SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả khi tổ chức các trò chơi dân gian ở trường Tiểu học

doc 16 trang sangkien 01/09/2022 10920
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả khi tổ chức các trò chơi dân gian ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_nham_nang_cao_hieu_qua_khi_to_chuc_c.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả khi tổ chức các trò chơi dân gian ở trường Tiểu học

  1. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết, bên cạnh hoạt động chủ đạo của của học sinh tiểu học là học tập, thì hoạt động vui chơi cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của các em. Các em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà còn có nhu cầu vui chơi, giải trí. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với học sinh tiểu học và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy việc tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa. Nhắc đến trò chơi dân gian thì ai trong số chúng ta chắc cũng không thể nào quên những trò chơi đơn giản mà vô cùng lý thú đối với tuổi thơ như: cướp cờ, chơi ô ăn quan, kéo co, chơi chuyền, bịt mắt bắt dê .Vậy trò chơi dân gian bắt nguồn từ đâu? Khi tham gia chơi có tác dụng ra sao? Trò chơi dân gian là một nét sinh hoạt văn hóa do nhân dân sáng tạo trong quá trình lao động, sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng, trò chơi dân gian xưa được xem như là hình thức giáo dục đơn giản, giúp hình thành nhân cách cũng như phát triển thể chất cho trẻ nhỏ. Trò chơi dân gian được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một di sản văn hoá dân tộc. 2
  2. Trong hoàn cảnh công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, học sinh hầu hết bị lôi cuốn với những trò chơi điện tử, các đồ chơi bạo lực trên mạng. chính điều đó đã và đang làm cho các trò chơi dân gian có phần bị mai một, lãng quên. Vì vậy, việc đưa trò chơi dân gian vào trường học đã tạo điều kiện cho các em được tham gia nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh, góp phần gìn giữ nét văn hóa truyền thống cho dân tộc Việt Nam. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, trẻ em không những được chăm sóc sức khỏe, được học tập mà phải cần được thỏa mãn nhu cầu vui chơi. Vui chơi là hoạt động chủ đạo thông qua hoạt động trò chơi, trẻ em được phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm, quan hệ xã hội nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Trong trường học sau những giờ học căng thẳng, các em được chơi các trò chơi dân gian bổ ích sẽ tạo nên hứng thú cho những giờ học tiếp theo. Thông qua hoạt động tiếp cận của học sinh khi chơi trò chơi dân gian thì chính các em là những người nuôi dưỡng và phổ biến văn hoá dân tộc ở lứa tuổi quan trọng nhất hình thành văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, đối với những trường thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đa số học sinh đều là con em dân tộc thiểu số thì việc đưa trò chơi dân gian vào trường học còn là vấn đề vô cùng nan giải.Chẳng hạn như Trường Tiểu học Lũng Cao II, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, là một trường miền núi thuộc vùng sâu vùng xa nhất của huyện Bá Thước. Đời sống kinh tế của nhân dân khó khăn, trình độ dân trí còn thấp do vậy phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình. Thêm vào đó 100% học sinh là con em hai dân tộc Thái và Mường nên khả năng tham gia vào trò chơi đặc biệt là trò chơi dân gian lại càng hạn chế hơn. Mặc dù vậy, để hướng đến mục tiêu “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, và tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh, nhà trường cũng đang từng bước đa dạng các hình thức tổ chức trò chơi dân gian cho các em, vào các ngày lễ và các dịp kỷ niệm, cũng như khi hoạt động ngoài giờ lên lớp.Việc đưa trò chơi dân gian vào trường học mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Nó không chỉ góp phần rèn luyện sức khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm mà còn giúp học sinh rèn khả năng ứng xử văn hóa, không tham gia các trò chơi vô bổ hay các tệ nạn xã hội. Chính vì vậy, việc đưa và tổ chức trò chơi dân gian trong trường học là phù hợp và cần thiết. Vì nó không chỉ là một giải trí đơn thuần mà thông qua việc chơi cũng đã góp phần vào việc giáo dục có hiệu quả, giúp học sinh tăng cường sức khoẻ, phát triển giao tiếp, bình đẳng giới, hình thành nhân cách con người Việt Nam ở các em và trong toàn xã hội. Vậy tổ chức cho các em chơi trò chơi dân gian như thế nào là phù hợp mà mang lại hiệu quả cao? Từ những lý do trên tôi đã chọn vấn đề: “Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả khi tổ chức các trò chơi dân gian ở trường tiểu học” làm vấn đề nghiên cứu. 3
  3. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Đối với trẻ thơ, trò chơi dân gian là một trong những yếu tố hình thành nên bản sắc văn hoá dân tộc, là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần, là nhịp cầu nối tâm thức các em với mọi bài học về cuộc sống xã hội bởi vì nó có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với các em. Tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian là phương tiện giúp các em phát triển tình cảm, đạo đức, tình đoàn kết, mở rộng nhận thức, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, qua đó góp phần giáo dục các em về truyền thống văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trò chơi dân gian cũng là một di sản quý báu của dân tộc. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui cuộc sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặt biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị, bổ ích Trò chơi đặc biệt là trò chơi dân gian là một hoạt động thu hút được thiếu nhi, bởi tính hấp dẫn của nó. Với đặc điểm tâm lí của trẻ em là hiếu động, thích cái mới, cái hấp dẫn, ham chơi, khi tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi Phụ trách Đội không thể không đưa nội dung trò chơi vào nội dung hoạt động của liên đội, chi đội. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: Hiện nay, ngoài giờ học, một số học sinh thường chơi game, nghe nhạc, xem ti vi Có nhiều em quá mê game nên quên cả học, quên ăn uống. Ngồi chơi và xem ti vi lâu quá sẽ ảnh hưởng đến đôi mắt và cột sống. Có em nhỏ tuổi đã bị béo phì vì ăn nhiều chất mà thiếu vận động, có em mới học lớp 1 đã đeo cặp kính cận dày, đi lệch vai, vẹo cột sống Vì vậy trò chơi dân gian giúp cho các em rèn luyện thể chất, sự khéo léo, trở nên nhanh nhẹn hoạt bát, tạo sự hoà đồng, thân thiện, đoàn kết Những phút vui chơi thoải mái, lành mạnh sẽ giúp các em thêm hào hứng để học tập và sống hồn nhiên hơn. Hơn nữa, việc vui chơi lành mạnh còn tạo ra nhiều đức tính tốt đẹp, hạn chế những tật xấu, đồng thời rèn luyện thể chất và tâm hồn các em theo chiều hướng tốt hơn. Để văn hóa truyền thống thấm dần vào tâm hồn trẻ thơ, không có cách nào hay hơn là áp dụng trò chơi dân gian vào trường học. Sự kết hợp giữa các trò chơi dân gian, trò chơi có tính trí tuệ trong giải toán tuổi thơ, trò chơi có tính ứng xử trên cơ sở “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” sẽ giúp các em được ôn luyện, trau dồi thêm kiến thức về lịch sử dân tộc, văn hóa dân gian Ở Trường Tiểu học Lũng Cao II hiện nay, Học sinh 100% là con em các dân tộc Thái và Mường, vốn tiếng Việt ít ỏi, khả năng giao tiếp còn hạn chế, nên rất khó khăn cho việc học tập và tham gia các hoạt động tập thể.Thêm vào đó trò chơi 4
  4. dân gian là những trò chơi đôi khi còn xa lạ với các em chỉ một số trò chơi dân gian của dân tộc mình mà các em biết. Chẳng hạn như: đẩy gậy, kéo co, ném còn, đánh cù (con quay) còn các trò chơi dân gian của người kinh thì các em ít được tiếp xúc. Chính vì vậy việc lôi kéo các em vào tham gia các trò chơi cũng gặp không ít khó khăn. Theo khảo sát đầu năm học 2014 – 2015: Khi tôi tổ chức một số trò chơi cho 50 học sinh các lớp 3,4 và 5 tại khu chính Trường TH Lũng Cao II, thu được kết quả như sau: Tổng số Không Số HS Hiểu Mạnh Biết tự tổ Sáng tạo HS thích ham biết về dạn, tự chức trò trong khi tham tham thích trò chơi tin khi chơi chơi trò gia gia trò trò chơi DG tham gia chơi khảo chơi DG trò chơi sát DG 50 11 39 6 27 5 5 Tôi nhận thấy rằng với tỷ lệ này là rất thấp nên tôi cần phải tìm ra các giải pháp để các em ham thích và tham gia trò chơi hiệu quả hơn. III. GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Thứ nhất: Sưu tầm và chọn lọc các trò chơi các trò chơi phù hợp với học sinh, bố trí thời gian, không gian hợp lí: Sau khi nghiên cứu các dạng trò chơi dân gian thông dụng, hiện nay các trường tiểu học thường tổ chức cho các em chơi, mặt khác dựa vào đặc trưng của trò chơi ta có thể phân các trò chơi dân gian vào 4 nhóm chính sau: 1.1.Trò chơi luyện tinh mắt dẻo chân như: Trồng nụ trồng hoa, nhảy lò cò, nhảy dây, đá cầu, bắn bi, nu na nu nống, Đây là những trò chơi vận động nên phải bố trí không gian và thời gian phù hợp để nâng cao hiệu quả cho trò chơi. Một số lưu ý về không gian và thời gian: + Về không gian: Cần lựa chọn không gian rộng, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, an toàn để tổ chức cho các em tham gia chơi. + Về thời gian: Tổ chức đều trong tất cả các tháng quanh năm, vào các buổi hoạt động người trời, các HS trường TH Lũng Cao II đang chơi trò chơi : hoạt động tập thể, các ngày lễ như: khai Trồng nụ trồng hoa giảng, chào mừng 26/3 5
  5. 1.2 Trò chơi luyện sự phán đoán tính toán chính xác: Ô ăn quan, cờ gánh, chơi chuyền . Đây là những trò chơi sự phán đoán tính toán chính xác nên không gian và thời gian chuẩn bị như sau: +Về không gian: không cần không gian rộng mà chỉ cần những khoảng không gian nhỏ hẹp như: trong lớp, ngoài hè của phòng hoc miễn sao sạch sẽ hợp vệ sinh là có thể tổ chức cho các em chơi được + Về thời gian: Tổ chức cho các em trong tất cả các tháng quanh năm, vào các buổi hoạt động người trời, các hoạt động tập thể, các ngày lễ như: khai giảng, chào mừng 26/3 , những buổi ra chơi, sinh hoạt ngoại khóa - Trò chơi: Ô ăn quan 1.3.Trò chơi phát hiện sự nhanh nhẹn, khéo léo,rèn sức khỏe, phát huy tinh thần tập thể: Kéo co, rồng rắn lên mây, cướp cờ, mèo đuổi chuột . Đây là những trò chơi vận động nên phải bố trí không gian và thời gian phù hợp để nâng cao hiệu quả cho trò chơi. + Về không gian: Cần lựa chọn không gian rộng, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, an toàn để tổ chức cho các em tham gia chơi. + Về thời gian: Tổ chức đều trong tất cả các tháng quanh năm, vào các buổi hoạt động người trời, các hoạt động tập thể, các ngày lễ như: khai giảng, chào mừng 26/3 - HS trường TH Lũng Cao II đang chơi trò chơi : Mèo đuổi chuột 6
  6. 1.4.Trò chơi rèn luyện sự phán đoán thính tai: Bịt mắt bắt dê, bỏ khăn, bịt mắt đánh trống Đây là những trò chơi vận động nên phải bố trí không gian và thời gian phù hợp để nâng cao hiệu quả cho trò chơi. +Về không gian: Cần lựa chọn không gian rộng, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, an toàn để tổ chức cho các em tham gia chơi. + Về thời gian: Tổ chức đều trong tất cả các tháng quanh năm, vào các buổi hoạt động người trời, các hoạt động tập thể, các ngày lễ như: khai giảng, chào mừng 26/3 Trò chơi: Bịt mắt bắt dê Tóm lại: Mỗi trò chơi phải phù hợp với không gian và thời gian thì mới phát huy được tác dụng của nó 2. Thứ hai: Khi tổ chức trò chơi dân gian chúng ta phải đảm bảo các nguyên tắc sau: 2.1. Nguyên tắc 1: Học sinh nắm và hiểu rõ tên, yêu cầu, nội dung và cách thức tổ chức trò chơi. + Tên trò chơi có tác dụng gây hứng thú cho học sinh khi chơi: vì vậy phải đảm bảo tất cả học sinh phải nắm được tên trò chơi. + Yêu cầu đối với trò chơi có tác dụng định hướng đối với quá trình tổ chức, vì vậy các em phải nắm chắc yêu cầu mới có thể tham gia chơi tích cực và phù hợp. + Nội dung trò chơi giúp cho học sinh biết cần làm gì trong khi chơi. + Cách thức tổ chức trò chơi giúp cho học sinh cần phải làm thế nào trong khi chơi. 2.2. Nguyên tắc 2: Bảo đảm phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh trong quá trình tổ chức chơi. Tùy vào điều kiện từng nơi để chúng ta tổ chức sao cho phù hợp, đối với học sinh trường TH Lũng Cao II do các em còn rụt rè nên tôi tổ chức như sau:  Giáo viên chọn, hướng dẫn và tổ chức trò chơi. Tổ chức vài lần yêu cầu HS chú ý sau đó để học sinh tự tổ chức trò chơi. Nếu Học sinh thực hiện được ta có thể tổ chức như sau:  Giáo viên chọn và hướng dẫn trò chơi, còn học sinh tự tổ chức trò chơi. 7