được đưa ra một biện pháp mà bản thân cho là cơ bản quan trọng và có hiệu quả đã dúc rút được qua quá trình dạy học của mình đó là việc "Lựa chọn và sử dung các phương pháp dạy học", " lựa chọn và sử dụng hệ thống câu hỏi " trong quá trình dạy học môn khoa học ở lớp 4 . Sở dĩ tôi lựa chọn môn học nói trên là vì môn học này (Khoa học) ở lớp 1,2,3 được tích hợp trong môn "Tự nhiên và xã hội" lên lớp 4 được tách ra thành ba môn học khác nhau . Đồng thời môn học này có rất nhiều vấn đề mang tính trừu tượng mà trong quá trình học tập học sinh rất khó nhận thức được nếu các em không có hứng thú và không phát huy tính tự giác học tập của các em. 1, Một số kinh nghiệm nhỏ khi dạy học môn Khoa học ở lớp 4 - Đối với môn Khoa học qua quá trình dạy học bằng phương pháp điều tra và thực nghiệm trên lớp học tôi rút ra được một điều rằng : Để tạo hứng thú và phát
  3. huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo cho học sinh trong học tập môn này đó là việc giáo viên sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học cùng với hệ thống câu hỏi gợi mở theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Các phương pháp và hệ thống câu hỏi thường có tác dụng gây cho học sinh tính tò mò tìm hiểu vấn đề nhưng các em có thể cũng không mấy khó khăn khi trả lời câu hỏi .Tôi có thể trình bày cơ bản về các phương pháp và một số loại bài tập mà tôi đã sử dụng trong quá trình dạy học môn Khoa học lớp 4 như sau : 1, Phương pháp quan sát - Đối với phương pháp quan sát : Đây là một phương pháp có nhiều ưu điểm vối lứa tuổi học sinh . Sử dụng phương pháp này trong dạy học khoa học sẽ tạo được không khí học tập trong lớp học rất thoải mái nhưng các em học sinh lại rất tập trung vào hoạt động tìm hiểu các vấn đề của bài học có trong sự vật được quan sát. - Bên cạnh đó sử dụng phương pháp này cần lưu ý một điều về đồ dùng sử dụng để quan sát theo tôi là tuỳ thuộc vào từng nội dung bài học và nội dung cần tìm hiểu, khám phá nhưng nếu có thể thì đồ dùng để quan sát tốt nhất là sử dụng vật thật vì vật thật có tác dụng kích thích trí tò mò của học sinh tiểu học. Nếu không có điều kiện sử dụng vật thật thì có thể sử dụng tranh,ảnh minh hoạ nhưng tranh, ảnh phải đảm bảo tính khoa học và phai mang tính thẩm mỹ. - Để có hiệu quả tốt chúng ta cần sử dụng phối kết hợp phương pháp quan sát với các phương pháp dạy học khác như : Phương pháp thảo luận nhóm ,Phương phảp trò chơi học tập, Phương pháp thí nghiệm cùng với hệ thống câu hỏi theo hướng trắc nghiệm khách quan . * Ví dụ : khi dạy bài : Bảo vệ bầu không khí trong sạch Trước hết chúng ta treo các bức tranh ở sách giáo khoa (SGK) vẽ phóng to. Bước 1 : Hướng dẫn học sinh quan sát và nêu câu hỏi gợi ý tìm hiểu nội dung các bức tranh . Câu hỏi : Bức tranh vẽ gì ? Bước 2 : Thảo luận nhóm Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ . Phát cho học sinh mỗi nhóm một tập thẻ có ghi nội dung việc làm ở từng bức tranh vừa được quan sát . Các nhóm thảo luận để chọn ra những việc nên làm hay không nên làm và giải thích cho từng lựa chọn của nhóm mình . Giáo viên đi đến từng nhóm để gợi ý cách giải thích : Tại sao nên làm và không nên làm ? Bước 3 : Trình bày kết quả làm việc của nhóm mình Các nhóm cử đại diện nhóm trình bày kết quả và giải thích lựa chọn của nhóm mình . Nhóm khác nhận xét , bổ sung . Giáo viên chốt kiến thức Từ việc lựa chọn và giải thích lựa chọn của học sinh ở trên . Giáo viên nêu gợi ý để học sinh nêu các việc làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch . Học sinh trả lời , Học sinh khác nhận xét và nhắc lại nội dung các việc làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch ở sách giáo khoa. 2, Phương pháp thảo luận nhóm - Thảo luận nhóm là một phương pháp giúp học sinh phát huy được khả năng giao tiếp trao đổi với mọi người và phát huy được khả năng tổng hợp ý kiến của tập thể từ đó có thể tự lĩnh hội kiến thức bài học một cách dễ dàng.
  4. - Nhưng khi cho học sinh thảo luận nhóm không nên thảo luận chay mà phải có phiếu hoc tập . Mọi người thường sử dụng hệ thống câu hỏi một cách chung chung nhưng theo tôi thì chúng ta nên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan . * Ví dụ : Khi dạy bài "Nguyên nhân làm nước bị ô nhiểm" - Trước hết chúng ta có thể cho học sinh quan sát tranh ảnh chụp (vẽ) về các nguyên nhân gây cho nguồn nước bị ô nhiểm. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát nội dung từng bức tranh sau đó thảo luận để trả lời các câu hỏi ở phiếu học tập . * Nội dung phiếu học tập Câu 1 Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước là : a ,Xả rác, phân, nước thải bừa bãi ; vỡ ống nước, lũ lụt. Sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học, nước thải của nhà máy không qua xử lý xả thẳng vào sông hồ. b , Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ làm ô nhiễm nước mưa. c , Vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu làm ô nhiểm nước biển. d , Tất cả các nguyên nhân trên. Câu 2 Điền các từ trong dấu ngoặc đơn vào chỗ chấm để thấy được tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm ( vi sinh vật, bệnh , bệnh dịch, tả,lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt viêm gan, mắt hột ) Nguồn nước bị ô nhiễm là nơi các loại sinh sống, phát triển và lan truyền các loại như , , , , , , , Có tới 80 % các là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiểm. Với loại câu hỏi này học sinh dễ dàng tiếp thu và lĩnh hội được kiến thức cần nắm của bài học vì thế học sinh rất hăng hái phát biểu trong giờ học và cũng có thể lưu kiến thức dễ dang ở phiếu cũng như những gì mà các em có thể nhận được từ bài học. - Để "Tạo hứng thú cho học sinh khi học môn khoa học thì một phương pháp dạy học mà qua quá trình dạy học cũng như tìm hiểu tôi tháy nó không thể thiếu và người ta cho rằng đây là phương pháp đặc trưng của bbộ môn khoa học đo là : Phương pháp thí nghiệm. 3, Phương pháp thí nghiệm - Đây là một trong những phương pháp dạy học thích hợp bậc nhất đối với môn học này . Phương pháp thí nghiệm có khả năng kích thích học sinh tham gia hoạt động học tập một cách tích cực, tự giác và hứng khởi nhất, Nhưng để phát huy tối đa tác dụng và hiệu quả của phương pháp này chúng ta phải sử dụng kết hợp nó với phương pháp quan sát và thảo luận nhóm . Học sinh có quan sát tốt thì mới rút ra được kiến thức từ thí nghiệm và sau đó trao đổi với bạn trong nhóm để khẳng định lại hiện tượng diễn ra trong thí nghiệm từ đó dễ dàng lĩnh hội được tri thức cần nắm và cũng giúp học sinh khắc sâu và nhớ kiến thức lâu hơn. *Ví dụ Khi dạy bài : "Tại sao có gió" Đầu tiên chúng ta cho học sinh quan sát tranh ảnh (Hoặc vật thật) về các hiện tượng : cây cối lung lay,lá cờ tổ quốc bay phấp phới , Sau đó chơi trò chơi chong chóng ( Theo tôi những hoạt động này nên tổ chức thực hiện ở ngoài trời), sau đó vào lớp chúng ta có thể cho học sinh hoàn thành Bài tập 1 ở phiếu học tập để các em có biểu tượng về mức độ của gió. - Tiếp theo đó chúng ta cho học sinh làm thí nghiệm với đồ dùng đã chuẩn bị của học sinh. Thí nghiệm này để chứng minh rằng :"Không khí chuyển động từ nơi lạnh